Dập tắt mồi lửa bất ổn ở châu Phi

Theo dõi VGT trên

Tiếp nối Guinea, Mali, Burkina Faso, Niger…, cuộc đảo chính mới nhất ở Gabon có thể coi là một phần của xu hướng khu vực rộng lớn ở Sahel và Tây Phi với làn sóng lật đổ chính quyền, đẩy châu Phi vào bất ổn.

Dập tắt mồi lửa bất ổn ở châu Phi - Hình 1

Trung tá Amadou Abdramane (thứ 2, phải, hàng sau), thành viên Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc (CNSP) Niger tới dự cuộc mít tinh của những người ủng hộ chính quyền quân sự tại Niamey, ngày 6/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo các chuyên gia, để hiểu lý do dẫn đến tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng này, cần có cái nhìn rộng hơn về các chủ thể đang đối đầu với nhau trên “lục địa Đen”.

Theo số liệu của trang revueconflits.com, có tới 41 quốc gia châu Phi đã trải qua ít nhất một vụ chính biến lật đổ chính quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Trên bình diện thế giới, khoảng 7 trong số 10 cuộc đảo chính diễn ra ở châu Phi.

Video đang HOT

Ngay cả trước cuộc đảo chính gần đây nhất ở Gabon, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ghi nhận một “đại dịch đảo chính” tại châu Phi – cách mô tả bằng ngôn ngữ thẳng thắn hiếm thấy ở một nguyên thủ quốc gia. Trên thực tế, đã có 7 cuộc đảo chính ở châu Phi kể từ năm 2020 và tất cả đều diễn ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, ngoại trừ Sudan.

Trong cuộc đảo chính quân sự ở Niger cuối tháng 7 vừa qua, các nhà nghiên cứu về khu vực cho rằng có 4 yếu tố tác động là xung đột triền miên, chia rẽ về vấn đề kinh tế, an ninh và sắc tộc. Đây có vẻ cũng là những mồi lửa bất ổn châm ngòi cho hàng loạt vụ chính biến khác trong khu vực.

Giới lãnh đạo các cuộc đảo chính gần đây ở Guinea, Mali, Burkina Faso, Sudan và Zimbabwe thường viện dẫn những lý do như tham nhũng, quản lý yếu kém và nghèo đói để biện minh cho hành động lật đổ chính quyền. Trên thực tế, châu Phi đang đối mặt với khá nhiều thách thức. Tỷ lệ nghèo đói đang tăng cao khi các nền kinh tế mong manh của châu Phi bị đại dịch COVID-19 vùi dập, kéo theo tình trạng bất bình đẳng ngày càng rõ rệt. Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế châu Phi thuộc Liên hợp quốc (ECA), hiện có tới 546 triệu người châu Phi đang sống trong nghèo đói, tăng 74% kể từ năm 1990 và 10 quốc gia thuộc châu lục này phải đối mặt với tình trạng nghèo khổ đáng báo động. Châu Phi là lục địa có dân số trẻ nhất trên thế giới và dân số ở khu vực này cũng tăng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác. Điều này làm tăng thêm sự cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên vốn đã vô cùng khốc liệt.

Một yếu tố cũng thường được nhắc tới và được cho góp phần gây ra các cuộc biểu tình và đảo chính ở Burkina Faso, Guinea, Mali, Niger, là tâm lý tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp. Các chuyên gia giải thích xu hướng đảo chính đáng lo ngại tại các quốc gia nêu trên có một phần nguyên nhân do ảnh hưởng quá mức của Pháp. Một bộ phận người dân tại châu Phi cho rằng Pháp vẫn đang tìm cách khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc địa cũ thông qua những dự án giúp giải quyết các vấn đề kinh tế tại địa phương và tiếp tục tạo ra sức ảnh hưởng tại những nơi này bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, dẫn tới phản đối các chính phủ được Paris ủng hộ. Năm 2022, sau khi Pháp và các đồng minh châu Âu rút quân khỏi nước láng giềng Mali, Tổng thống Niger Mohamed Bazoum đã nhanh chóng đề nghị Pháp triển khai quân đến Niger để tăng cường an ninh. Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự Niger và một số nhân vật có ảnh hưởng trong nước đã chỉ trích nỗ lực gia tăng hiện diện quân sự nước ngoài ở quốc gia châu Phi này. Trước đó, các cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự của Pháp ở Mali và Burkina Faso cũng đã diễn ra. Trong khi đó, các tổ chức khu vực, như Liên minh châu Phi (AU), không thể hiện lập trường quyết liệt đối với những cuộc đảo chính xảy ra liên tục trong khu vực. Vô hình trung, giới chức quân đội ở châu Phi ngày càng tin rằng việc chiếm đoạt quyền lực bằng vũ lực không những khả thi mà còn có khả năng chỉ phải nhận lại phản ứng vừa phải từ quốc tế.

