Đặt JJ bàng quang cứu bé trai nhiễm trùng khối tụ dịch lớn ở thận
Nhằm tránh một cuộc mổ lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhi, các bác sĩ đã quyết định soi bàng quang đặt JJ bàng quang (niệu quản ngược dòng) và đã cứu thành công bé trai bị nhiễm trùng khối tụ dịch lớn quanh thận.
Bệnh nhi được soi bàng quang đặt JJ ngược dòng – Ảnh: BVCC
Ngày 28.8, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay đã điều trị thành công tình trạng nhiễm trùng khối tụ dịch lớn quanh thận sau chấn thương thận không đáp ứng với điều trị nội khoa ở một bé trai bằng phương pháp soi bàng quang đặt JJ bàng quang, giúp bệnh nhi thoát khỏi một cuộc phẫu thuật lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh nhi là bé trai N.T.T. (7 tuổi, quê ở Tiền Giang). Bé trai này được chuyển từ tuyến dưới đến Bệnh viện Nhi đồng 2 với chẩn đoán ban đầu là chấn thương thận phải.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ở đây biết được trước đó, cháu bé này bị xe máy tông vào hông lưng phải, sau tai nạn bệnh nhi vẫn tỉnh táo nhưng than đau bụng vùng hông phải và tiểu máu.
Các bác sĩ xác định đây là một bệnh lý cấp tính có thể ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhi nên tiến hành thăm khám một cách toàn diện nhằm loại trừ các thương tổn khác kèm theo. Sau đó, bệnh nhi được siêu âm và chụp CT-scan thì kết quả cho thấy bệnh nhi bị chấn thương thận phải kín độ III-IV.
Lúc đầu các bác sĩ nhận định đây là một bệnh lý chấn thương có thể theo dõi điều trị nội khoa. Tuy nhiên qua thời gian điều trị nội khoa tại khoa Niệu vẫn không hiệu quả, bệnh nhi thường xuyên sốt cao kèm lạnh run, than đau bụng.
Bác sĩ Phan Nguyễn Ngọc Tú – Khoa Niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ: “Trong quá trình điều trị, bệnh nhi được truyền 3 đơn vị máu, kháng sinh, và giảm đau. Qua 3 tuần điều trị, tình trạng huyết động học của bệnh nhi có ổn định nhưng sau đó bệnh nhi thường xuyên sốt cao kèm lạnh run, than đau bụng”.
Trước tình hình trên, các bác sĩ ở đây tiến hành khám lâm sàng thì phát hiện một khối chắc vùng hông phải, ấn đau, các xét nghiệm về tình trạng nhiễm trùng tăng. Bệnh nhi được chỉ định làm siêu âm và phát hiện một khối có kích thước 8×9x12cm dịch hồi âm ở cạnh thận phải. Để đánh giá chính xác các đặc điểm của khối tụ dịch trên, bệnh nhi tiếp tục được chỉ định chụp CT-scan thì phát hiện khoang sau phúc mạc thận phải có một cấu trúc nang dịch lớn 12×10x9cm.
Video đang HOT
TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 – cho biết đây là một tình trạng nhiễm trùng khối tụ dịch lớn quanh thận sau chấn thương thận không đáp ứng với điều trị nội khoa.
“Chúng tôi quyết định soi bàng quang đặt JJ bàng quang (niệu quản ngược dòng). Đối với khối tụ dịch nhiễm trùng quanh thận, các bác sĩ dẫn lưu qua da bằng sonde Pigtail dưới hướng dẫn của siêu âm. Hiện sau can thiệp tình trạng của bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt, hết sốt, ăn uống tốt”, bác sĩ Thạch cho hay.
Theo bác sĩ Thạch, phương pháp này giúp các tổn thương nhu mô và đường bài niệu nhanh hồi phục, tránh tình trạng nước tiểu tiếp tục tràn ra ngoài. Trong trường hợp này, nếu phải mổ, bệnh nhi sẽ phải trải qua một cuộc mổ lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, nên các bác sĩ đã hội chẩn để tìm ra một phương pháp xâm lấn tối thiểu, giúp bệnh nhi được an toàn và hiệu quả trong điều trị.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Nhịn tiểu có thể đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và gây ra loạt bệnh đáng sợ sau
Không ít người có thói quen nhịn tiểu do bận rộn hoặc công việc không cho phép. Trên thực tế, việc làm này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Không phải lúc nào mọi người cũng có điều kiện đi tiểu ngay khi mót. Thỉnh thoảng nhịn đi vệ sinh là điều có thể chấp nhận vì đôi khi công việc không cho phép. Tuy nhiên, nếu bạn coi đây là một thói quen và thường xuyên nhịn tiểu, hãy xem xét lại. Trên thực tế, bàng quang của con người có thể chứa tới nửa lít nước tiểu. Do đó, thói quen không tốt này rất dễ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bạn không thể lường trước được.
