Đạt 30,25 điểm, nữ sinh dân tộc vẫn phải đi làm thuê để có tiền đi học
Sau một thời gian dài hồi hộp chờ đợi, điểm chuẩn đã được các trường đại học trên toàn quốc công bố.
Đây là thời điểm các tân sinh viên bắt đầu nô nức chuẩn bị cho một khởi đầu mới đầy ắp những trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, bên cạnh bầu không khí hào hứng đó, vẫn còn không ít những trường hợp khó khăn dù điểm cao nhưng vẫn phải chật vật trong giấc mơ “con chữ” bởi vì hoàn cảnh gia đình.
Nỗi lo không có tiền của nữ sinh dân tộc Thổ đạt 30,25 điểm
Báo Công an Nhân dân chia sẻ, nữ sinh Trương Thị Hiền từng là học sinh lớp 12C2 của Trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú THPT số 2 tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã, trên là mẹ mắc bệnh nặng về tinh thần, dưới là 2 em thơ vẫn còn đang tuổi ăn tuổi học, gia đình lại chỉ làm nông nên Hiền luôn cố gắng học tập thật giỏi để mong rằng sau này có thể giúp bố gồng gánh nỗi lo kinh tế.
Có những thời điểm, vì điều kiện kinh tế của gia đình rơi vào cảnh kiệt quệ nên tưởng chừng Hiền đã phải nghỉ học. Nhưng may sao, nhờ chế độ nội trú dành cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số, Hiền đã có thể tiếp tục đi học, giảm thiểu được nỗi lo “cơm áo gạo tiền” của người cha khắc khổ đang phải chăm sóc mẹ già, vợ ốm đau và những đứa con thơ.
Giấc mơ được đến trường của nữ sinh dân tộc Thổ gặp nhiều khó khăn bởi hoàn cảnh gia đình.
Nuôi mộng lớn từ bé, dù cuộc sống đôi khi quá khắc nghiệt với một cô gái chỉ mới mười mấy tuổi nhưng Hiền chưa bao giờ chán nản hay than vãn, kể cả khi bố mẹ muốn em từ bỏ việc học ở dưới tỉnh. Thêm vào đó, Hiền cũng thể hiện rõ tính cách độc lập, mạnh mẽ trong từng suy nghĩ và hành động. Hiền học tốt hầu như ở tất cả các môn nhưng nổi trội hơn về khối xã hội. Cô bạn cũng rất năng nổ trong các hoạt động và phong trào của trường lớp. Sự yêu mến và ủng hộ của thầy cô cũng là một trong những nguyên nhân giúp Hiền đạt được thành tích cao chót vót trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2022.
Học không chỉ là giấc mơ mà còn là con đường duy nhất để giúp Hiền vượt qua được nghịch cảnh. Nhiều năm liền, Hiền luôn là học sinh giỏi của trường. Trong kỳ thi năm nay, cô bạn dân tộc Thổ đã đạt được 30,25 điểm ở tổ hợp khối C00, đã cộng cả điểm ưu tiên. Với kết quả vô cùng khả quan này, Hiền đã điền nguyện vọng vào nguyện vọng vào ngành Quan hệ công chúng – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nguyện vọng 2 là Sư phạm Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.
Hiền đậu đại học với số điểm lần lượt là Ngữ văn 9,25 điểm, Lịch sử 9,5 điểm, Địa lý 8,75 điểm.
Biết mình có khả năng đậu đại học, trong thời gian đợi điểm, Hiền đã xin vào làm công nhân tại một nhà máy lắp linh kiện điện tử ở Bắc Ninh. Với Hiền, đây là cơ hội tốt để em có thể tự trang trải cuộc sống và cho bản thân cơ hội để trải nghiệm nhiều công việc. Nhưng từ ngày làm ở công ty, Hiền nhận ra rằng việc lựa chọn đi học là quyết định đúng đắn hơn bao giờ hết. Sau gần 1 tháng đi làm, Hiền đã phải quay về quê nhà Nghệ An do mẹ trở bệnh nặng.
