Đất nước mất 6 tháng tiêm vắc xin Covid-19 được 2% dân số
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Papua New Guinea tê liệt vì đại dịch Covid-19 và thông tin sai lệch, sự thờ ơ với vắc xin gây ra nhiều ca tử vong.
Trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Papua New Guinea sụp đổ dưới sức nặng của làn sóng Covid-19 thứ 3, tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia này vẫn ở mức rất thấp.
Hiện chỉ có khoảng 2% trong tổng 8,9 triệu dân của đất nước tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, quốc đảo ở châu Úc ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc mới mỗi ngày.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Papua New Guinea. Ảnh: Guardian
Sau khi số bệnh nhân Covid-19 giảm nhẹ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, nước này đã bước vào đợt dịch thứ ba vào tháng 9 năm nay.
Video đang HOT
Kể từ đó, số ca lây nhiễm mới hằng ngày đã tăng từ 100 lên mức cao nhất là 975 vào ngày 3/11. Tuy nhiên, các nhà chức trách tin rằng con số thực tế cao hơn do tỷ lệ xét nghiệm thấp.
Bác sĩ Glen Liddell Mola cho biết, ngay cả những người trẻ tuổi cũng đang chết vì virus SARS-CoV-2.
“Tôi đã làm trong ngành y 50 năm và không còn nhiều tình huống khiến tôi thấy sợ hãi. Nhưng chứng kiến những người trẻ tuổi chết vì Covid-19 đã có một tác động rất lớn đối với tôi. Họ chết vì suy hô hấp, họ không còn sức để thở thêm nữa”, bác sĩ Mola nói.
Tỷ lệ tiêm chủng của Papua New Guinea rất thấp so với các nước, vùng lãnh thổ láng giềng ở Thái Bình Dương. Nauru đã tiêm phòng cho toàn bộ người trưởng thành vào tháng 5, Fiji đạt hơn 80% và New Caledonia đạt 93%.
Hệ thống y tế quá tải và thiếu vắc xin bảo vệ của Papua New Guinea đang gây ra hậu quả chết người. Hiện tổng số ca tử vong do Covid-19 ở đây là 413 người khiến dịch vụ tang lễ gặp khó khăn.
Người phụ trách việc đối phó với đại dịch của đất nước, David Manning, gần đây đã cho phép chôn cất cùng lúc 200 thi thể sau khi nhà tang lễ ở Thủ đô Port Moresby quá tải.
Bất chấp sự hỗ trợ về vắc xin từ Australia, New Zealand, Mỹ và Trung Quốc, việc tiêm chủng vẫn khó khăn do người dân còn chần chừ do sự hiểu biết về khoa học ở mức độ thấp, niềm tin vào phép thuật và những điều mê tín.
Việc phân phối vắc xin gặp thách thức bởi địa hình đa dạng và dân số phân tán của đất nước.
Nhân viên y tế cũng e ngại với việc tiêm vắc xin Covid-19. Giám đốc điều hành Bệnh viện Đa khoa Port Moresby, bác sĩ Paki Molumi, thông tin, chưa đến 10% số y tá được tiêm chủng đầy đủ mặc dù bệnh nhân nhiễm Covid thường xuyên đến khám chữa.
“Làn sóng thứ ba đang tràn qua hầu hết các vùng của đất nước. Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng”, Tiến sĩ Molumi nói.
“Tỷ lệ tiêm chủng rất thấp khiến những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chịu nhiều áp lực. Chúng tôi không thể dự đoán con số của các ngày sau đó”.
Trung Quốc tăng cường vũ khí hóa sức mạnh thương mại
Trung Quốc đang tăng cường khả đa dạng hóa nguồn cung với nhiều loại tài nguyên thiên nhiên thiết yếu, một động thái có thể tăng cường khả năng của Bắc Kinh trong lấy thương mại làm vũ khí để đối đầu với các đối thủ địa chính trị - đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo do tổ chức tư vấn Verisk Maplecroft công bố ngày 18/3.
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Theo Verisk Maplecroft, nếu phải chỉ ra một điểm yếu của Trung Quốc, đó chính là sự phụ thuộc của nước này vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ngoài. Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn nhiều loại hàng hóa như dầu mỏ, quặng kim loại... và phần lớn đều phải nhập khẩu những mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu trong nước. Một cách để Bắc Kinh đa dạng hóa nguồn nhập khẩu chính là mua cổ phần trong các công ty nước ngoài.
Đơn cử, Verisk Maplecroft cho biết số lượng các công ty do Trung Quốc nắm quyền sở hữu tại các công ty chuyên về khai thác vàng, kim loại tại châu Đại Dương (Australia, Papua New Guinea, New Zealand, Fiji và nhiều quốc đảo khác) đã tăng từ con số không năm 2000 lên 59 vào năm ngoái. Đầu tư của Trung Quốc chiếm 22,6% tổng cổ phần do nước ngoài sở hữu tại những công ty này.
"Trung Quốc đang tìm cách tăng cường khả năng kiểm soát chuỗi cung toàn cầu thông qua đầu tư, lập quan hệ đối tác, liên doanh với nhiều tập đoàn quốc tế. Bắc Kinh ngay từ những năm 1990 đã hỗ trợ các công ty nhà nước trong định hướng vươn ra toàn cầu và thiết lập kiểm soát nguồn tài nguyên nền tảng ở nước ngoài", báo cáo của Verisk Maplecroft nhìn nhận.
Bắc Kinh đang tận dụng sức mạnh thị trường nội địa, coi đây là nguồn lực ngoại giao để tạo ưu thế trước các đối tác. Thông qua bảo đảm nguồn cung được đa dạng hóa, Trung Quốc sẽ ở thế mạnh khi thực hiện vũ khí hóa yếu tố thương mại trước các đối thủ địa chính trị, đồng thời khiến đối tác mới và cũ ngày càng bị lệ thuộc vào Bắc Kinh.
Theo Verisk Maplecroft, Trung Quốc sẽ không ngần ngại sử dụng thương mại để tạo ưu thế địa chính trị. Đơn cử là trường hợp Trung Quốc cấm nhập khẩu than đá từ Australia. Căng thẳng trong quan hệ hai nước gia tăng sau khi chính quyền Australia lên tiếng kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc COVID-19 bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Đáp trả, Bắc Kinh tung một loạt các đòn trừng phạt thương mại nhằm vào Australia. Than đá chỉ là một trong nhiều mặt hàng bị cản đường vào Trung Quốc, thông qua các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh, từ áp thuế, cho tới hạn chế và thậm chí là cấm nhập khẩu.
Bão Covid lại càn quét châu Âu Ác mộng Covid-19 quay trở lại châu Âu, khiến các cơ quan quản lý và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng". Theo WHO, số ca tử vong vì Covid-19 tuần qua tăng 10% ở khắp châu Âu. Đây cũng là khu vực duy nhất trên toàn cầu báo cáo cả ca nhiễm và tử vong cao...