Đáp trả chính quyền ông Trump, Trung Quốc chuẩn bị điều tra chống độc quyền với Google
Đáng chú ý, cuộc điều tra nhắm vào Google này được tiến hành dựa trên đơn kiện của chính Huawei vào năm ngoái.
Các nguồn tin của Reuters cho biết, Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành điều tra hãng Google, vì các cáo buộc liên quan đến việc người khổng lồ tìm kiếm này lợi dụng hệ điều hành Android để kìm hãm cạnh tranh.
Vụ kiện được đệ trình lên vào cuối năm ngoái bởi người khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc, Huawei, hãng đang trở thành đích ngắm cho các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ. Đơn kiện của Huawei đã được cơ quan quản lý thị trường hàng đầu đất nước này đệ trình lên Ủy ban chống độc quyền của Hội đồng Nhà nước.
Các cáo buộc của Huawei cho rằng Google đã lợi dụng vị thế trên thị trường của mình để có thể gây ra “tổn thất khủng khiếp” đến các công ty Trung Quốc như Huawei, khi việc mất đi sự hỗ trợ từ nền tảng Android của hãng công nghệ Mỹ đã làm các công ty này mất sự tin cậy và doanh thu của mình.
Trước đó, việc Huawei bị đưa vào danh sách đen về thương mại đã ngăn Google hỗ trợ kỹ thuật cho các điện thoại mới của Huawei cũng như ngăn chúng truy cập vào các ứng dụng dịch vụ của Google, thành phần quan trọng đối với hầu hết thiết bị Android trên thị trường quốc tế. Huawei cho biết, doanh thu của họ trong năm 2019 đã bị sụt giảm 12 tỷ USD so với mục tiêu ban đầu, một phần lớn là vì các biện pháp trừng phạt từ chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên vẫn chưa rõ cuộc điều tra chống độc quyền này sẽ tập trung vào dịch vụ nào của Google. Một điều đáng chú ý là hầu hết thương hiệu smartphone Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, đều sử dụng phiên bản Android mã nguồn mở không có các dịch vụ Google trên điện thoại của mình khi bán tại thị trường Trung Quốc. Các dịch vụ này được thay thế bằng các ứng dụng riêng của mỗi hãng.
Video đang HOT
Một nguồn tin cho biết, quyết định chính thức về việc tiến hành hay không cuộc điều tra này sẽ được đưa ra ngay trong tháng Mười tới đây và có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ Trung trong thời gian tới.
Cuộc điều tra này được xem như hành động đáp trả việc chính quyền tổng thống Trump gần đây đã liên tục chèn ép các công ty công nghệ Trung Quốc, do các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia. Các động thái này bao gồm cả việc đưa Huawei và SMIC vào danh sách đen về thương mại, đồng thời buộc hãng ByteDance phải từ bỏ hoạt động kinh doanh TikTok tại thị trường Mỹ.
Cuộc điều tra này đến đúng vào thời điểm Trung Quốc đang tiến hành cải tổ lại bộ luật chống độc quyền của mình với các chỉnh sửa bao gồm gia tăng đáng kể mức phạt tối đa và mở rộng phạm vi xác định đối với quyền kiểm soát thị trường của một công ty nào đó.
Ông Trump muốn phá hủy 'kim bài miễn tử' của Facebook, Google
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bàn bạc về số phận của Điều luật 230, tấm "kim bài miễn tử" của các hãng Internet như Facebook, Google.
Tổng thống Trump cầm trên tay tờ New York Post trước khi ký sắc lệnh hành pháp mạng xã hội hồi tháng 5.
Cuộc bàn bạc xoay quanh chủ đề làm thế nào để tận dụng các quyền pháp lý cấp liên bang, nhằm làm suy yếu Điều 230 thuộc Đạo luật chuẩn mực truyền thông Mỹ. Điều 230 bảo vệ các công ty Internet khỏi trách nhiệm trước các nội dung do người dùng đăng tải.Tổng thống Trump đã gặp 9 Chưởng lý của Đảng Cộng hòa vào ngày 23/9 để bàn bạc về Điều 230, sau khi Bộ Tư pháp giới thiệu đề xuất cải cách luật này. Bộ Tư pháp cũng được cho là chuẩn bị nộp đơn kiện chống lại Google vào tuần sau. Giới phê bình tố cáo Google vi phạm luật chống độc quyền khi lạm dụng vị trí trên ngành quảng cáo trực tuyến và hệ điều hành di động cũng như ưu tiên việc kinh doanh riêng trên công cụ tìm kiếm.
Sau cuộc họp, ông Trump trả lời phóng viên rằng, có thể đưa ra kết luận trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, không rõ kết luận mà ông muốn nói đến là gì. Ông cho biết thêm, chính quyền sẽ theo dõi hoạt động của các nền tảng công nghệ trước khi cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11 diễn ra. Ông tố một nhóm nhỏ các hãng công nghệ quyền lực đã tăng cường kiểm soát thương mại và truyền thông tại Mỹ trong vài năm gần đây.
Sáng ngày 23/9, Bộ Tư pháp giới thiệu dự thảo sửa đổi Điều 230. Đầu năm nay, ông Trump ra lệnh truy quét các gã khổng lồ Internet sau khi Twitter dán nhãn cảnh báo lên một số tweet của ông vì gây nhầm lẫn về hình thức bỏ phiếu qua thư. Dự thảo cần được Quốc hội thông qua và sớm nhất phải đến năm 2021 mới có thể áp dụng.