Những cuộc đảo chính liên tiếp ở châu Phi thời gian gần đây đang đe dọa đảo ngược quá trình dân chủ hóa mà châu lục này đã trải qua trong hai thập niên vừa qua, đẩy “lục địa Đen” quay trở lại kỷ nguyên mà các cuộc đảo chính là “chuyện thường”. Giới quan sát cho rằng, xung đột và đảo chính xảy ra thường xuyên khiến châu Phi trở nên kém ổn định, viễn cảnh tiêu cực này có thể gây tâm lý lo ngại trong các nhà đầu tư và khiến tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Điều đó càng làm trầm trọng hơn những thách thức về đói nghèo và bất bình đẳng, đẩy các nước châu Phi vào vòng luẩn quẩn không có lối thoát.

Vấn đề đặt ra là liệu có thể đảo ngược được xu hướng không mong muốn này không? Câu trả lời là có. Theo Giáo sư Christopher Isike, chuyên gia về chính trị và quan hệ quốc tế châu Phi tại Đại học Pretoria, Nam Phi, thông thường những cuộc xung đột ở châu Phi sẽ bao gồm các tác nhân bên trong và có các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân bên ngoài có thể giúp giảm bớt căng thẳng và xung đột hoặc làm cho tình hình bớt tồi tệ hơn. Vì vậy, các tổ chức khu vực và quốc tế, các nước láng giềng các đối tác bên ngoài đều có thể đóng vai trò nhất định trong việc giải quyết vấn đề ở châu Phi, trên cơ sở ưu tiên thúc đẩy các cuộc thảo luận và đàm phán hòa giải giữa các bên xung đột. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là bất kỳ sự can thiệp nào cũng phải thực sự xuất phát từ lợi ích của người dân châu Phi, chứ không phải với mục đích tranh giành ảnh hưởng trong khu vực. Bên cạnh đó, cần tránh kịch bản can thiệp bằng quân sự. Như trong trường hợp Niger, giới quan sát đánh giá khả năng Cộng đồng Kinh tế Tây Phi ( ECOWAS) triển khai lực lượng quân sự can thiệp vào Niger là không cao, song nếu kịch bản trên xảy ra và phe đảo chính ở nước này nhận được sự hậu thuẫn của Burkina Faso và Mali, có thể khiến lửa xung đột lan rộng khắp vùng Sahel, dải đất nằm giữa sa mạc Sahara ở phía Bắc và khu vực thảo nguyên ở phía Nam châu Phi, tạo thành thảm họa với dân thường trong khu vực.

Quan trọng hơn là “các tác nhân bên trong”, những người duy nhất thực sự có sức mạnh và vai trò quyết định để đảo ngược xu hướng đáng lo ngại này chính là các nhà lãnh đạo ở châu Phi.

Điều các nhà lãnh đạo châu Phi cần làm ngay hiện nay là củng cố niềm tin đối với người dân thông qua việc xử lý rốt ráo những vấn đề tồn tại, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng và chia rẽ vốn là mồi lửa dẫn tới bất ổn ở nhiều nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với những quyết sách của họ nhằm cải thiện điều kiện kinh tế và đời sống của nhân dân, mang lại sự ổn định trong xã hội. Đó là những vấn đề cốt lõi mà người dân châu Phi nói chung đang mong chờ và là lý do chủ yếu của một loạt cuộc đảo chính trong thời gian vừa qua.

Nga không ủng hộ ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger

Bộ Ngoại giao Nga tin rằng hành động can thiệp quân sự của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) khó có thể giúp bình thường hóa tình hình ở Niger.

Nga không ủng hộ ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger - Hình 1
Người ủng hộ chào đón các thành viên quân đội Niger sau cuộc đảo chính. Ảnh: AP

Đây là tuyên bố do ông Alexey Zaytsev, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 9/8.

"Chúng tôi tin rằng sự can thiệp quân sự của ECOWAS vào một quốc gia có chủ quyền sẽ không góp phần đạt được hòa bình lâu dài ở Niger và ổn định tình hình trong khu vực nói chung", ông Zaytsev nêu rõ tại cuộc họp báo.

Quan chức này lưu ý rằng các nước láng giềng của Niger, bao gồm Mali, Burkina Faso, Chad và Algeria, đã phản ứng tiêu cực với kịch bản can thiệp của ECOWAS.

Theo ông, Nga hy vọng rằng liên minh của Tây Phi sẽ đưa ra quyết định thông qua các nỗ lực chính trị và ngoại giao.

Ngày 26/7, một nhóm binh sĩ nổi dậy ở Niger đã tuyên bố phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum. Tướng Abdourahmane Tchiani đã thành lập Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc để điều hành đất nước. Ông Bazoum vẫn bị giam giữ tại nơi cư trú, song có thể trao qua điện thoại với các quan chức từ các quốc gia khác.

