Đất nông nghiệp tăng giá
Giá đất nông nghiệp ở các tỉnh vẫn tăng gấp đôi, gấp ba dù các phân khúc khác chững lại.
Trào lưu bỏ phố về quê hay bỏ phố lên rừng xuất hiện từ hơn một năm trước, đến nay khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ thực hiện cách ly xã hội nên nhiều người ở thành thị đổ về các tỉnh lân cận để tìm mua đất vườn, đất nông nghiệp làm nơi nghỉ ngơi cho gia đình trong mùa dịch.
“Bỏ phố về quê” làm giá đất tăng
Trước Tết âm lịch, chị Thiên Hồng (nhà quận 7, TP HCM) đã lên khu vực đồi chè Cầu Đất, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để tìm đất làm nhà vườn. Chị Hồng ngỡ ngàng khi thấy những thửa đất có đường ô tô cách TP Đà Lạt đến 20-25 km được chào giá từ 700 triệu đồng đến cả tỉ đồng/sào (1.000 m2). Những thửa ở sâu hơn, chỉ có đường xe máy giá cũng 400-500 triệu đồng/sào.
Người dân trong khu vực cho biết khoảng 1 năm trở lại đây, do có nhiều người từ nơi khác đến mua đất nông nghiệp để làm vườn hoặc mua đi bán lại khiến giá đất tăng vọt từng ngày. Đặc biệt, một số nơi trong tỉnh Lâm Đồng, giá đất nông nghiệp đã tăng gấp 3 lần so với những năm trước. Điển hình tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, giá 1 sào trước đây có 700 triệu đồng, hiện đã lên trên 3 tỉ đồng. Còn những khu đất gần quốc lộ, giá đến 6 tỉ đồng/sào.
Người môi giới dẫn khách đi xem đất ở tỉnh Lâm Đồng Ảnh: QUÝ LÂM
Tại khu vực giáp hồ Sông Ray, thuộc xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, giá đất cũng sốt không kém. Vài tuần trước, khi khách định đến chốt cọc miếng đất 5.000 m2 giá 340 triệu đồng/sào thì chủ đất đã tăng lên giá 400 triệu đồng/sào.
Ở một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp… giá đất lúa, đất vườn cũng tăng nhanh thời gian qua bất chấp dịch bệnh. Như huyện Cai Lậy (Tiền Giang), giá đất lúa 1 năm trước phổ biến khoảng 200-230 triệu đồng/sào, hiện tại đã tăng lên 350-400 triệu đồng/sào. Đặc biệt, những ruộng lúa vị trí đẹp, gần đường lớn giá lên tới 500-600 triệu đồng. Còn đất vườn trồng sầu riêng, cam, chôm chôm, mít… giá cũng vọt lên 800 triệu đến 1,3 tỉ đồng/sào.
Trong khi đó, đất nông nghiệp ở các khu vực gần TP HCM, như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), theo khảo sát của chúng tôi đều lên rất cao, khoảng 2 – 2,5 tỉ đồng/sào.
Anh Tuấn, môi giới ở khu vực Cầu Đất, cho biết giá đất nông nghiệp trên địa bàn tăng liên tục trong hơn 1 năm qua. Từ sau Tết nguyên đán có dấu hiệu đứng lại do dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá đứng là do khách không đi xem đất được chứ họ vẫn liên lạc lại để hỏi mua rất nhiều. “Khách kêu tìm sẵn đất để qua cách ly họ đi xem. Trong khi đó, đất ngày càng hiếm nên chắc chắn sau dịch giá sẽ còn tăng nữa” – anh Tuấn dự đoán.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, nhiều người mua đất nông nghiệp, đất vườn trong hơn 1 năm trở lại đây đều thừa nhận giá tăng gấp đôi, gấp 3 lần nên dù mua để dành làm nhà vườn hay đầu tư, đến khi bán đều không ai lỗ. Đặc biệt, lượng người tìm mua càng ngày càng tăng nên đã thu hút nhiều người môi giới đi “săn” đất để bán lại, đẩy giá tăng lên.
Của để dành!
