Đặt mật khẩu theo gợi ý của FBI, tránh bị hacker “ghé thăm’
Người dùng nên đặt mật khẩu theo một chuỗi dài ít nhất 15 ký tự, không dùng dãy số hay chữ đơn giản để tránh nguy cơ bị tấn công.
Trong số các vụ rò rỉ dữ liệu và thông tin cá nhân gần đây, nhiều người dùng công nghệ bị phát hiện vẫn đang sử dụng password (mật khẩu) có dạng dãy số đơn giản như “1234″ hoặc “***1234″.
Mặc cho giới công nghệ thông tin và bảo mật đều khuyên đặt mật khẩu an toàn, dài hơn để tránh bị hack, lượng lớn người dùng vẫn gắn bó với những mật khẩu yếu này. Họ cho rằng thật khó để ghi nhớ mật khẩu phức tạp, và thậm chí còn áp dụng cách đặt đơn giản cho cả tài khoản email và ngân hàng.
Mật khẩu ngắn, đơn giản thường dễ bị các hacker tấn công.
Video đang HOT
Dữ liệu bởi SplashData vào tháng 12 công bố, mật khẩu “123456″ tiếp tục là mật khẩu tồi tệ nhất được sử dụng trong năm 2019. Tiếp theo là “123456789″, “qwerty” và “password”.
Theo FBI, thay vì sử dụng mật khẩu tiêu chuẩn, dãy số hay chữ đơn giản, người dùng internet nên cân nhắc đặt mật khẩu dài 15 ký tự. Chuỗi mật khẩu này không cần phức tạp nhưng nên bao gồm cả chữ cái, số và ký tự khiến các hacker khó có thể bẻ khóa. Tất nhiên bạn cần sắp xếp hợp lý theo các gợi ý quan trọng để không quên mật khẩu của mình.
Ví dụ cho một mật khẩu mạnh là cụm từ “HackerHayTranhXa2020″, an toàn hơn là một cụm mật khẩu kết hợp nhiều từ không liên quan.
FBI khuyên người dùng nên đặt mật khẩu không cần quá phức tạp nhưng cần gồm ít nhất 15 ký tự.
Dựa trên các khuyến nghị của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ (NIST), FBI cũng khuyến cáo người dùng nên kiểm tra tài khoản qua các công cụ trực truyến để biết mật khẩu của họ có đang bị hack hay không. Bởi hiện nay, các tổ chức không còn sử dụng gợi ý mật khẩu hoặc yêu cầu thay đổi mật khẩu khi phát hiện thấy tài khoản của người dùng bị xâm nhập trái phép.
Theo kiến thức
Mật khẩu dài được đánh giá cao hơn mật khẩu phức tạp
Mật khẩu dài chứa nhiều ký tự, kể cả đơn giản, được FBI đánh giá an toàn hơn mật khẩu ngắn có ký tự phức tạp.
"Thay vì sử dụng một mật khẩu ngắn, phức tạp, khó nhớ, hãy cân nhắc sử dụng cụm mật khẩu dài hơn. Điều này liên quan đến việc kết hợp nhiều từ thành một chuỗi dài, ít nhất 15 ký tự", một chuyên gia bảo mật nói tại buổi tư vấn công nghệ hàng tuần ở văn phòng Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI). "Mật khẩu càng dài càng khó bị bẻ khóa, trong khi nó cũng giúp bạn dễ nhớ hơn".
Mật khẩu nhiều ký tự, kể cả đơn giản, được FBI khuyên dùng. Ảnh: Zdnet.
Trong hơn một thập kỷ qua, đã có tranh cãi cho rằng một mật khẩu với càng nhiều ký tự càng tốt, kể cả ký tự đơn giản liệu có an toàn bằng một mật khẩu ngắn với đầy đủ ký tự đặc biệt, chữ in hoa, in thường và chữ số.
FBI nghiêng về ý kiến đầu tiên. Theo chuyên gia của tổ chức này, khi mật khẩu càng dài, hệ thống bẻ khóa cần nhiều thời gian và tài nguyên để tính toán hơn. Trong khi đó, mật khẩu ngắn hơn chứa nhiều ký tự và số thường khó nhớ và có thể bị giải mã nhanh hơn.
Một nghiên cứu học thuật đăng trên arXiv vào năm 2015 cũng từng ủng hộ lập luận của FBI. Báo cáo giải thích rằng "hiệu ứng tăng chiều dài chuỗi ký tự trong bảng chữ cái có tác dụng tăng thêm độ phức tạp cho chính nó".
Tuy nhiên, FBI cũng cho rằng không nên đặt mật khẩu quá đơn giản. Thay vào đó, họ có thể sử dụng cách đang phổ biến có tên XKCD - ẩn ý cho cả một cụm mật khẩu bằng một hoặc nhiều từ không có ngữ âm hoặc nghĩa rõ ràng nhưng vẫn dễ nhớ.
Năm 2017, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST - cơ quan thuộc bộ phận Quản trị Công nghệ của Bộ Thương mại Mỹ) cũng thúc giục các dịch vụ web nên hỗ trợ XKCD thay vì dùng các loại mật khẩu khác. Hướng dẫn của tổ chức này hồi tháng 11/2019 cũng khuyến khích người dùng nên sử dụng thử cụm mật khẩu thay vì từ ngữ đơn lẻ.
Theo vnexpress
Kịch bản nào khiến camera an ninh nhà Văn Mai Hương bị hack? Ít người ngờ được rằng việc lắp camera an ninh có thể sẽ khiến bản thân và những người thân trong gia đình bị theo dõi ngược. Ca sĩ Văn Mai Hương mới đây bị hacker phát tán một số đoạn video nhạy cảm trích xuất từ camera an ninh trong nhà. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên những vụ...