Dập “sốt đất” bằng lệnh cấm giao dịch: Can thiệp “mạnh tay”, thị trường khó kiểm soát?
Các chuyên gia cho rằng, quyền chuyển nhượng, mua bán là quyền hợp pháp của người dân đã được quy định, vì thế việc một số địa phương cấm chuyển nhượng sẽ khiến thị trường chuyển qua phương thức phát triển ngầm, càng khó kiểm soát hơn…
Đất Phú Quốc lên cơn sốt.
Sau Kiên Giang và Quảng Ninh mới đây nhất đến lượt Khánh Hòa yêu cầu tạm dừng chuyển mục địch sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất tại khu vực dự kiến hình thành đặc khu kinh tế.
Theo đó, việc tạm dừng này sẽ có hiệu lực cho đến khi quy hoạch chung xây dựng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trao đổi với Dân trí, luật sư Trương Anh Tuấn – Trưởng ban Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng chính quyền có thể hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa song việc việc ngừng giao dịch đất đai là sai luật.
“Không thể vì ngăn cản “sốt đất” mà ngừng giao dịch được, như vậy là can thiệp vào quy luật thị trường. Việc tăng giá tại các khu vực này đang phản ánh quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng biện pháp hành chính được”, ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, phát triển đặc khu phải huy động cả nguồn lực nhà nước lẫn tư nhân. Do vậy, việc đưa ra các biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường như cấm giao dịch có thể làm nản lòng” các nhà đầu tư thực sự.
“Để ngăn chặn tình trạnh đầu cơ, sốt ảo, cần kiểm tra kỹ mặt pháp lý của các giao dịch, đây mới là chủ trương đúng. Đối với nhà đầu tư, khi giao dịch cũng đừng quên yếu tố này, cần kiểm tra pháp lý và chỉ nên mua bất động sản có giấy chứng nhận sử dụng đất”, ông Tuấn nêu quan điểm.
“Cần có cách quản lý sao vẫn phù hợp với quy luật thị trường và phù hợp với quy định pháp luật”, ông Tuấn nhấn mạnh thêm.
Trong khi đó, đề cập đến lệnh ngừng mua bán, chuyển nhượng tại các đặc khu tương lai, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho rằng, trong các quyết định đó có điểm đúng, có điểm chưa đúng.
Cụ thể, việc tạm thời ngưng việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp qua đất ở, đất phi nông nghiệp và dự án là thuộc thẩm quyền của nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cũng có quyền tạm dừng chấp thuận đầu tư đối với dự án. Tuy nhiên, một số tỉnh lại cấm chuyển nhượng, mua bán là không đúng pháp luật.
Video đang HOT
“Quyền chuyển nhượng, mua bán là quyền hợp pháp của người dân đã được quy định, vì thế việc một số địa phương cấm chuyển nhượng mà không có giải thích rõ sẽ khiến thị trường chuyển qua phương thức phát triển ngầm, càng khó kiểm soát hơn”, ông Châu nói.
Theo vị này, cơn sốt đất hiện nay chủ yếu xảy ra ở thị trường phi chính thức. Thị trường này người ta giao dịch bằng viết tay. Do đó, việc này nhà nước cấm hay không người ta vẫn làm cho nên cần phải có giải pháp về mặt tuyên truyền giải thích để cho những nhà đầu tư thứ cấp tỉnh táo không sập bẫy lừa của đầu nậu và cò đất.
Trước đó, theo báo cáo mới nhất của huyện Vân Đồn, từ đầu năm 2018 đến nay, trong thời gian chuẩn bị các bước để thành lập Khu hành chính – kinh tế đặc biệt, tình hình đất đai trên địa bàn huyện có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, đặc biệt là từ cuối tháng 3/2018 đến nay.
Theo đó, tình hình mua bán, chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp tăng về số lượng, tập trung tại cac xã: Đông Xa, Hạ Long, Đoàn Kết, Đài Xuyên…
Huyện Vân Đồn cho biết đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm cung như kiểm điểm, xử lý những cán bộ có liên quan. Tuy nhiên, một số đơn vị cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất đai nên để xảy ra một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép, san gạt, lấn chiếm đất đai va việc xử lý vi phạm của một số đơn vị còn chậm, chưa kịp thời.
Trước thực trạng này, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu tạm dừng viêc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng giao đất cho các tổ chức, dự án; tạm dừng giao dịch chuyển nhượng đất trên địa bàn huyên Vân Đôn, trường hợp đặc biệt phải báo cáo tỉnh xem xét, quyêt đinh.