Ông Đoàn Quý Lâm, quản lý (admin) của nhóm Bỏ Phố Về Rừng trên mạng xã hội, cho biết chỉ vài tuần trở lại đây, lượng thành viên tham gia nhóm đã tăng vọt. Hầu hết thành viên đều có nhu cầu tìm mua đất nông nghiệp, đất vườn ở các tỉnh, nhất là khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông…. để trồng trọt hay làm nhà vườn. “Nhiều người có tâm lý muốn tìm một nơi có thể tự trồng trọt, sống một cuộc sống bình yên nếu dịch Covid-19 kéo dài. Xu hướng này đã manh nha vài năm trước nhưng rõ nhất trong đại dịch này. Tôi tin sau dịch, nhu cầu tìm đất nông nghiệp sẽ rất nhiều và giá đất sẽ không chững lại” – ông Lâm chia sẻ.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, cho biết từ cuối năm 2019, một số nhà đầu tư đã có xu hướng trích ra khoảng 5% – 10% ngân sách để mua những lô đất lớn, đất vườn hoặc trang trại nhỏ ở các tỉnh lân cận TP HCM. Đây là một phân khúc đầu tư an toàn, giống như của để dành. Đến nay, khi nỗi lo dịch bệnh tăng cao, xu hướng này càng được nhiều người chú ý. “Hiện nay, nhiều người sở hữu xe hơi riêng nên việc ra ngoài tỉnh mua đất có vườn, có ao cá, vườn rau, cây trái… với giá từ 1-5 tỉ đồng để tự giãn cách xã hội không phải là chuyện khó. Vì thế, đầu tư vào đất vườn, trang trại… sẽ trở thành một xu hướng rõ nét hơn thời gian sau dịch” – ông Quang nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, khi mua đất nông nghiệp, nhà vườn, nhà đầu tư cần lưu ý phải hội đủ các yếu tố: có thể di chuyển không quá xa TP HCM, khí hậu phù hợp và phải mang tính nghỉ dưỡng, tính đến yếu tố lâu dài và cần có kế hoạch tài chính phù hợp.
Một chuyên gia bất động sản khác cho rằng người Việt Nam luôn có thói quen tích trữ tài sản bất động sản. Tuy nhiên, thời gian qua do có nhiều vụ lừa đảo bán đất nền xảy ra, nhiều người bị mất tiền nên người dân có tâm lý lo sợ khi mua đất nền. Còn những phân khúc khác như biệt thự hay nhà phố đòi hỏi số tiền đầu tư lớn, căn hộ chung cư chủ yếu để ở, khả năng sinh lời thấp. Trong khi đó, đất nông nghiệp, đất vườn lúc nào cũng có nhu cầu. Đặc biệt, trong mùa dịch, nhiều người có ngôi nhà ở quê hay ở các tỉnh để đi về, khiến cho nhiều người nghĩ đến phân khúc này nhiều hơn. Chắc chắn điều này sẽ thu hút người dân đổ về tỉnh kiếm đất, nhất là những khu vực gần TP HCM, có vị trí thuận lợi…
Sơn Nhung
VEPR: Tăng trưởng GDP cả Quý 2 và Quý 3 của Việt Nam đều dự báo âm trong kịch bản trung tính
Trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam trong Quý 1 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo tăng trưởng âm trong Quý 2, với dấu hiệu khá rõ ràng từ chỉ số PMI tháng 3 giảm sâu dưới ngưỡng 50 điểm. Với kịch bản trung tính, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ âm trong cả Quý 2 và Quý 3, với tăng trưởng Quý 2 âm 4,9% và tăng trưởng Quý 3 âm 1,1%, VEPR dự báo.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vốn là trụ đỡ của nền kinh tế trong Quý 1 với mức tăng trưởng 7,12%, sẽ tăng trưởng âm trong Quý 2, dù với kịch bản tích cực nhất, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý 1 năm 2020" sáng 13/4.
Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam 2020, VEPR đưa ra 3 kịch bản, đuơc xay dưng dưa tren 3 kich ban vê kha nang kiêm soat bẹnh dich trong nuơc va tren thê giơi. Cụ thể:
- Kịch bản 1 - lạc quan
Giả định: Bẹnh dich trong nuơc đuơc không chê hoan toan vao giưa thang 5 va hoat đọng kinh tê dân trơ lai binh thuơng. Trong khi đo, thê giơi cung băt đâu nơi dân cac biẹn phap phong toa. Tuy nhien cac hoat đọng kinh tê, đạc biẹt la trong linh vưc dich vu, vân con de dạt va chi dân hôi phuc băt đâu vao cuôi Quy 2/2020.
PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR, chia sẻ tại tọa đàm.
Với kịch bản này, tac đọng xâu nhât cua Covid-19 roi vao Quý 2, nên kinh tê băt đâu hôi phuc vao nưa cuôi Quý 2.
