Đặt 2 tờ khăn giấy vào nồi cơm điện, tôi nuối tiếc vì sao sống nửa đời người mà không biết làm điều này sớm hơn
Bí kíp này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiề.n điện.
Khi tháo rời lòng nồi cơm điện, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy phần đĩa gia nhiệt ở dưới đáy. Thông thường khi sử dụng nồi cơm điện, nhiều người chỉ chú trọng vệ sinh lòng nồi mà bỏ qua phần đĩa gia nhiệt, mà không biết rằng chính bộ phận này mới là nơi dễ bị bám dính dầu mỡ, cặn bẩn từ hơi nước và nước canh trong quá trình nấu.
Nếu để lâu ngày, những vết bẩn này sẽ tích tụ, ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc của đĩa gia nhiệt và là nguyên nhân khiến cơm không chín đều, tốn điện năng và có thể gây hiện tượng chập mạch.
Tôi thực sự bất ngờ khi biết 1 mẹo hay: Chỉ cần dùng 2 tờ khăn giấy cùng vài “ thủ thuật” là có thể làm sạch bộ phận này một cách dễ dàng.
Bởi lẽ, giấy ăn mỏng manh nên chúng dễ luồn vào các khe hở, giúp hạn chế việc nước xâm nhập vào phần điện, đồng thời làm sạch hiệu quả các vết bẩn trên đĩa gia nhiệt.
1. Chuẩn bị dung dịch làm sạch tự nhiên
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một bát nhỏ và cho vào đó lượng nhỏ kem đán.h răng. Vì kem đán.h răng có chất mài mòn và tẩy rửa mạnh mẽ nên chúng sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tiếp theo, cho thêm một thìa muối để hỗ trợ diệt khuẩn và khử mùi, đồng thời muối cũng có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường ma sát, hỗ trợ làm sạch tốt hơn.
Video đang HOT
Thêm vào một chút giấm trắng vì dung dịch này có khả năng làm mềm các vết bẩn khó chịu, giúp việc chà rửa trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, cho một ít nước ấm và trộn đều để hòa tan tất cả các thành phần.
2. Các bước thực hiện
Với tờ giấy ăn, bạn hãy gấp chúng thành hình xoắn ốc rồi nhét vào các khe hở của đĩa gia nhiệt. Cần tránh để giấy ăn lọt vào phần bên trong nồi để hạn chế nguy cơ chập mạch hoặc rò điện. Đừng quên kiểm tra cả các khe hở ở giữa đĩa gia nhiệt để đảm bảo nước không thể thấm vào các bộ phận bên trong.
Sau khi đã nhét giấy ăn vào các khe hở, bạn hãy trải thêm một tờ giấy ăn khác lên bề mặt đĩa gia nhiệt. Tiếp theo, dùng dung dịch làm sạch đã chuẩn bị để rưới đều lên trên lớp giấy. Lúc này, lớp giấy sẽ có công dụng giữ độ ẩm và giúp dung dịch làm sạch phát huy tối đa tác dụng.
Nên đợi khoảng 5-10 phút để dung dịch ngấm đều và làm mềm các vết bẩn. Sau đó mới gỡ lớp giấy ăn ra và dùng bàn chải nhẹ nhàng chà xát các vết bẩn trên đĩa. Với sự trợ giúp của dung dịch làm sạch, việc loại bỏ các vết bẩn cứng đầu chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng.
Cuối cùng, dùng một khăn sạch lau khô đĩa gia nhiệt và đảm bảo không còn nước đọng lại. Khi mọi thứ đã khô ráo, bạn có thể lấy hết giấy ăn ra khỏi các khe hở. Sau khi nồi cơm điện được làm sạch và khô, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không lo vấn đề bám bẩn hay tốn điện năng.
4 thiết bị là "quái vật ngốn điện" nhưng ít ai để tâm: 80% người dùng xong quên rút phích cắm
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao hóa đơn tiề.n điện tháng nào cũng cao dù bạn không sử dụng điện quá nhiều?
Trong nhà bạn có khá nhiều "thủ phạm" gây tốn điện. Đây hầu như là những thiết bị điện đang ở chế độ chờ mà bạn nghĩ là không ảnh hưởng gì nên thường bỏ qua. Điển hình như 4 thiết bị dưới đây được mệnh danh là "quái vật ngốn điện" - nếu không sử dụng, hãy nhớ rút phích cắm ngay để tiết kiệm hóa đơn điện và bảo vệ tuổ.i thọ của chúng.
1. Điều hòa
Nhiều người có thói quen tắt điều hoà bằng remote và nghĩ rằng như vậy là đủ. Nhưng thực tế, điều hoà vẫn ở chế độ "chờ" và âm thầm tiêu thụ điện năng. Điều này không chỉ gây lãng phí mà còn làm giảm tuổ.i thọ và số năm sử dụng thiết bị.
Vì vậy,, khi không dùng điều hoà, tốt nhất là rút phích cắm ra vừa để giúp tiết kiệm điện, vừa bảo vệ thiết bị bền lâu hơn.
2. TV và đầu thu truyền hình
Tương tự máy lạnh, TV và đầu thu truyền hình khi tắt bằng remote vẫn tiêu thụ điện dù không hoạt động. Đặc biệt, trong những ngày mưa giông, để TV ở chế độ chờ còn tiềm ẩn nguy cơ chập mạch, hư hỏng thiết bị.
Do đó, vì lý do an toàn và tiết kiệm điện, đừng quên rút phích cắm của TV khi không sử dụng.
3. Sạc điện thoại
Đa số mọi người thường để cục sạc điện thoại hoặc máy tính bảng, laptop cắm cố định vào ổ điện để tiện sử dụng. Song, mặc dù không sạc nhưng bên trong cục sạc vẫn có dòng điện chạy qua, lâu dần sẽ làm giảm tuổ.i thọ của sạc. Dù điện năng tiêu hao không nhiều nhưng thói quen này vẫn là một sự lãng phí không đáng có.
Hãy tập thói quen rút sạc ra khi không dùng để tránh hỏng thiết bị và tiết kiệm từng chút nhé!
4. Các thiết bị điện trong phòng tắm
Máy sấy tóc, máy giặt hay được đặt trong phòng tắm - một môi trường ẩm ướt và dễ bị nước bắ.n . Không chỉ tốn điện khi cắm điện lâu ngày, những thiết bị này còn tiềm ẩn nguy cơ điện giật, chập mạch nếu không được bảo quản đúng cách.
Vậy nên tốt nhất là sau khi sử dụng, hãy rút phích cắm của máy sấy tóc và bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát. Với máy giặt, nên rút điện sau khi sử dụng cũng như lắp thêm nắp bảo vệ ổ điện để tránh hơi nước xâm nhập, đảm bảo an toàn cho gia đình bạn.
Rắc một nắm bột trắng vào ấm đun nước, điều "thần kỳ" xảy ra khiến tôi hết sức kinh ngạc Tôi tự trách bản thân vì sau 5 năm dùng ấm đun nước mới biết đến mẹo này! Sử dụng ấm đun nước trong thời gian dài có thể khiến cặn vôi hình thành và bám dính vào thành và đáy ấm. Lớp cặn này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, khiến việc đun nước...