Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bệnh nhân 94 tuổi bị nhồi máu cơ tim, loạn nhịp chậm
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân C.M.T. (94 tuổi, trú tại Tiền Giang) bị rối loạn nhịp chậm trên nền nhồi máu cơ tim cũ.
Các bác sĩ tiến hành can thiệp điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng chóng mặt, đau ngực, khó thở. Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã nhanh chóng thăm khám và thực hiện cận lâm sàng cần thiết.
Kết quả điện tim ghi nhận bệnh nhân có tình trạng rối loạn nhịp chậm, các bác sĩ chỉ định đặt máy holter điện tim 24h. Sau 24h, ghi nhận bệnh nhân có tình trạng rung nhĩ, có lúc đáp ứng thất chậm 3 giây (trong vòng 3 giây không có nhịp tim).
Đây là tình trạng nguy hiểm có nguy cơ ngưng tim bất cứ lúc nào. Nên các bác sĩ đã tư vấn giải thích với người nhà và bệnh nhân cần phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Ngay sau đó, bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn để giữ cho nhịp tim ổn định. Sau 2 giờ thực hiện, hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đang dần hồi phục và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Video đang HOT
Bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe sau đặt máy tạo nhịp. Ảnh: BVCC
Điều đặc biệt hơn, bệnh nhân đã được cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp cách đây 2 năm tại bệnh viện, được tiến hành đặt stent động mạch vành trái cấp cứu, cứu sống bệnh nhân trong vòng 30 phút. Qua can thiệp tình trạng sức khỏe bệnh nhân cải thiện dần và dần sinh hoạt lại bình thường.
Nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim là một trong những bệnh lý tim mạch nặng, có nguy cơ đột tử và tàn phế rất cao nếu không được xử trí can thiệp kịp thời, đặc biệt đối với bệnh nhân trên 90 tuổi nguy cơ tử vong lên đến 90%.
Theo các bác sĩ, rối loạn nhịp tim xảy ra ở mọi lứa tuổi biểu hiện rất đa dạng: chóng mặt, hồi hộp, ngất, thậm chí có thể đột tử vì vậy khi có những triệu chứng trên nên đến các cơ sở y tế để tầm soát, kiểm tra tình trạng rối loạn nhịp.
Nhồi máu cơ tim, bệnh nhân ngưng thở trước cửa phòng cấp cứu
Người đàn ông 43 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, ngưng tim, được các bác sĩ Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cứu sống.
Sáng 28/3, anh Trịnh Hoài Thanh Phong, ngụ TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đột ngột đau tức ngực, khó thở, ngã gục trước cửa nhà. Người thân đưa anh tới cấp cứu tại một phòng khám gần đó. Lúc này, anh tỉnh lại, giao tiếp được nhưng bắt đầu lơ mơ, yếu liệt, diễn biến nặng dần.
Nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, anh được xe cứu thương đưa đến Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, cách nhà khoảng 10 km. Khi xe vừa đỗ trước cửa phòng cấp cứu, anh co giật mạnh, thở ngáp rồi rơi vào hôn mê, tim ngừng đập, không bắt được mạch.
Mạch máu bệnh nhân trước can thiệp (trái) và sau can thiệp đặt stent mạch vành tái thông. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Ngay lập tức, các bác sĩ hồi sức tim phổi cho bệnh nhân, vừa ép tim, vừa bóp bóng hỗ trợ hô hấp. Khoảng 7 phút sau, trái tim đập yếu ớt trở lại, anh Phong thở máy, tình trạng vẫn rất nguy kịch. Xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, nguy cơ tử vong thường trực, bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện.
Là ngày nghỉ, không có lịch trực, bác sĩ Lê Duy Lạc, Phó trưởng khoa Hồi sức Tim mạch ở nhà. Đang chuẩn bị đưa con đi ăn sáng, bác sĩ Lạc nhận được điện thoại từ đồng nghiệp, vội vã vào bệnh viện. 20 phút sau nhập viện, bệnh nhân được đưa lên phòng thông tim.
"Áp lực lớn nhất của chúng tôi là thời gian cực gấp gáp và diễn tiến bệnh nặng nhanh. Thời gian lúc này không phải là vàng mà là kim cương, vì can thiệp trễ phút nào, nguy cơ tim ngừng đập trở lại ngay phút đó", bác sĩ Lạc ngày 30/3 nhớ lại.
Sau khi thông tim chụp động mạch vành, các bác sĩ xác định mạch máu lớn nhất dẫn máu vào tim bệnh nhân bị tắc nghẽn 100%, dẫn đến cơn ngừng tim nhanh. Chỉ trong 30 phút, các bác sĩ đã đặt stent mạch vành, tái thông hoàn toàn mạch máu tắc nghẽn. May mắn bệnh nhân không tái ngừng tim khi bác sĩ làm thủ thuật.
Anh Phong giơ ngón tay cái, ra dấu "chiến thắng" khi bác sĩ tới thăm bệnh sáng 30/3. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Hiện, anh Phong đã tỉnh táo, cai máy thở, giao tiếp tốt và có thể vận động nhẹ nhàng. Bác sĩ Lạc cho rằng nhờ quá trình cấp cứu tốt, nên dù tim ngừng đập, não bệnh nhân vẫn được tưới máu. Do đó, hậu phẫu, bệnh nhân không bị bất kỳ di chứng tổn thương não. Dự kiến anh xuất viện trong vài ngày tới.
Chia sẻ với VnExpress , anh Phong cho biết lúc lên xe cứu thương chuyển đến bệnh viện Thủ Đức là anh ngất lịm, từ đó không nhớ gì. Khi gia đình vào thăm, anh mới biết mình vừa "bước qua cửa tử".
"Nếu không có các bác sĩ cứu chữa kịp thời, chắc chắn tôi đã chết. Tôi và gia đình vô cùng biết ơn các anh chị đã tái sinh cuộc đời của tôi", anh Phong xúc động nói.
Theo bác sĩ Lạc, chỉ số mỡ máu của bệnh nhân khi ấy tăng rất cao, gấp 10 lần người bình thường. Thêm nữa, bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá nhiều năm. Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp. Thời gian tới, anh Phong cần uống thuốc điều trị sau can thiệp mạch vành kéo dài, tuân thủ lịch tái khám, cai thuốc lá, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để giảm mỡ máu.
Hai tuần trước, bác sĩ Lạc và đồng nghiệp cũng cấp cứu thành công cho bà Sáu, một người bán vé số có hoàn cảnh khó khăn, bị nhồi máu cơ tim cấp, tiên lượng tử vong. Bác sĩ đã bán giúp bà cụ 150 tờ vé số, tài sản lớn nhất của vợ chồng bà. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của bệnh viện và các mạnh thường quân, bà Sáu được miễn phí viện phí cho hai lần đặt stent nong mạch vành bị hẹp và có một khoản nhỏ trang trải sinh hoạt cho những ngày dưỡng bệnh.
Cứu sống 4 bệnh nhân nhồi máu cơ tim, ngưng tim hy hữu Sáng 26-3, BS Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn - Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: các bác sĩ bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngưng tim từ tuyến trước. Theo đó, bà L.T.T. (62 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) đột...