Dat Bike trình làng xe điện Weaver 200 sạc pin 3 giờ chạy 200 km
Dat Bike, công ty khởi nghiệp xe máy điện “Made in Vietnam” chính thức ra mắt phiên bản xe Weaver 200, cho phép người dùng đi được quãng đường 200 km chỉ với 1 lần sạc.
Công suất Weaver 200 lên đến 6.000W giúp người dùng trải nghiệm được sức mạnh của động cơ với tốc độ tối đa đạt 90 km/giờ. Về khả năng chạy xa, dòng xe mới của Dat Bike có thể di chuyển gấp đôi quãng đường đi được trong một lần sạc đầy bình so với tiền nhiệm. Cụ thể, xe đi được 200 km ở tốc độ 35 km/giờ, và 130 km ở tốc độ 70 km/giờ.
Mẫu xe điện Weaver 200
Weaver 200 sở hữu pin Lithium-ion 72V với dung lượng 68Ah, giúp người dùng tiết kiệm và linh hoạt thời gian sạc. Cụ thể, xe chỉ cần 1 giờ để sạc 100 km đầu tiên và tổng 3 giờ cho quãng đường 200 km. Bộ sạc tự ngắt khi đầy và người dùng có thể sạc bất cứ khi nào mà không lo chai pin. Pin của Weaver 200 có tuổi thọ lên đến 150.000 km tương đương với 15 năm. Sau đó, pin sẽ còn khoảng 70%, có thể tiếp tục sử dụng và không gây độc hại đến môi trường.
Video đang HOT
Weaver 200 được Dat Bike trang bị thêm thẻ từ (RFID) và công nghệ cảm biến, tính năng (IoT). Tính năng này tương tự như ứng dụng trong xe Tesla, cho phép người dùng có thể linh hoạt mở và khóa xe chỉ đơn giản bằng cách tiến lại gần hoặc đi ra xa.
Tại thị trường Việt Nam, Weaver 200 được chào bán với giá 54,9 triệu đồng.
Là tính năng đặc biệt nhất trên xe Tesla, nhưng khả năng tự lái FSD lại bị Elon Musk thẳng thắn chê bai
Phiên bản beta của khả năng tự lái này vừa mới được Tesla giới thiệu tuần trước với rất nhiều tính năng mới so với trước đây.
Trong khi người lãnh đạo các công ty thường có xu hướng ca ngợi hết lời các sản phẩm mà công ty mình làm ra thì tỷ phú Elon Musk lại cho thấy mình là người thẳng thắn thế nào khi chỉ trích chúng - và không chỉ trong nội bộ công ty mà còn được đăng tải công khai cho hàng triệu người đang theo dõi Twitter của mình.
Lời chỉ trích của ông Musk được đưa ra trong khi đáp lại một đoạn video của kỹ sư Sandy Munro kêu gọi mọi người dùng thử tính năng mới này trên xe Tesla.
" Theo ý kiến của tôi, FSD Beta 9.2 thực sự không tuyệt vời lắm, nhưng nhóm Autopilot/AI đang tập hợp lại để sẵn sàng cải thiện nó nhanh nhất có thể. Chúng tôi đang cố gắng có được một khối dữ liệu bao gồm cả các con đường trong thành phố và cao tốc, nhưng nó sẽ đòi hỏi phải đào tạo lại một mạng thần kinh nhân tạo khổng lồ ."
Gói phần mềm FSD (Full Self-Dring) là gói tính năng xe tự lái được Tesla bán cho người dùng Mỹ với mức phí 199 USD mỗi tháng hoặc mức giá trả một lần 10.000 USD. Mặc dù vậy, hệ thống hỗ trợ tài xế cao cấp này sẽ không làm những chiếc xe Tesla an toàn hơn khi sử dụng nếu người lái không chú ý đến tay lái khi đi trên đường.
Hiện tại, FSD phiên bản beta mới chỉ ra mắt đến một số người dùng đã mua gói FSD và nhân viên Tesla. Phiên bản beta sẽ được trang bị nhiều chức năng mới hoặc đã được chỉnh sửa lại để sau đó chúng sẽ được thêm vào các tính năng hỗ trợ lái xe cao cấp của xe Tesla.
Dòng tweet chỉ trích này được ông Musk đăng tải vào thứ Hai vừa qua, chỉ vài ngày sau sự kiện Tesla AI Day, nơi ông hết lời ca ngợi ưu thế của Tesla đối với các hệ thống tự lái và các linh kiện dành cho chúng.
Tại sự kiện đó, Tesla cũng trình diễn một con chip tùy chỉnh dùng để huấn luyện các mạng lưới trí tuệ nhân tạo trong trung tâm dữ liệu của họ. Con chip này sẽ cho phép huấn luyện nên các mô hình có thể tự động nhận diện các chướng ngại vật trên đường khi camera gắn trên xe Tesla phát hiện ra chúng.
Cùng với nhiều tính năng khác, Tesla hứa hẹn hệ thống FSD sẽ cho phép những chiếc xe của công ty tự động chuyển làn đường, điều hướng trên đường cao tốc, đi tới điểm đỗ xe hoặc tự động đi ra khỏi bãi đỗ cũng như tự lái một quãng đường ngắn với tốc độ chậm để tới đón tài xế.
Công ty cho biết, cuối năm nay FSD sẽ còn có khả năng tự động đánh lái trên các con đường trong nội thành, một tính năng đã bị trì hoãn từ lâu. Với phiên bản Beta của FSD, tính năng này đã xuất hiện tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn thiện và thiếu hoàn hảo.
Lời chỉ trích của ông Musk được đưa ra không lâu sau khi hệ thống Autopilot của Tesla chính thức bị điều tra bởi các cơ quan đảm bảo phương tiện an toàn liên bang vào tuần trước. Autopilot là phiên bản cơ bản cho hệ thống hỗ trợ lái xe của Tesla và hiện nay nó đang trở thành một phần cơ bản trong những chiếc xe của họ.
Theo báo cáo của NHTSA, những chiếc xe Tesla với hệ thống Autopilot, đã đâm vào ít nhất 11 xe cứu hộ tại Mỹ khi chúng đang dừng đỗ trên đường, làm ít nhất 17 người bị thương và một người chết. Điều này đã dẫn đến cuộc điều tra chính thức mới đây về việc liệu tính năng Autopilot có các lỗi an toàn có thể buộc Tesla phải thay đổi hay không.
Hãng xe điện số 1 thế giới tăng giá ở quê nhà, giảm giá ở Trung Quốc: Dại dột!? Tesla Model Y tại Mỹ vừa được nâng giá lên 54.000 USD, trong khi giá bán cũng của mẫu xe này tại Trung Quốc thì chỉ có hơn 42.000 USD, chênh lệch hơn 10.000 USD. Tesla vẫn đang đứng vị trí số một về doanh số xe thuần điện bán ra trên toàn cầu. Trong năm 2020, Tesla đã bán ra tới gần...