Ngay khi có kết quả trúng tuyển nguyện vọng 1 khoa Quan hệ công chúng, Hiền vui mừng khôn xiết nhưng rồi lại nhanh chóng lo lắng vì không biết xoay sở học phí ra sao. Bố mẹ thì cứ thủ thỉ rằng Hiền nên nghỉ học đi xuất khẩu lao động vì không đủ khả năng để lo cho Hiền khiến em rất buồn bã.
Trái quan điểm với bố, Hiền luôn nghĩ rằng được đi học là con đường duy nhất giúp cô bạn có thể vượt lên nghịch cảnh.
Video đang HOT
Hiền biết mỗi lần mẹ nhập viện là mỗi lần bố phải vay mượn khắp nơi, lại thêm lo cho 2 em đang học lớp 11 và lớp 8 nhưng cô bạn nghĩ rằng, chỉ có con đường học hành mới giúp hoàn cảnh của gia đình bớt khó khăn hơn. Chính vì vậy, Hiền vẫn quyết tâm một lòng được đi học và khẳng định sẽ tự kiếm tiền trang trải cuộc sống tại thủ đô. Nghe lời cầu xin của con gái nhỏ, bố Hiền không đồng tình cũng chẳng phản đối, ông chỉ thở dài với gánh nặng nhọc nhằn dần lớn trên vai.
Là giáo viên chủ nhiệm của Hiền suốt 3 năm cấp 3, lại biết gia cảnh của học trò nên cô Hồ Thị Hợi đã bày tỏ mong muốn được cho Hiền vay tiền, khi nào đi làm có tiền trả lại cô cũng được. Thế nhưng, Hiền đã từ chối và lễ phép cảm ơn cô vì biết cuộc sống gia đình cô cũng chưa dư dả được bao nhiêu.
Dù phía trước còn nhiều khó khăn, Hiền vẫn nở nụ cười vì đã đạt được ước nguyện của bản thân.
Ngày hôm nay 26/9, Hiền sẽ bắt đầu làm thủ tục nhập học tại trường. Trước mắt em cũng tiết kiệm được chút ít rồi vay người thân, tạm thời có thể chi trả được các chi phí đầu năm. Đợi khi nào ổn định về chỗ trọ rồi, Hiền sẽ đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống.
Chênh vênh giấc mơ đi tìm con chữ
Cũng trong hoàn cảnh tương tự như Trương Thị Hiền, nhưng cô bạn Thân Thị Bình (ở thôn Đại Đồng, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại éo le hơn khi phải có nguy cơ không được đến trường dù đạt 27,25 điểm khối C00. Gia đình nữ sinh có 8 thành viên sống chủ yếu dựa vào 3 sào ruộng. Để có tiền lo cho 6 người con ăn học, bố mẹ Bình phải làm thêm nhiều nghề khác. Mặc dù hai vợ chồng quanh năm chắt bóp, tằn tiện vẫn chỉ đủ nuôi 6 người con ăn học.
Đạt 27,25 điểm khối C00 nhưng Bình lại không thể theo đuổi giấc mơ đèn sách đang dở dang do hoàn cảnh gia đình.
Mẹ của Bình buồn bã vì không thể giúp gì cho con gái.
Khó khăn này chưa qua tin dữ khác lại đến, 2 năm trước, cô Minh (mẹ của Bình) phát hiện bản thân mắc bệnh K tuyến giáp. Gia đình đã dốc toàn lực hơn 100 triệu đồng để phẫu thuật và mua thuốc điều trị. Một mình bố Bình phải gồng gánh nuôi cả gia đình nhưng cũng chẳng được bao lâu. Chính vì thế, hiện tại kinh tế gia đình đã rơi vào tình trạng kiệt quệ. Em chăm chỉ đi làm thêm để phụ kinh tế cho gia đình. Hiểu gia cảnh gia đình khó khăn, nếu không thể đi học tiếp, Bình sẽ đi làm công nhân để giúp bố mẹ nuôi các em ăn học.
