Đáp trả Tim Cook, Mark Zuckerberg nói sẽ không xây dựng trung tâm dữ liệu ở những nước vi phạm quyền riêng tư
Tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc Facebook gần như không còn cách nào để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Thứ 6 tuần trước, trong cuộc họp thường niên với các nhà đầu tư của Apple, ông Tim Cook đã thêm một lần nữa “đá đểu” Facebook khi cho rằng, bất cứ ai cũng không có quyền thu thập thông tin người dùng và sử dụng nó để chống lại họ. Dù ông không nói thẳng, nhưng mọi người đều hiểu những lời này ám chỉ Facebook.
Nhưng đến hôm qua, trong bài viết dài về tương lai của Facebook, CEO Mark Zuckerberg cũng tận dụng cơ hội này để trả đũa ông Cook. Nhà sáng lập Facebook cho biết, công ty sẵn sàng bị cấm ở những quốc gia phản đối trọng tâm mới hướng vào quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với việc lưu trữ dữ liệu an toàn.
Bài viết của Zuckerberg cho biết: “ Có một sự khác biệt quan trọng giữa việc cung cấp dịch vụ trong một quốc gia và lưu trữ dữ liệu của mọi người tại đó. Khi chúng tôi xây dựng các hạ tầng dữ liệu trên khắp thế giới, chúng tôi sẽ chọn không xây các trung tâm dữ liệu ở những quốc gia có vi phạm về quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận.”
Zuckerberg cũng không chỉ đích danh Apple ở đây, nhưng mọi người đều hiểu ông đang nói kháy tới các hãng công nghệ không sống bằng dữ liệu – và Apple là một trong những công ty nắm giữ nhiều dữ liệu người dùng nhất trong số các hãng đó, dựa trên sự phổ biến của iPhone trên thế giới và tại Trung Quốc.
Trước đó, vào năm 2017, theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc, Apple cùng hàng loạt công ty công nghệ nước ngoài đã phải liên kết với các công ty địa phương để đưa dữ liệu tới các máy chủ do công ty mạng nhà nước China Telecom quản lý. (Nhưng Apple cho biết, họ vẫn bảo đảm vững chắc quyền riêng tư người dùng.)
Trong khi đó, với lời tuyên bố như trên, rõ ràng cánh cửa tiến vào thị trường Trung Quốc của Facebook đã gần như đóng lại trong tương lai. Mạng xã hội này bị chặn tại Trung Quốc từ năm 2009, và từ đó đến nay, Zuckerberg đã nhiều lần nỗ lực thuyết phục các nhà lãnh đạo quốc gia này đổi ý nhưng đều thất bại. Năm ngoái, Facebook đã mở một lồng ấp startup tại Trung Quốc, nhưng giấy phép nhanh chóng bị rút lại chỉ sau một ngày.
Video đang HOT
Tham khảo The Verge
Mark Zuckerberg: Người dùng không tin tưởng Facebook vì họ không hiểu gì về nó
Sau tất cả những gì đã xảy đến với mạng xã hội Facebook suốt hơn một năm qua, phải tới nay CEO Mark Zuckerberg mới có những chia sẻ về sóng gió đã qua, đồng thời phản biện về những vấn đề Mark cho rằng người dùng đã nghĩ sai về Facebook.
2018 là một năm đầy sóng gió với mạng xã hội lớn nhất hành tinh sau hàng loạt vụ bê bối gây chấn động, khi niềm tin của người dùng với Facebook đã suy giảm đáng kể. Tại thời điểm này, có vô số lý do khiến người dùng không khỏi lo lắng mỗi khi truy cập Facebook.
Hôm thứ Năm (24/1) mới đây, tờ Wall Street Journal đã đăng tải bức tâm thư dài hơn 1000 chữ của CEO Mark Zuckerberg giải thích về cách Facebook hoạt động, xử lý dữ liệu người dùng và kiếm tiền từ quảng cáo.
Hơn hết Mark muốn "thanh minh" cho những hiểu nhầm từ trước đến nay của nhiều người về Facebook. Tâm thư có tiêu đề "The Facts About Facebook" hay "Những sự thật về Facebook".
Mark cho rằng, Facebook đã có một lịch sử hoạt động 15 năm và đủ sự chín chắn để có được lòng tin của người dùng. Tuy nhiên, lý do chính khiến nhiều người dùng vẫn còn e ngại và thiếu niềm tin vào Facebook vì lo sợ năng lực xử lý dữ liệu người dùng và trách nhiệm của Facebook.
CEO Facebook chia sẻ : "Thông thường, bạn sẽ phải trả tiền để sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ. Còn với Facebook, bạn được phép sử dụng dịch vụ của chúng tôi mà không mất phí. Chúng tôi làm việc với các nhà quảng cáo để hiển thị quảng cáo mà bạn quan tâm. Mô hình này nghe có vẻ khá mơ hồ và khó nắm bắt. Rõ ràng chúng ta thường không tin tưởng vào những thứ mà chúng ta không hiểu về nó".