Trường hợp xấu nhất, nước tiểu có thể chảy ngược vào thận và đe dọa tới tính mạng của bạn. Dưới đây là một số lý do mọi người không nên nhịn tiểu trong thời gian dài:
Vỡ bàng quang
Tình trạng này thực sự vô cùng khủng khiếp và hiếm khi xuất hiện. Hiển nhiên, bàng quang hoàn toàn có thể vỡ ra nếu chúng chứa quá nhiều nước tiểu. Khi hiện tượng này xảy ra, chất lỏng sẽ tràn ra ngoài, lấp đầy khoang bụng và đe dọa tới tính mạng của bạn. Thông thường, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để cứu người bệnh.
Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, bàng quang chỉ bị căng trướng, gây yếu cơ và khiến bạn mất khả năng kiểm soát quá trình tiểu tiện. Hiển nhiên, nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Nhiễm trùng
Bất cứ ai đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đều sẽ tự nhủ không bao giờ nhịn tiểu trừ khi thật cần thiết. Tình trạng này xảy ra khi đường tiết niệu bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm đau, rát, cảm giác châm chích khi đi tiểu, đi vệ sinh thường xuyên, nước tiểu vàng sậm, có mùi và đau ở bụng dưới.
Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) đã chỉ ra, giữ nước tiểu quá lâu có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Nếu bạn không uống đủ nước, đừng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục hoặc không nên đi vệ sinh thường xuyên. Việc làm này có thể gia tăng nguy cơ mắc UTI. Các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh để giúp cơ thể người bệnh chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Bất cứ ai đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đều sẽ tự nhủ không bao giờ nhịn tiểu trừ khi thật cần thiết.
Mất kiểm soát
Tình trạng mất kiểm soát xảy ra khi cơ thể bạn phải vật lộn để đè nén cảm giác buồn đi vệ sinh. Một vài cái hắt hơi hoặc ho đơn giản cũng có thể khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài. Hiện tượng này khá phổ biến ở phụ nữ đã có con do cơ sàn chậu của họ bị suy yếu khi sinh.
Các cơ sàn chậu nằm giữa hai chân, kéo dài từ xương mu cho tới đốt cột sống cuối cùng. Chúng có hình dạng giống như một cái móc giữ tất cả các cơ quan vùng chậu, bao gồm cả bàng quang. Các cơ này có thể trở nên yếu hơn nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu. Để duy trì sức mạnh của cơ sàn chậu, mọi người nên đi vệ sinh bất cứ khi nào có thể và tập các bài tập như kegel.
Sỏi thận
Sỏi thận được hình thành khi các chất thải trong máu tích tụ tạo nên tinh thể phát triển lớn dần theo thời gian. Những người có thói quen uống ít nước và thường xuyên nhịn tiểu rất dễ phải đối mặt với tình trạng này. Trong hầu hết các trường hợp, sỏi thận nhỏ có thể được đào thải ra ngoài qua đường tiểu dù rất đau đớn. Nếu không, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Các triệu chứng bao gồm đau nhức dai dẳng ở lưng dưới, buồn nôn, đau khi đi tiểu và tiểu tiện ra máu. Hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc sỏi thận.
Những người có thói quen uống ít nước và thường xuyên nhịn tiểu rất dễ phải đối mặt với sỏi thận.
Căng tức bàng quang
Bàng quang thực sự có thể phồng to căng tức nếu bạn không đi tiểu thường xuyên. Giữ quá nhiều chất lỏng tác động mạnh tới các cơ và khiến bộ phận này căng phồng như một quả bóng.
Tình trạng này có thể khiến bạn khó thể đi tiểu bình thường trong tương lai vì bàng quang có khả năng trở lại hình dạng ban đầu. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần sử dụng ống thông y tế để đi vệ sinh.
(Nguồn: Bodyandsoul)
Theo afamily
Hiểm họa ung thư nếu uống nước trong chai nhựa tái chế, kém chất lượng Uống nước trong chai nhựa tái chế, kém chất lượng sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, biến chứng thai kỳ, nhiễm trùng hay thậm chí là cả ung thư. Theo các chuyên gia, hầu hết các chai nhựa hiện nay đều được tạo thành từ các chuỗi dài phân tử hydrocarbon. Để thêm độ dẻo dai, linh hoạt hay...