Bố của Bình còn lên rừng chặt củi khô, đem đốt thành than bán kiếm tiền. Còn mẹ em trước khi bị bệnh thường buôn ve chai.
Bình hy vọng rằng nếu kinh tế ổn định, em có thể trở thành cô giáo và giúp đỡ bố mẹ có cuộc sống tốt hơn.
Tuổi 18, cái tuổi mà bao nhiêu ước mơ và nhiệt huyết vẫy gọi thì những nữ sinh này lại gặp nhiều gian nan, vất vả vì điều kiện không cho phép. Thế nhưng, vượt qua nghịch cảnh, họ vẫn cố gắng vươn lên, nỗ lực học tập khiến ai cũng phải cảm phục
Nữ sinh tiêu biểu chia sẻ tình yêu môn Sử
Lò Thị Mai Hương - nữ sinh dân tộc thiểu số vừa được tuyên dương là học sinh tiêu biểu của Lai Châu năm 2022. Với tình yêu Lịch sử, cô học trò với dáng người nhỏ bé này đã gặt hái được nhiều thành công ở kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Lò Thị Mai Hương.
Truyền thống cách mạng
Chúng tôi có dịp gặp Lò Thị Mai Hương trong Lễ tuyên dương học sinh tiêu biểu tỉnh Lai Châu năm 2022. Với gương mặt xinh xắn, Hương càng rạng rỡ hơn khi diện lên mình bộ áo cóm truyền thống của dân tộc Thái. Mạnh dạn, tự tin - đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đối với cô học trò người dân tộc Thái này.
Mai Hương sinh ra và lớn lên tại bản Ít, xã Mường Mít, huyện Than Uyên. Trong câu chuyện Hương kể, chúng tôi biết được truyền thống cách mạng của quê hương và người thân trong gia đình là "cái nôi" nuôi dưỡng tình yêu lịch sử đối với em.
"Ngay từ nhỏ, ông bà, bố mẹ luôn định hướng cho 3 chị em chúng em phải ăn học đến nơi đến chốn. Dù gia đình không khá giả, nhưng cả nhà luôn động viên, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để chúng em theo học. Em sinh ra và lớn lên ở Than Uyên, vùng quê có lịch sử cách mạng hào hùng. Ngay từ bé, em đã được các cụ và ông nội kể lại về thời tham gia kháng chiến đầy khó khăn và gian khổ nhưng rất hào hùng. Khi bước vào lớp 4, em được học môn Lịch sử. Từ đó, em đã yêu thích và có hứng thú với môn học này", Hương kể.
Qua quá trình tiếp cận với Lịch sử, Hương càng ngày càng yêu thích và muốn tìm hiểu sâu về môn học này. Chính vì vậy, khi lên lớp 8, Hương đã miệt mài ôn luyện và tham gia đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử cấp huyện. Năm đó, em đạt giải Khuyến khích.
Cũng trong năm học ấy, Hương sớm được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải Khuyến khích. Đây chính là những thành quả đầu tiên và là bước đệm để Hương theo đuổi đam mê với môn học mà mọi người vẫn gọi là "khô khan".
Năm 2019, sau khi tốt nghiệp THCS, Hương thi đỗ vào Trường Phổ thông DTNT tỉnh Lai Châu. Và cũng từ ấy, cô học trò tạm biệt gia đình, bạn bè để khăn gói lên thành phố học tập.
"Ngày đầu mới lên đây học, em thấy nhớ gia đình nhiều lắm. Đó là lần đầu tiên em xa nhà lâu đến vậy. Tuy nhiên, may mắn là ở trường các bạn đều cùng hoàn cảnh, nên chúng em đã động viên nhau cố gắng học tập" - Hương tâm sự.
Tại ngôi trường mới, Mai Hương tiếp tục với niềm đam mê Lịch sử. Em sớm được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Năm lớp 10, vì lý do dịch bệnh nên Kỳ thi học sinh giỏi không được tổ chức. Đến năm lớp 11, Hương tiếp tục tham gia và đoạt giải Ba cấp tỉnh.