Theo Mark, chính quảng cáo đã giúp Facebook có cơ sở để cung cấp một mạng xã hội miễn phí cho tất cả mọi người.
Mark nhấn mạnh: "Đôi khi, mọi người lầm tưởng chúng tôi đã làm những việc mà thực tế chúng tôi không làm. Ví dụ chúng tôi không bán dữ liệu của người dùng mặc dù có nhiều nguồn tin nói rằng chúng tôi đã làm như vậy. Thực tế, việc bán dữ liệu người dùng cho các nhà quảng cáo là hành động đi ngược lại lợi ích của chúng tôi, bởi nó sẽ làm giảm đi giá trị duy nhất của Facebook trước mắt các nhà quảng cáo. Chúng tôi có động cơ mạnh mẽ để bảo vệ thông tin của người dùng khỏi bị người khác truy cập trái phép".
Hồi đầu tháng 1/2019, một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew Research cho thấy, nhiều người dùng dùng rõ ràng không hề hay biết về cách Facebook theo dõi thông tin của họ để cung cấp những quảng cáo liên quan đến sở thích. Facebook thường thu thập thông tin về các trang cá nhân, fanpage mà người dùng thích hoặc theo dõi để từ đó làm cơ sở nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác hơn.
Trong số gần 1 ngàn người Mỹ trưởng thành được hỏi thì có tới 74% người dùng Facebook không hề biết về cách Facebook hiển thị quảng cáo ưu tiên dành cho từng người như thế nào. Bên cạnh đó, có tới 51% người dùng cho biết, họ cảm thấy không thoải mái khi Facebook thu thập quá nhiều thông tin của họ.
Cơ sở dữ liệu của Pew Research cho thấy, vấn đề của Facebook rõ ràng vẫn là minh bạch thông tin. Có một thực tế rằng, chúng ta càng biết nhiều về cách Facebook hoạt động thì nó càng trở nên kém tin cậy hơn.
Một cuộc khảo sát thường niên của Viện Ponemon tiết lộ, niềm tin của người dùng với Facebook đã suy giảm đáng kể từ sau vụ bê bối thu thập trái phép dữ liệu người dùng của Cambridge Analytica. Facebook được cho đã biết chuyện Cambridge Analytica thu thập dữ liệu của hàng chục triệu người dùng nhưng không hề có động thái muốn giải quyết cho đến khi mọi chuyện bị phanh phui.
Tờ Finacial Times cho biết, niềm tin của người dùng vào Facebook thực sự đã có lúc tăng lên trước vụ bê bối. Tuy nhiên, sau khi vụ việc vỡ lở, lòng tin của người dùng đã giảm từ gần 80% trong năm 2017 xuống chỉ còn 27% trong năm 2018. Đó là một cú sốc quá lớn đối với Facebook.
Cuối năm 2018 vừa qua, Facebook tiếp tục dính phải một bê bối dữ liệu khác khi tờ New York Times tiết lộ, Facebook đã thỏa thuận và cho phép hơn 150 công ty truy cập trái phép vào các tin nhắn riêng tư, xem bài đăng, thông tin liên hệ và bạn bè dễ dàng. Trong đó có những cái tên khá nổi tiếng như Microsoft, Netflix, Spotify, Microsoft, Yahoo.
Thậm chí có nhiều nguồn tin cho rằng, Facebook đang theo dõi người dùng ngay cả khi họ đã tắt tính năng chia sẻ vị trí.
Ngoài tất cả những bê bối trên, Facebook trong năm qua còn phải đối mặt với hàng loạt sự cố mất mạng do lỗi hệ thống, nạn tin giả vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện cũng gây ra những căng thẳng chính trị ở nhiều quốc gia.
Nhưng trong năm qua, Facebook đã rất tích cực sửa sai với việc xóa sổ hơn 1,27 tỷ tài khoản Facebook giả mạo trong giai đoạn từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018. Tiếp đó trong giai đoạn từ tháng 3-9/2018, Facebook tiếp tục xóa hơn 1,5 tỷ tài khoản giả mạo và và 2,1 tỷ tin nhắn spam.
Xét ở góc độ nào đó, Mark Zuckerberg đã phần nào thực hiện được mục tiêu "sửa chữa" lại Facebook do chính mình đặt ra hồi đầu năm 2018. Nhưng để lời hứa và mục tiêu đó thêm chắc chắn hơn, Mark và ban lãnh đạo Facebook sẽ còn rất nhiều điều phải làm trong năm 2019 này.
Theo VnReview
Chi phí để bảo mật thông tin cho các CEO lớn trên thế giới là bao nhiêu? Trong tháng 1 này Apple đã đệ trình một tuyên bố với ủy ban chứng khoán Mỹ, trong đó công ty tiết lộ đã chi 310.000 USD vào vấn đề bảo mật cá nhân cho Tim Cook trong năm 2018. Tuy nhiên đây không phải là con số cao nhất nếu so sánh với các Giám đốc điều hành khác thuộc khu vực...