Đạt Phương huy động 300 tỷ trái phiếu khi đang đối mặt dư nợ vay cao ngất
Đạt Phương (DPG) lỗ gần 30 tỷ trong quý 3, mới chỉ hoàn thành 2% kế hoạch năm 2019. Tuy nhiên mới đây, công ty này đã “mạnh dạn” huy động 300 tỷ trái phiếu.
CTCP Đạt Phương (DPG) đã thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu năm 2019 cùng phương án vay vốn, bảo lãnh tại Vietinbank – chi nhánh Nam Thăng Long.
Chi tiết, Công ty dự kiến phát hành riêng lẻ trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo với giá trị tối đa 300 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng kể từ ngày chào bán. Lãi suất đợt trái phiếu lần này tối đa 11,5%/năm, lãi cụ thể do Chủ tịch HĐQT quyết định tại thời điểm phát hành dựa trên tình hình thực tế. Kỳ tính lãi 6 tháng/lần.
Tài sản đảm bảo là số cổ phần đang lưu hành và tự do chuyển nhượng của DPG, thuộc sở hữu của bên thứ 3 là Thành viên HĐQT, ban lãnh đạo cũng như người nội bộ Công ty, đảm bảo giá trị tài sản đảm bảo luôn ít nhất bằng 150% tổng giá trị trái phiếu phát hành dự kiến.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DPG của Đạt Phương trải qua 2 đợt sóng mạnh, 9 tháng ghi nhận mức tăng 54% thị giá lên 45.150 đồng/cp. Hiện, Đạt Phương đang khai thác dự án tại khu vực Hội An – Quảng Nam.
Dù cổ phiếu tăng nóng, Đạt Phương thậm chí báo lỗ 30 tỷ trong quý 3, luỹ kế 9 tháng chỉ thực hiện 2% chỉ tiêu năm.
Bất động sản là lĩnh vực đối mặt với rất nhiều rủi ro, đặc biệt từ chính sách trước chủ trương ngày càng siết chặt từ cơ quan Nhà nước. Chưa kể, với những doanh nghiệp kể trên dòng vốn không quá lớn, tài sản ghi nhận tỷ trọng cao tại các khoản phải thu, hàng tồn, dòng tiền không quá dồi dào… là những điểm cần lưu ý để đầu tư.
Với DPG, do những tham vọng lớn, Công ty hiện vẫn đang đối mặt với dư nợ vay cao ngất. Trong kỳ báo cáo kinh doanh mới đây, chi phí tài chính Công ty khá lớn (chủ yếu chi phí lãi vay) với 53,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước đã khiến Đạt Phương thua lỗ. Hiện tại, nợ phải trả của Đạt Phương lên tới 4.087 tỷ đồng, chiếm 80% tổng nguồn vốn công ty, trong đó nợ vay chiếm 2.513 tỷ đồng.Đà giảm doanh thu của Đạt Phương diễn ra trên tất cả các mảng kinh doanh chính như xây dựng, bán điện, bán hàng hóa, vật tư.
Video đang HOT
Lãi gộp trong kỳ của Đạt Phương chỉ đạt 35,2 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp ở mức khá thấp 13,4%, trong khi quý 3/2019 biên lãi gộp công ty lên tới 20,3%.
Dung Hoàng
Theo antt.nguoiduatin.vn
Ngân hàng và công ty bất động sản "marathon" phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Trong tổng số 178.732 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành 10 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 34,3%, ngân hàng chiếm 44,4%.
Ảnh minh họa.
Ai phát hành nhiều nhất trong tháng 10?
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2019, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành là 178.732 tỷ đồng (số liệu bao gồm cả các lô phát hành ra công chúng nhưng không bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm do chưa được công bố), theo báo cáo Thị trường tài chính tiền tệ của CTCP Chứng khoán SSI vừa công bố.
Trong đó, các ngân hàng thương mại vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 79.411 tỷ đồng (chiếm 44,4%), đứng sau là các doanh nghiệp bất động sản là 61.269 tỷ đồng (chiếm 34,3%), còn lại là các công ty phát triển hạ tầng, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp khác.