Năm học 2021 - 2022, Mai Hương tiếp tục dự thi và đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh. Ngay sau đó, em cũng được chọn tham gia ôn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Tại kỳ thi này, Hương vinh dự là 1/8 học sinh đem về giải Khuyến khích cho Lai Châu.
Em Lò Thị Mai Hương vinh dự được tuyên dương là học sinh tiêu biểu tỉnh Lai Châu năm 2022.
Ghi nhớ hệ thống...
"Điều khiến em yêu thích nhất khi học môn Lịch sử chính là niềm tự hào vì thấy được những công lao to lớn của cha ông. Từ đó, thế hệ trẻ như chúng em bây giờ cần phải trân trọng những giá trị tốt đẹp của Lịch sử. Em sẽ phải cố gắng hoàn thiện bản thân hơn nữa để sau này trở thành một người có ích cho xã hội và là niềm tự hào của gia đình", Mai Hương xúc động bộc bạch.
Lâu nay, không ít học sinh cho rằng Lịch sử là môn "khô khan", khó ghi nhớ và dễ gây nhàm chán. Thế nhưng, với Hương, sau quá trình tự học và tìm hiểu, em rút ra kinh nghiệm rằng: Để học tốt Lịch sử thì việc lựa chọn phương pháp là quan trọng nhất.
"Muốn học giỏi Sử phải có niềm đam mê. Điều đó sẽ thôi thúc chúng ta tìm hiểu. Ngoài việc tập trung nghe thầy cô giảng, phải biết tự tìm tòi trong sách vở, tài liệu. Và trên hết phải biết cách ghi nhớ các dữ kiện lịch sử theo từng mốc giai đoạn quan trọng", Mai Hương kể.
Cũng theo Hương chia sẻ, thường thì môn Lịch sử rất dài và khó nhớ với những mốc thời gian. Chính vì vậy, em đã học theo cách ghi nhớ hệ thống.
"Trong cùng một mốc thời gian, lịch sử thế giới diễn ra sự kiện gì thì em sẽ chiếu sang các sự kiện của lịch sử Việt Nam ở thời điểm đó. Như thế, rồi em liên kết lại các sự kiện với nhau. Từ đó, em sẽ nhớ được lâu và nhiều hơn" - Hương cho biết.
Nhờ động viên của gia đình và hướng dẫn của thầy cô, trong suốt 12 năm học, Hương đã 11 lần đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cô Phan Thị Hòa (giáo viên chủ nhiệm lớp 12C2, Trường Phổ thông DTNT tỉnh Lai Châu) cho biết: "Không chỉ riêng môn Sử, em Hương học đều ở tất cả các môn. Năm học vừa rồi em cũng đạt danh hiệu học sinh Giỏi".
Cũng theo cô Hòa, ngoài thành tích học tập, Hương còn là đoàn viên tiêu biểu trong công tác Đoàn của nhà trường. Em tích cực tham gia các chương trình tình nguyện do Đoàn các cấp phát động.
Hương cho biết, em đã có ước mơ được bước chân vào Học viện An ninh nên em đã chọn khối C03 với 3 môn: Toán, Văn, Sử. Bởi thế, ngày ngày em vẫn miệt mài học tập để theo đuổi niềm mơ ước bấy lâu nay. Em cũng như toàn thể gia đình đang hi vọng sẽ có được tâm lý tốt nhất, bước vào kỳ thi với kết quả cao nhất.
"Mặc dù rất hồi hộp và lo lắng nhưng em tin chắc rằng với sự chỉ dạy của thầy cô và nỗ lực của bản thân, em sẽ đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới" - Hương chia sẻ.
Dở khóc dở cười chuyện cậu bé được ông nội xây trường mầm non tại nhà Các bậc phụ huynh có con em ở độ tuổi mầm non chắc chắn sẽ hiểu cảm giác mỗi buổi sáng đưa con đi học. Bạn nào bạn nấy đều òa khóc nức nở không muốn rời xa vòng tay bố mẹ. Tất cả chỉ chờ đến giây phút được bố mẹ đón về nhà. Thấy hình bóng của bố mẹ, bất cứ...