Ngày 30/7, các nhà lãnh đạo ECOWAS đã gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền quân sự thả tự do cho Tổng thống Bazoum cũng như khôi phục lại hiến pháp. Nếu không, ECOWAS sẽ triển khai các biện pháp, kể cả sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, Mali và Burkina Faso nói rằng động thái đó sẽ được coi là một lời tuyên chiến. Tối hậu thư của ECOWAS đã hết hạn vào ngày 7/8.

Các nhà lãnh đạo ECOWAS hiện có kế hoạch nhóm họp vào ngày 10/8. Tổ chức này dự định tăng cường áp lực trừng phạt đối với nhóm đảo chính tại Niger, đồng thời tuyên bố ưu tiên tìm kiếm một giải pháp ngoại giao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thẩm phán bác yêu cầu ngăn ông Elon Musk, DOGE sa thải nhân sự hàng loạtThẩm phán bác yêu cầu ngăn ông Elon Musk, DOGE sa thải nhân sự hàng loạt
22:25:06 19/02/2025
Những phụ nữ sinh đàn con đông đúc cho tỉ phú Elon MuskNhững phụ nữ sinh đàn con đông đúc cho tỉ phú Elon Musk
16:19:31 19/02/2025
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ MỹNhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú Elon Musk trong Chính phủ Mỹ
07:22:41 19/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Ông Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga - Mỹ, hoãn thăm Ả Rập Xê ÚtÔng Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga - Mỹ, hoãn thăm Ả Rập Xê Út
22:19:49 19/02/2025
Tổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông BidenTổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông Biden
06:19:15 20/02/2025
Grok 3 có khả năng gì mà tỷ phú Elon Musk ca ngợi là AI 'thông minh nhất Trái đất'?Grok 3 có khả năng gì mà tỷ phú Elon Musk ca ngợi là AI 'thông minh nhất Trái đất'?
13:08:57 19/02/2025
Đảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậuĐảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậu
05:44:38 20/02/2025

Tin đang nóng

Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
Nóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người HànNóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người Hàn
21:42:07 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Bắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủngBắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủng
21:44:25 20/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điềuCặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều
23:43:18 20/02/2025
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)
23:17:38 20/02/2025
Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệuCô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu
23:37:21 20/02/2025

Tin mới nhất

Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

06:29:12 21/02/2025
Dù vậy, Yak-130M là minh chứng cho chiến lược của Nga trong việc kết hợp khả năng mua sắm với tính linh hoạt chiến thuật, nhằm thu hút các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.
Ấn Độ: Vùng lãnh thổ Delhi có thủ hiến mới

Ấn Độ: Vùng lãnh thổ Delhi có thủ hiến mới

06:12:40 21/02/2025
Tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Rekha Gupta có khoảng 50.000 quan chức, khách mời trong đó có Thủ tướng Narendra Modi, Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh.
Canada đầu tư hàng tỷ USD để phát triển đường sắt cao tốc

Canada đầu tư hàng tỷ USD để phát triển đường sắt cao tốc

06:09:57 21/02/2025
Thủ tướng Canada đã chính thức đưa ra thông báo về dự án đường sắc nhưng liệu đảng Tự do cầm quyền hiện nay sẽ tiếp tục nắm quyền trong bao lâu vẫn là một câu hỏi không hề đơn giản.
NATO đối mặt với 'sự thay đổi mô hình' sau lời cảnh báo của Mỹ với châu Âu

NATO đối mặt với 'sự thay đổi mô hình' sau lời cảnh báo của Mỹ với châu Âu

06:08:41 21/02/2025
Áp lực này càng gia tăng khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều bên khác đang thúc đẩy các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên mức cao hơn mức mục tiêu 2% GDP hiện tại.
Miền Bắc Nhật Bản chìm trong tuyết trắng sau 2 tuần

Miền Bắc Nhật Bản chìm trong tuyết trắng sau 2 tuần

05:53:35 21/02/2025
Trong khi đó, nhiều đường phố của thị trấn Tsunan ở thành phố Niigata tích tụ lớp tuyết dày hơn 3,5 mét. Dự kiến, bão tuyết ở cấp cảnh báo có thể xảy ra nếu các đám mây hội tụ cùng vị trí.
Hãng Delta Air Lines khẳng định trình độ và kinh nghiệm của phi công

Hãng Delta Air Lines khẳng định trình độ và kinh nghiệm của phi công

05:51:22 21/02/2025
Theo TSB, xác máy bay chuẩn bị được di dời khỏi hiện trường và các nhà điều tra sẽ kiểm tra đường băng trước khi dọn dẹp để sân bay tiếp tục hoạt động.
Châu Âu chia rẽ khi Mỹ 'tách xa' Ukraine