Tính riêng tháng 10/2019 có 17.071 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, nhưng chủ thể phát hành nhiều không phải là các ngân hàng thương mại mà thuộc về các công ty bất động sản với 9.349 tỷ đồng trái phiếu được phát hành.
Trong đó, riêng Công ty TNHH Vinametric (chủ sở hữu của khách sạn Saigon Prince Hotel) phát hành tổng cộng 3.705 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất thả nổi (kỳ đầu 10,5%/năm, các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu 3,65%/năm), kỳ trả lãi 6 tháng; toàn bộ đều do CTCP Chứng khoán Kỹ Thương làm đầu mối phát hành, lưu ký.
Đứng thứ 2 là CTCP Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Saigon) phát hành 1.850 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 11%/năm và toàn bộ do HDBS thu xếp phát hành, lưu ký.
Đối với nhóm ngân hàng, cả tháng 10 các ngân hàng thương mại chỉ phát hành thêm 2.781 tỷ đồng trái phiếu, trong đó có 1.000 tỷ đồng phát hành dưới hình thức chào bán ra công chúng của VietinBank, còn lại là các lô phát hành riêng lẻ của ABBank, SeABank, SHB, BacABank, HDBank, MBB.
Lượng phát hành này thấp hơn nhiều so với lượng phát hành trong các tháng trước đó mà cao điểm là trong tháng 9/2019.
Lãi suất trái phiếu ngân hàng bình quân trong tháng 10 tăng lên 7,6% do gần 60% lượng phát hành là các kỳ hạn từ 5 -10 năm.
Lãi suất bình quân các trái phiếu phát hành trong tháng 10 là 10,5%/năm, tăng tới 2,7%/năm so với mức bình quân trong tháng 9. Chủ yếu là do các ngân hàng thương mại giảm phát hành trong tháng 10 trong khi nhóm này có mức lãi suất bình quân thấp nhất.
Lãi suất phát hành TPDN của các nhóm, gồm các ngân hàng, trong tháng 10 đều tăng lên trong đó nhóm Bất động sản có mức lãi suất bình quân tháng 10 là 10,5%/năm, cao hơn nhiều so với mức 9,6%/năm của tháng 9.
Bên cạnh đó, cá biệt có lô phát hành hơn 1.400 tỷ đồng trái phiếu 5 năm của CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có mức lãi suất lên tới 20%/năm, do ACBS thu xếp phát hành.
Công ty chứng khoán là bên mua lớn nhất
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài mua khoảng 7,6% tổng lượng phát hành còn lại là các nhà đầu tư trong nước. Trong đó, có nhiều lô phát hành không có thông tin cụ thể mà chỉ chung chung là nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Với những lô có thông tin cụ thể, công ty chứng khoán là bên mua lớn nhất với tổng lượng mua 10 tháng 2019 là 31.427 tỷ đồng, chiếm 18% lượng phát hành trong đó hơn 80% là trái phiếu của các ngân hàng thương mại phát hành.
Các ngân hàng thương mại mua 12.000 tỷ đồng, hầu hết là của các doanh nghiệp bất động sản và phát triển hạ tầng.
Nguồn: HNX, Stoxplus, SSI tổng hợp.
Xét về số lượng tư vấn phát hành TPDN, 3 công ty chứng khoán có lượng tư vấn phát hành nhiều nhất 10 tháng 2019 là TCBS, VNDirect và MBS. Trong đó, TCBS có 27.000 tỷ đồng TPDN, chiếm tỷ trọng 17,3%, phần nhiều là các trái phiếu bất động sản.
VNDirect tư vấn phát hành hơn 21.000 tỷ đồng, tập trung nhiều vào trái phiếu ngân hàng. MBS chiếm gần 8% và cũng chủ yếu là trái phiếu bất động sản.
LAN ANH
Theo Bizlive.vn
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ế ẩm trong tháng 10 Báo cáo phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong nước tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tháng 10/2019 cho thấy, có 132 đợt đăng ký phát hành với giá trị 32.312 tỷ đồng. Tuy vậy, giá trị thực tế phát hành thành công chỉ đạt 16.947 tỷ đồng, bằng 52,4% so với đăng ký. Tỷ lệ này tiếp tục...