Dự thảo nhấn mạnh khi công ty Internet "cố ý phát tán nội dung phi pháp hay điều tiết nội dung một cách sai trái, Điều 230 sẽ không bảo vệ các công ty khỏi hậu quả của những hành động của họ". Bộ Tư pháp đề xuất hàng loạt cải cách nhằm bảo đảm các công ty Internet minh bạch về quyết định của mình khi xóa nội dung và khi nào họ nên bị chịu trách nhiệm trước phát ngôn mà họ chỉnh sửa. Bộ cũng sửa lại định nghĩa của Điều 230 bằng ngôn ngữ cụ thể hơn, để hướng dẫn người dùng và tòa án.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói, chính phủ đang thúc giục 'Quốc hội thực hiện cải cách cần thiết cho Điều 230 và bắt đầu buộc các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm, cả khi họ kiểm duyệt ngôn luận bất hợp pháp và khi họ cố tình tạo điều kiện cho hoạt động tội phạm nghiêm trọng trên mạng".
Ngược lại, Hiệp hội Internet - tổ chức đại diện cho các công ty Internet lớn như Facebook , Amazon, Google - tranh luận đề xuất của Bộ Tư pháp sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng biểu đạt bản thân và trải nghiệm trực tuyến an toàn của mọi người. Luật sư Elizabeth Banker của hiệp hội cho rằng, bất kỳ nỗ lực nào nhằm xóa bỏ thông tin sai sự thật, thao túng nền tảng hay bắt nạt qua mạng cũng sẽ dẫn đến kiện tụng theo đề xuất mới.
Điều 230 bảo vệ Facebook, Google như thế nào?
Mục đích chính của Điều 230 là bảo vệ chủ sở hữu bất kỳ "dịch vụ máy tính tương tác" nào trước trách nhiệm của những gì bên thứ ba đăng tải. Ý tưởng là nó sẽ khuyến khích hình thành các loại dịch vụ và truyền thông mới tại buổi bình minh Internet.
Điều 230 có hiệu lực từ năm 1996, nằm trong Đạo luật chuẩn mực truyền thông. Phần lớn bộ luật bị tòa án phán quyết là vi hiến về quyền tự do ngôn luận, song Điều 230 vẫn được duy trì. Trong thực tiễn, đây là lá chắn của mọi website, dịch vụ lưu trữ nội dung, chẳng hạn mục bình luận dưới các bài báo, mạng xã hội , kênh video. Họ sẽ không bị kiện vì nội dung của người dùng.
Khi biên soạn luật, chủ sở hữu website lo ngại họ có thể bị kiện nếu kiểm soát những gì xuất hiện trên website, vì vậy luật có thêm điều khoản chỉ rõ, miễn là website hành động một cách trung thực, họ có thể xóa nội dung phản cảm hoặc có vấn đề. Người dùng đăng nội dung phi pháp sẽ phải chịu trách nhiệm trước tòa án.
Ngành công nghệ từ lâu xem Điều 230 là biện pháp bảo vệ quan trọng dù nó ngày càng vướng tranh cãi, do quyền lực của các hãng Internet lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Vì sao Điều 230 lại ra đời? Trong những ngày đầu của kỷ nguyên Internet, xuất hiện một số vụ kiện đáng chú ý, trong đó các công ty cố gắng đàn áp làn sóng chỉ trích bằng cách kiện chủ nhân các nền tảng. Chẳng hạn, hãng môi giới Stratton Oakmont đã đâm đơn kiện dịch vụ trực tuyến Prodigy. Tòa án buộc Prodigy phải chịu trách nhiệm trước bình luận phỉ báng của một người dùng vì họ là người kiểm duyệt nội dung.
Ngành Internet lo lắng hàng loạt dịch vụ mới sẽ không thể hoạt động nếu phải chịu trách nhiệm như vậy. Cuối cùng, Quốc hội đồng ý đưa Điều 230 vào Đạo luật chuẩn mực truyền thông.
Tổng thống Trump và nhiều người khác cho rằng, Điều 230 đã trao cho các công ty Internet hàng đầu tấm khiên bảo vệ quá lớn và giúp họ thoát khỏi trách nhiệm từ những việc mình làm. Ông Trump tố cáo bản thân là mục tiêu bị kiểm duyệt của các trang mạng xã hội.
Điều 230 thường bị hiểu sai là phải yêu cầu các công ty giữ quan điểm trung lập chính trị. Tuy nhiên, nó chỉ có mục đích duy trì quyền tự do ngôn luận của người dùng.
Ông Trump không thể thay đổi Điều 230 mà chỉ Quốc hội mới có quyền hạn này. Tuy nhiên, vào tháng 5, ông ký sắc lệnh hành pháp mạng xã hội sau vụ "gắn cờ" của Twitter và khẳng định sẽ giới thiệu luật hủy bỏ hoặc làm suy yếu Điều 230.
Google có thể tránh cuộc điều tra từ EU Thương vụ mua Fitbit của Google đang bị Liên minh châu Âu giám sát chặt, nhưng họ có thể thoát khỏi cuộc điều tra nếu cam kết rõ ràng về dữ liệu. Google tuyên bố mua lại Fitbit với giá 2,1 tỷ USD từ năm ngoái và kỳ vọng hoàn tất thỏa thuận trong năm 2020. Tuy nhiên, thương vụ này đang vấp...