Châu Âu chia rẽ khi Mỹ 'tách xa' Ukraine

05:49:08 21/02/2025
Trước bối cảnh đó, các quan chức của chính quyền Trump đã theo đuổi các cuộc thảo luận với Nga tại Saudi Arabia về một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev hoặc phái đoàn châu Âu.
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

23:55:19 20/02/2025
Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ cho biết đã tiết kiệm tổng cộng 55 tỉ USD trong chi tiêu liên bang, trong khi truyền thông chỉ ra việc hủy một hợp đồng giúp tiết kiệm 8 tỉ USD thực ra chỉ là 8 triệu USD.
Đâm phải voi, xe lửa trật đường ray

Đâm phải voi, xe lửa trật đường ray

23:02:27 20/02/2025
Không có hành khách nào bị thương, nhưng 6 con voi thiệt mạng sau khi bị một đoàn xe lửa đâm trúng trong vụ tai nạn tồi tệ nhất liên quan động vật hoang dã tại Sri Lanka.
Giáo hoàng Francis đang hồi phục, đã có thể ngồi dậy ăn sáng

Giáo hoàng Francis đang hồi phục, đã có thể ngồi dậy ăn sáng

23:01:48 20/02/2025
Hôm nay (20.2), Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đang trên đà hồi phục sau khi được chẩn đoán viêm hai bên phổi, trong lúc các cộng đồng Công giáo trên toàn thế giới tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Ukraine đang cạn tên lửa Patriot

Ukraine đang cạn tên lửa Patriot

22:54:49 20/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng phòng không nước này đang lâm vào tình trạng cạn kiệt tên lửa cho các khẩu đội Patriot do Mỹ sản xuất.
Siêu máy tính dự báo ngày tàn của nhân loại, khi trái đất cạn sạch ôxy

Siêu máy tính dự báo ngày tàn của nhân loại, khi trái đất cạn sạch ôxy

22:46:31 20/02/2025
Nhờ vào tính toán của siêu máy tính, con người giờ đây có thể đếm ngược đến ngày tàn của nhân loại, khi mà trái đất cạn kiệt dưỡng khí.

Có thể bạn quan tâm

Vợ Văn Hậu lần đầu selfie bị CĐM chê dữ dội, bất chấp nguy hiểm này để khoe đẹp?

Vợ Văn Hậu lần đầu selfie bị CĐM chê dữ dội, bất chấp nguy hiểm này để khoe đẹp?

Netizen

07:22:41 21/02/2025
Lần đầu, nàng WAG của Văn Hậu mất điểm trong mắt netizen chỉ vì mải mê quay video flex nhan sắc trên xế hộp. Một tài khoản gay gắt nhắc nhở cô nàng nên tuân thủ luật giao thông và nghiêm túc khi điều khiển phương tiện.
Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Pháp luật

07:12:42 21/02/2025
Biết việc con trai có quan hệ ngoài luồng với chị H., Tân thuê người đánh gãy chân và tạt axit vào người chị H., với chi phí là 200 triệu đồng.
Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Phim châu á

07:03:32 21/02/2025
Tuần qua, bộ phim ma hài Thái Lan Rider: Giao hàng cho ma là phim nước ngoài có doanh thu cao nhất tại thị trường điện ảnh Việt Nam
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Du lịch

06:48:15 21/02/2025
Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn.
Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

06:41:21 21/02/2025
Sự trở lại của thành viên đẹp nhất BLACKPINK làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều khi cô liên tục gây tranh cãi về kỹ năng.
Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Sao châu á

06:36:33 21/02/2025
Chiều 20/2, ký giả từ tờ Edaily đã đăng tải bài viết chỉ trích Lee Jin Ho, đồng thời vạch trần trò lố và những lời nói dối của cựu phóng viên này.
Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Ẩm thực

06:03:15 21/02/2025
Khi món ăn hoàn thành, bạn mở nắp nồi hấp ra, mùi thơm của thịt quyện với hương tỏi xông thẳng vào mũi, cực hấp dẫn...
'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

Hậu trường phim

06:00:47 21/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, cựu điệp viên 007 Daniel Craig sẽ không tham gia dự án chuyển thể sắp tới thuộc vũ trụ siêu anh hùng DC, dù cuối năm 2024 ông được dự đoán sẽ góp mặt.
'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

Phim âu mỹ

05:58:11 21/02/2025
Nosferatu (Ma cà rồng Nosferatu), một trong những phim kinh dị xuất sắc năm 2024, sẽ chiếu thương mại tại rạp Việt từ ngày 28.2.
Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Mọt game

05:52:25 21/02/2025
Khi iPhone 16 Plus chính thức lên kệ vào tháng 9 năm ngoái, giới công nghệ và game thủ đã ngay lập tức dự đoán về hiệu năng khủng khiếp của con chip Apple A18 Bionic.