Đặt hơn 1.200 chiếc bẫy để săn ‘quái thú’ chuột có họ hàng với… voi
Các nhà khoa học đặt 1.259 chiếc bẫy với mồi nhử là bơ lạc, yến mạch và nấm men, để săn loại chuột chù voi Somalia vốn tưởng tuyệt tích 50 năm.
Chuột chù voi Somalia lộ diện sau hơn 50 năm tuyệt tích.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy các cá thể chuột chù voi Somalia tí hon ở Djibouti sau hơn nửa thế kỷ “tuyệt tích”.
Thật vậy, theo các tài liệu khoa học, lần cuối các nhà sinh vật học quan sát thấy loài chuột có chiếc mũi dài như vòi voi này là năm 1968. Thế nên, khi nhận được thông tin từ người dân địa phương về dấu vết chuột chù voi Somalia, một nhóm nhà khoa học từ đại học Duke (Mỹ), đã tới Djibouti để mở một cuộc săn. Họ tiến hành đặt 1.259 chiếc bẫy với mồi nhử là bơ lạc, yến mạch và nấm men, ở một khu vực hoang dã thuộc vùng Sừng Châu Phi. Kết quả mang đến niềm vui bất ngờ cho các nhà sinh vật học.
Ngay khi mở chiếc bẫy đầu tiên ở khu vực địa hình đá gồ ghề ở vùng Sừng Châu Phi, các nhà khoa học đã tìm thấy một con chuột chù voi Somalia với đặc điểm nhận dạng là chùm lông đuôi giúp phân biệt chúng với các loài chuột chù voi khác.
“Khi mở chiếc bẫy đầu tiên và thấy chùm lông nhỏ trên đuôi của con thú, chúng tôi không dám tin vào mắt mình. Nhiều cuộc tìm kiếm đã được tiến hành ở Djibouti từ những năm 1970 nhưng không thấy loài chuột này. Thật may mắn! Điều kỳ diệu đến quá nhanh với chúng tôi.”, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học đặt 1.259 chiếc bẫy chuột chù voi với mồi nhử là bơ lạc, yến mạch và nấm men.
Video đang HOT
Chuột chù voi có quan hệ họ hàng xa với lợn rừng, voi cũng như chim sơn ca, mặc dù chúng có kích thước bằng loài chuột.
Nhóm các nhà khoa học phát hiện tổng cộng 12 cá thể chuột chù voi từ 1.259 chiếc bẫy và ghi lại được những hình ảnh đầu tiên về loài chuột chù voi Somalia trong tự nhiên cho những tài liệu khoa học.
Phân tích ADN cho thấy loài chuột chù voi Somalia có họ hàng gần nhất với loài chuột chù voi ở Morocco và Nam Phi.
Việc phát hiện ra chuột chù voi trong tự nhiên có thể mở ra những góc độ nghiên cứu mới. Kể từ khi biến mất theo các ghi chép khoa học, bằng chứng duy nhất cho thấy loài chuột chù voi Somali từng tồn tại là 39 mẫu vật được bảo quản và lưu giữ trong các bảo tàng lịch sử tự nhiên trên thế giới. Nhóm Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu thậm chí còn đưa loài này vào danh sách “25 loài bị mất tích được truy lùng nhiều nhất.”
Khám phá này cũng cho thấy rằng loài chuột chù voi Somalia hiện đang sống và phát triển vượt xa ranh giới quê hương ban đầu của nó là Somalia. Điều này đặt ra câu hỏi mới về sự tiến hóa của loài này.
Nhóm nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch tìm hiểu thêm về địa bàn hoạt động của chuột chù voi Somali, với niềm tin rằng loại này hiện có thể vẫn đang sống trên khắp Somalia, Djibouti và Ethiopia.
“Môi trường sinh sống của chuột chù voi Somali không hề bị đe dọa bởi sự phát triển nông nghiệp và canh tác của con người. Chúng sinh sống trong môi trường khô cằn, nơi trong tương lai gần, không thể được khai thác cho các hoạt động nông nghiệp.”, theo đại diện nhóm nghiên cứu.
Chuột chù voi Somalia chỉ kết đôi với một con vật khác trong cuộc đời. Loài này có thể chạy với tốc độ 30 km/h. Chúng chủ yếu ăn côn trùng, nhện, rết, kiến hay giun đất bằng cách sử dụng chiếc mũi dài như chiếc vòi của mình. Chuột chù voi có quan hệ họ hàng xa với lợn rừng, voi cũng như chim sơn ca, mặc dù chúng có kích thước bằng loài chuột.
Đỡ đẻ thành công rùa biển nặng 80kg về Hòn Cau sinh sản
Sau gần 1 năm không có cá thể rùa biển nào sinh sản ở Hòn Cau, gần đây rùa mẹ đã liên tục quay lại chọn nơi đây làm bãi đẻ.
Ngày 19-8, chị Lưu Yến Phi, nhân viên Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Tuy Phong, Bình Thuận) cho biết, vừa "đỡ đẻ" thành công cho một cá thể rùa biển (vích - Chelonia mydas) chọn Hòn Cau để sinh nở.
Trước đó vào khoảng 21g30 ngày 17-8, một rùa mẹ năng khoảng 80kg từ biển bò lên bãi trước đảo Hòn Cau đào cát để sinh sản. Các cộng tác viên và nhân viên Khu bảo tồn biển Hòn Cau vừa giám sát vừa hỗ trợ cho việc sinh nở này. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, rùa mẹ đã sinh được 119 trứng.
Trước khi quay trở lại biển, rùa mẹ đã được Đội Tuần tra kiểm soát Khu Bảo tồn biển Hòn Cau đo đạc và bấm thẻ định danh. Toàn bộ ổ 119 trứng đã được cẩn thận di dời về bãi ấp ở Hòn Cau để ấp.
Được biết, từ đầu năm đến nay đã có nhiều rùa mẹ chọn Hòn Cau làm bãi đẻ, đã có hơn 500 trứng được di dời về bãi ấp an toàn và 200 trứng ấp nở tự nhiên.
Đáng chú ý trước đây từ năm 2013 đến 2018, rùa biển liên tục chọn Hòn Cau làm bãi đẻ. Thế nhưng năm 2019, không có cá thể rùa biển nào sinh nở tại Hòn Cau và năm 2020 rùa biển đã trở lại chọn Hòn Cau làm bãi đẻ là tín hiệu rất đáng mừng. Theo Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, trong thời gian tới, lực lượng nhân viên và cộng tác viên sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa việc tuần tra các bãi biển để hỗ trợ rùa lên sinh sản hàng đêm.
Dưới đây là những hình ảnh do Khu Bảo tồn biển Hòn Cau cung cấp:
Dấu rùa bò lên bãi đẻ
Rùa chọn nơi sinh sản
Các nhân viên đỡ đẻ cho rùa
119 trứng được sinh ra sau gần 3 tiếng chuyển dạ
Số trứng sẽ đưa về bãi ấp
Gắn thẻ định danh cho rùa
Dấu rùa trở về đại dương
Có ít nhất 19 loài sinh vật mới được phát hiện tại công viên nhiệt đới Hải Nam Theo tờ Hainan Daily đưa tin, trong vòng chưa đầy hai năm, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện ra 19 loài sinh vật mới trong khu vực thử nghiệm của Công viên quốc gia Rừng nhiệt đới Hải Nam. Thismia jianfenglingensis Khu thử nghiệm này được thành lập vào tháng 1 năm 2019 nhằm bảo vệ và phục hồi hệ...