Darknet: Dưới đáy tảng băng của mạng Internet
Súng, thuốc phiện, thông tin cá nhận của hàng triệu người là những thứ bạn có thể mua trên mạng darknet.
Khi nhà bán lẻ Target (Mỹ) bị hack năm 2013, thông tin thẻ khách hàng của họ được rao bán trên chợ darknet. Hacker cố gắng làm điều tương tự với thông tin đăng nhập của người dùng Yahoo hay thông tin khách hàng của nhà mạng O2 tại Anh.
Người dùng cũng có thể tìm mua thông tin về các lỗ hổng bảo mật trên mạng darknet. Nói theo cách của thế giới ngầm darknet, mọi thứ đều có thể mua nếu tìm đúng chỗ, Cnet khẳng định. Với sự phát triển của đồng Bitcoin – lựa chọn tiền tệ hàng đầu trên darknet, các khoản thanh toán ngầm càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tuần trước tại Australia, báo cáo điều tra khẳng định một người dùng darknet ẩn danh rao bán thông tin chăm sóc sức khỏe của “bất cứ người Australia nào” với giá 0,0089 Bitcoin (khoảng 22 USD). Europol nói darknet và một số mạng ngầm khác vẫn là nền tảng chính chia sẻ thông tin bạo hành trẻ em.
Darknet được coi là phần dưới cùng của tảng băng chìm Internet. Ảnh: Merkle.
Đối với những người sử dụng Chrome hay Safari để lên mạng, darknet là một thế giới hoàn toàn khác biệt. Nó hoạt động như thế nào, khác biệt ra sao so với thế giới “web nổi” người dùng vẫn thường sử dụng?
Điều đầu tiên cần nhớ, darknet không tương đồng với deep web.
Deep web được miêu tả là bất cứ phần nào trên mạng Internet mà người dùng không thể tìm thấy bằng công cụ tìm kiếm (Google, Bing). Nó không hoàn toàn ẩn danh. Khá nhiều website bạn truy cập hàng ngày vẫn được liệt vào danh sách này.
Video đang HOT
Chẳng hạn, khi đăng nhập vào dịch vụ Internet banking, bạn được điều hướng đến một vị trí cụ thể trên mạng, nhưng không thể tìm thấy trên Google search, tương tự là nhiều trang webmail như Gmail.
Rất khó để ước tính mức độ khổng lồ của deep web nhưng một nghiên cứu từ năm 2001 cho hay phạm vị của nó lớn hơn 400 đến 500 lần so với web nổi.
Darknet
Nếu web nổi được xem là phần đỉnh của tảng băng, deep web là phần bên dưới mặt nước thì darknet chính là phần nằm sâu nhất của tảng băng đó. Darknet là mạng lưới trong khi dark web là nội dung trên mạng lưới đó.
Đây là nơi bạn có thể tìm thấy những khu chợ buôn bán các mặt hàng mà nhà nghiên cứu bảo mật Brian Krebs gọi là “ẩn chứa tội ác, thứ chỉ có thể truy cập bằng các phần mềm đặc biệt để che giấu địa chỉ thực của một người khi họ trực tuyến”.
Liên Hợp Quốc khẳng định mặc dù buôn bán ma túy trên darknet chỉ chiếm một phần khiêm tốn, các giao dịch có liên quan đã tăng 50% mỗi năm từ tháng 9/2013 đến tháng 1/2016. Đầu năm 2016, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cảnh báo một lượng lớn kẻ buôn bán súng đã chuyển sang darknet để hoạt động ngoài vòng pháp luật.
Ẩn danh chính là chìa khóa.
Nó không đơn thuần là chuyện bạn gõ tên trang web “darknet.com” – thứ bạn cần là một phần mềm và trình duyệt ẩn danh. Phần mềm của Tor (và Tor Browser) là thứ nổi tiếng nhất được dùng, bên cạnh I2P và Freenet.
Sử dụng phần mềm có tên là The Onion Router (với nhiều lớp mã hóa), Tor bảo vệ lưu lượng truy cập bằng cách định tuyến nó thông qua một mạng lưới các rơ le bảo mật. Những rơ le này được điều hành bởi mạng lưới tình nguyện viên trên khắp thế giới, những người góp băng thông máy chủ của họ.
