Đặt niềm tin vào Fed, giới đầu tư tự tin xuống tiền
Fed sẽ có cuộc họp kéo dài 2 ngày bắt đầu tư thứ Ba này và giới đầu tư tin rằng, cơ quan này sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp lần này.
Ảnh AFP
Đà tăng của phố Wall tiếp tục được duy trì trong phiên giao dịch đầu tuần mới nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng và công nghệ. Tuy nhiên, đà tăng của phố Wall bị hãm bớt bởi đà giảm của cổ phiếu Facebook và Beoing.
Cổ phiếu Facebook giảm 3,4% sau khi Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết, tại một thời điểm nào đó, khối này sẽ phải điều tiết các công ty truyền thông xã hội và công nghệ lớn để bảo vệ công dân.
Còn cổ phiếu Beoing mất 1,8% khi hãng sản xuất máy bay lớn nhất nước Mỹ này phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng sau vụ tai nạn máy báy của hãng hàng không Ethiopia ngày 10/3 vừa qua.
Giới đầu tư cũng đang hướng tới cuộc họp 2 ngày bắt đầu tư ngày thứ Ba (19/3) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nhiều dự đoán cho biết, Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp này.
Kết thúc phiên 18/3, chỉ số Dow Jones tăng 65,23 điểm ( 0,25%), lên 25.914,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tămg 10,46 điểm ( 0,37%), lên 2.832,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 25,95 điểm ( 0,34%), lên 7.714,48 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, phản ứng với thông tin 2 ngân hàng lớn nhất Đức sáp nhập giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng, hỗ trợ cho thị trường khu vực. Trong đó, chứng khoán Anh tăng mạnh nhất nhờ thông tin Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu lần 2 với kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May sau khi đã bác bỏ một Brexit không thỏa thuận trước đó. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu của các nhà cung cấp cho Apple giảm sau khi Apple Synaptics Inc cho biết lợi nhuận quý III thấp hơn dự báo do nhu cầu giảm của Trung Quốc khiến chứng khoán Đức đóng cửa tỏng sắc đỏ, chứng khoán Pháp cũng chỉ có được sắc xanh nhạt.
Kết thúc phiên 18/3, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 70,91 điểm ( 0,98%), lên 7.299,19 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 28,63 điểm (-0,25%), xuống 11.657,06 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 7,51 điểm ( 0,14%), lên 5.412,83 điểm.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán châu Á, đà tăng của nhóm cổ phiếu chip trên phố Wall, cùng với việc khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào giữa tuần này giúp nhóm cổ phiếu công nghệ trên thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng théo, kéo Nikkei 225 tiếp tục tăng điểm trong phiên đầu tuần mới. Cùng hưởng ứng với việc Fed không tăng lãi suất và các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh, chứng khoán Trung Quốc có phiên nhảy vọt gần 2,5%, kéo chứng khoán Hồng Kông tăng gần 1,4% trong phiên đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 18/3, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 133,65 điểm ( 0,62%), lên 21.584,50 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 74,67 điểm ( 2,47%), lên 3.096,42 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 396,75 điểm ( 1,37%), lên 29.409,01 điểm.
Trên thị trường vàng, sau khi giảm trong phiên châu Á, giá đã đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch châu Âu, nhưng hạ nhiệt dần trong nửa cuối phiên Mỹ, đóng cửa ít thay đổi khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Fed.
Kết thúc phiên 18/3, giá vàng giao ngay tăng 1,0 USD ( 0,08%), lên 1.303,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 giảm 1,4 USD (-0,11%), xuống 1.301,5 USD/ounce.
Với việc OPEC kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng đến hết năm 2019 đã giúp giá dầu nhanh chóng đảo chiều tăng trở lại trong phiên đầu tuần mới, lên mức cao nhất 4 tuần. Ngoài ra, thông tin kho dự trữ tại Cushing, Okahoma của Mỹ giảm 1,08 triệu thùng trong tuần trước cũng hỗ trợ cho giá vàng.
Kết thúc phiên 18/3, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,57 USD ( 0,97), lên 59,09 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,38 USD ( 0,60%), lên 67,54 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hứng khởi với kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh tích cực của các ngân hàng vừa công bố, cùng với dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ giúp phố Wall lên mức cao nhất 1 tháng.
Ảnh AFP
Đà tăng của phố Wall tiếp tục được duy trì trong phiên thứ Tư, đưa các chỉ số chính của thị trường lên mức cao nhất 1 tháng sau kết quả kinh doanh tích cực của Bank of America và Goldman Sachs được công bố, thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.