Trong Quý 2, lĩnh vực Nong nghiẹp, lam nghiẹp và thuy san co thê co mưc tang truơng am (giam 2-3%); Khai khoang tang truơng am trong ca nam.
Trong đó, ngành chê biên - chê tao co thê co mưc tang truơng am.
" Mặc dù ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong Quý 1 có mức tăng trưởng cao với 7,12%. Tuy nhiên trong quý 2, tôi cho rằng đây là ngành sẽ chịu mức tăng trưởng âm. Chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua) tháng 3 đã sụt giảm còn gần 42 điểm, dự báo triển vọng tăng trưởng thấp trong ngành chế biến chế tạo của Việt Nam", PGS.TS. Phạm Thế Anh cho biết.
Trong khu vưc 3 - dịch vụ, bi anh huơng nạng nhât gôm vạn tai và kho bai, dich vu luu tru và an uông, nghẹ thuạt và giai tri (mưc giam tư 20-50%). Y tê, truyên thong hay tài chính - ngân hàng - bảo hiểm la nhưng nganh duy tri tang truơng kha do nhưng hoat đọng lien quan đên phong chông bẹnh dich.
Theo kịch bản này, tăng trưởng Quý 2 sẽ âm 3,3%, nền kinh tế khởi sắc từ Quý 3 với tăng trưởng GDP 7,2%. GDP cả năm tăng trưởng ở mức 4,2%.
- Kịch bản 2 - trung tính
Giả định: Bẹnh dich trong nuơc keo dai va chi đuơc không chê hoan toan vao nưa sau Quy 3/2020. Trong thơi gian nay, thê giơi tiêp tuc cac biẹn phap gian cach xa họi do sư tai phat cua bẹnh dich ơ nhiêu trung tam kinh tê tai chinh quan trong. Cac hoat đọng kinh tê tren thê giơi chi dân trơ lai binh thuơng băt đâu vao cuôi Quy 3/2020.
Theo đó, tăng trưởng GDP sẽ âm trong cả Quý 2 và Quý 3, với lĩnh vực Nong nghiẹp, lam nghiẹp và thuy san co thê co mưc tang truơng am (giam 1,5-4%); Khai khoang tang truơng am trong ca nam; Chê biên chê tao keo dai mưc tang truơng am trong Quý 2 và 3.
Trong khu vưc dịch vụ, bi anh huơng nạng nhât gôm vạn tai & kho bai, dich vu luu tru & an uông, nghẹ thuạt & giai tri (mưc giam tư 25-70%).
Theo kịch bản này, tăng trưởng GDP Quý 2 sẽ âm 4,9%, tăng trưởng Quý 3 âm 1,1%. Dự báo cả năm, tăng trưởng GDP ở mức 1,5%.
- Kich ban 3 - bi quan
Giả định: Bẹnh dich trong nuơc keo dai va chi đuơc không chê toan toan vao nưa sau Quy 4/2020. Trong thơi gian nay, thê giơi tiêp tuc cac biẹn phap gian cach xa họi do sư tai phat cua bẹnh dich ơ nhiêu trung tam kinh tê tai chinh quan trong.
Với kịch bản này, tac đọng xâu cua Covid-19 keo dai tơi tạn Quy 4, nên kinh tê băt đâu hôi phuc vao nưa cuôi Quy 4/2020.
Tăng trưởng GDP Quý 2 dự báo âm 5,1%, tăng trưởng Quý 3 âm 5,3%. Dự báo cả năm, tăng trưởng GDP ở mức âm 1%.
Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, phương pháp tính toán của VEPR dựa vào bảng tỷ trọng và mức tăng trưởng của những năm trước đây của từng ngành cấp 1 trong 3 khu vực Nông - lâm - thủy sản, khu vực Công nghiệp và xây dựng, và khu vực Dịch vụ để xem xét mức sụt giảm, triển vọng của từng ngành; sau đó dựa trên tỷ trọng từng ngành để cho ra con số tăng trưởng của quý, từ đó tính toán ra số liệu tăng trưởng của năm.
Bảo Bảo
Ba kịch bản tăng trưởng và đề xuất hỗ trợ nền kinh tế Dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp khiến kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam đảo lộn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu dịch bệnh kéo dài đến hết quý 2, Chính phủ cần có biện pháp "giải cứu" nền kinh tế như bơm thêm tiền cho hệ thống ngân hàng, mua lại nợ của doanh nghiệp, tránh sự...