Tor là trình duyệt ưa thích để truy cập nội dung ẩn danh. Ảnh: DFS.
Nó giống như việc bạn đi dưới một đường hầm dọc theo các đường phố bên trên và bất ngờ xuất hiện trong một ngôi nhà an toàn do những người hàng xóm xung quanh bảo vệ.
Những địa chỉ liên kết trên darket thường chỉ là những chuỗi chữ số vô nghĩa (chẳng hạn kwwujdnt.onion), rất khó để đoán biết bạn sẽ truy cập đến đâu.
Bản thân Tor không phải phần mềm bất hợp pháp, giống như việc torrent không làm điều gì bất hợp pháp cho đến khi bạn sử dụng nó để tải phim lậu. Tor ước tính chỉ 4% lưu lượng truy cập thong qua nó dành cho các dịch vụ ẩn danh (hoặc nội dung dark web). Phần còn lại là những người truy cập trang web thông thường với mong muốn ẩn danh trên mạng Internet.
Đức Nam
Theo Zing
6 tỉ thiết bị IoT đang phải đối mặt với 7.000 mã độc
Tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000.
IoT là thị trường màu mỡ cho bọn tội phạm mạng.
Theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện vào năm 2017. Với hơn 6 tỷ thiết bị thông minh đang được sử dụng trên toàn cầu, người dùng đang ngày càng bị đe doạ từ phần mềm độc hại nhằm vào các thiết bị có kết nối của họ.
Các thiết bị thông minh như đồng hồ, TV, router và máy ảnh đang kết nối với nhau và tạo nên mạng lưới Internet of Things (IoT) ngày càng phát triển. Do có số lượng lớn các thiết bị nên IoT trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng. Bằng cách xâm nhập thành công các thiết bị IoT, tội phạm có thể theo dõi người dùng, tống tiền, và thậm chí kín đáo làm cho nạn nhân trở thành đối tác của chúng.
Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã nghiên cứu về phần mềm độc hại IoT để kiểm tra mức độ nguy hiểm của nó. Họ đã thiết lập mạng nhân tạo honeypots mô phỏng mạng của các thiết bị IoT khác nhau (router, camera kết nối,...) để quan sát xem liệu phần mềm độc hại cố tấn công các thiết bị ảo của họ. Họ không phải đợi lâu, các cuộc tấn công đẵ bắt đầu bằng cách sử dụng các mẫu độc hại đã biết.
Thiết bị kết nối với thế giới vạn vật không có gì là đảm bảo an toàn tuyệt đố.
Hầu hết các cuộc tấn công do các chuyên gia của công ty chỉ định nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%), và 20% cuộc tấn công vào các thiết bị mạng khác như router, modem DSL,... Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và các thiết bị gia đình thông minh.
Trung Quốc (17%), Việt Nam (15%), và Nga (8%) nổi lên là 3 nước hàng đầu có các thiết bị IoT bị tấn công, mỗi quốc gia đều có một số lượng lớn các máy bị nhiễm. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan, tất cả cùng theo sau đó ở mức 7%.
Cho đến nay trong cuộc thử nghiệm đang diễn ra này, các nhà nghiên cứu đã có thể thu thập thông tin về hơn bảy ngàn mẫu phần mềm độc hại được thiết kế đặc biệt để hack thiết bị được kết nối.
Theo các chuyên gia, lý do đằng sau sự gia tăng rất đơn giản: IoT rất dễ bị xâm nhập và phơi bày trước mặt bọn tội phạm. Phần lớn các thiết bị thông minh đang chạy các hệ điều hành dựa trên Linux, tấn công vào chúng dễ dàng hơn bởi vì bọn tội phạm có thể viết chung mã độc. Điều làm cho vấn đề này trở nên nguy hiểm là tiềm năng của nó.
Theo danviet
Người dùng uberMOTO đi đến đâu nhiều nhất? Đó là một địa danh nổi tiếng của Sài Gòn xưa cũng như TP.HCM ngày nay. Dịch vụ uberMOTO vừa tròn 1 năm ra mắt. Ngày 28/5, Uber đã kỷ niệm 1 năm ra mắt dịch vụ uberMOTO tại Việt Nam, và công bố một số kỷ lục ghi nhận được trong thời gian 365 ngày vừa qua. Theo đó, các tài xế...