Trong phiên thứ Tư, cổ phiếu của Goldman Sachs tăng 9,5%, mức tăng mạnh nhất trong gần 10 năm sau khi công bố doanh thu và lợi nhuận vượt dự báo.
Tương tự, cổ phiếu Bank of America tăng 7,2%, mức tăng mạnh nhất 6 năm rưỡi sau khi ngân hàng công bố báo cáo lợi nhuận quý IV cao hơn dự kiến nhờ tăng trưởng trong cho vay.
Đà tăng của 2 đại gia ngân hàng này giúp chỉ số S&P tài chính tăng 2,2%, riêng chỉ số ngân hàng tăng 2,7%.
Cũng tăng mạnh sau khi báo cáo kết quả kinh doanh tích cực là United Continental Holdings Inc với mức tăng 6,4% sau khi công bố lợi nhuận quý vượt kỳ vọng.
Giới đầu tư còn được hỗ trợ bởi báo cáo đưa ra hôm thứ Tư của Fed cho thấy, thị trường lao động tích cực trên khắp nước Mỹ khi các doanh nghiệp cạnh tranh tuyền công nhân ở tất cả các trình độ và tiền lương tăng trưởng vừa phải.
Tuy nhiên, đà tăng bị hãm lại về cuối phiên khi
Kết thúc phiên 16/1, chỉ số Dow Jones tăng 141,57 điểm ( 0,59%), lên 24.207,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,80 điểm ( 0,22%), lên 2.616,10 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 10,86 điểm ( 0,15%), lên 7.034,69 điểm.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán châu Âu, việc thỏa thuận Brexit không được Quốc hội Anh thông qua lại được giới phân tích đánh giá tích cực cho thị trường, nên giúp chứng khoán khu vực duy trì đà tăng, ngoại trừ giới đầu tư trên thị trường chứng khoán London thận trọng chờ đợi cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với Thủ tướng Anh Theresa May. Tương tự phố Wall, nhóm ngân hàng trên thị trường chứng khoán châu Âu cũng tăng mạnh, hỗ trợ tích cực cho thị trường.
Kết thúc phiên 16/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 32,34 điểm (-0,47%), xuống 6.862,68 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 39,45 điểm ( 0,36%), lên 10.931,24 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 24,57 điểm ( 0,51%), lên 4.810,74 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, áp lực chốt lời khiến chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm trở lại trong phiên thứ Tư. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, chứng khoán Trung Quốc đại lục gần như không đổi dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng để tăng tính thanh khoản của các ngân hàng.
Kết thúc phiên 16/1, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 112,54 điểm (-0,55%), xuống 20.442,75 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải gần như không đổi ở mức 2.570,42 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 71,81 điểm ( 0,27%), lên 26.902,10 điểm.
Giá vàng giằng co trong phiên châu Á và châu Âu, sau đó tăng vọt trong phiên Mỹ đóng cửa với sắc xanh khi giới đầu tư chờ đợi cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với Thủ tướng Anh Theresa May.
Kết thúc phiên 16/1, giá vàng giao ngay tăng 4,1 USD ( 0,32%), lên 1.293,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 5,4 USD ( 0,42%), lên 1.293,8 USD/ounce.
Giá dầu thô tiếp tục tăng với sự hỗ trợ từ dữ liệu kinh tế tích cực và việc OPEC cùng các đối tác cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, đà tăng bị hãm lại sau đó do dữ liệu vừa công bố cho thấy hàng tồn kho của Mỹ tuần trước tăng kỷ lục.
Cụ thể, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ tuần trước tăng 11,9 triệu thùng/ngày do xuất khẩu tăng gần mức kỷ lục 3 triệu thùng/ngày. Các kho dự trữ nhiên liệu của Mỹ cũng có tuần tăng thứ 4 liên tiếp.
Kết thúc phiên 16/1, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,15 USD ( 0,29%), lên 52,26 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,66 USD ( 1,09%), lên 61,30 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Fed khiến giới đầu tư lo sợ Đang duy trì đà tăng khá tốt trong phiên sáng thứ Tư, giới đầu tư đã ồ ạt bán ra trong phiên chiều sau khi có kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Ảnh AFP Sau phiên hồi phục nhẹ trước đó, phố Wall tiếp tục duy trì sắc xanh khá tốt trong phiên giao dịch sáng thứ...