Trước đó, huyện Phú Quốc đã ban hành công văn 223/UBND-KSTT về việc tạm ngưng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các khu phân lô, tách thửa. Từ đó, lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc cho rằng việc tạm dừng cho các cá nhân, tổ chức phân lô, tách thửa dưới 500 m2 là cần thiết.
Tiếp đó, ngày 7/5, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Vinh đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên – Môi trường về việc tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất tại khu vực quy hoạch xây dựng Đơn vị hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và UBND huyện Vạn Ninh tham mưu, dự thảo văn bản cho UBND tỉnh chỉ đạo tạm ngừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Việc tạm ngừng này có hiệu lực cho đến khi quy hoạch chung xây dựng Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc tạm ngừng này là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban Tỉnh ủy vào sáng 4/5.
Nguyễn Mạnh
Theo Dantri
Đất Phú Quốc sốt "bỏng tay", giá đất tăng theo từng cuộc điện thoại
"Giá đất ở đảo này tăng chưa có điểm dừng, người dân có tiền nhiều nơi đổ xô về đây mua. Khách hàng thích khu nào chỉ cần chỉ vào, môi giới lập tức giao ngay giấy tay và một phiếu hẹn làm các thủ tục", một cò đất cho biết.
Đất Phú Quốc tăng 70% trông vòng chưa đầy 1 năm Đó thông tin được UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ về việc công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, khoáng sản, môi trường trên địa bàn tỉnh này mới đây.
Theo một lãnh đạo huyện này, các khu vực cận kề bờ biển đang trở thành trở thành điểm nóng bởi người người ồ ạt tìm đến mua bán đất. Dọc nhiều tuyến đường xung quanh thị trấn Đương Đông, xã Dương Tơ xuất hiện dày đặc những ki-ốt được gọi là văn phòng mua bán đất.
"Giá đất trên đảo có thể nói là đang tăng từng ngày, theo thông tin chúng tôi nắm được giá tăng theo từng cuộc điện thoại. Tức là khách hàng trước không kịp đặt cọc, người sau gọi điện đến là giá tăng ngay tức thì", vị này cho biết.
Cơn sốt giá đất không chỉ "nóng" ở vùng ven biển mà nay đã nhanh chóng lan sang đất trống đồi núi trọc. Những mảnh đất đồi từ lâu nay "cho không ai lấy" nay bỗng dưng được hét giá hàng tỷ đồng/ha. Theo đó, đất đồi ở những vị trí đẹp giáp biển, giáp đường lớn đã có người mua hết với giá khá cao.
Chẳng hạn mới có một người dân ở xã An Thới vừa bán được lô đất rộng 3ha giá 4,5 tỷ đồng, chỉ 2 tiếng sau đã nhảy lên gần 6 tỷ đồng. Với đất không có sổ, giá có phần mềm hơn nhưng vẫn ở mức cao ngất ngưởng, dao động từ 2,5 đến 3 tỷ đồng/công (1.000m2).
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, một "cò" đất tên Thành cho biết thêm: "Giá đất ở đảo này tăng chưa có điểm dừng, người dân có tiền nhiều nơi đổ xô về đây mua. Khách hàng thích khu nào chỉ cần chỉ vào, môi giới lập tức giao ngay giấy tay và một phiếu hẹn làm các thủ tục chuyển nhượng trong một tháng. Nhưng, chẳng cần đợi lâu đến thế, tờ giấy này một ngày nhiều khi chuyển sang tay đến hơn 10 người mua mới".
Một trong những dự án quan trọng nằm trong danh sách đầu tư nâng cấp, mở rộng trong thời gian tới
Hiện nay Văn phòng đăng ký đất đai tại Phú Quốc đã quá tải, với hàng ngàn hồ sơ trễ hẹn nên việc mua bán, sang tên sổ đỏ phải mất vài tháng mới xong. Vì thế các cò đất hầu hết tư vấn cho khách ra công chứng ủy quyền toàn phần rồi có thể mua bán ngay cho người khác mà không cần sang tên sổ đỏ. Cách này nhanh, nhưng là một cái bẫy vì không thể biết được đất này có thuộc quy hoạch hay không.
Có một thực tế, những mảnh đất đồi không giấy tờ mà chúng tôi tìm hiểu được chính là diện tích đất do xã quản lý, thế nhưng người dân đã vô tư "xí phần" với chỉ một vài cây họ trồng làm dấu. Điều đáng báo động hơn, những mảnh đất công đó lại được người dân mua bán một cách bất hợp pháp.
Theo UBND tỉnh Kiên Giang, trong 3 tháng đầu năm nay, các ngành chức năng của tỉnh và huyện Phú Quốc đã phát hiện hơn 50 tổ chức và hộ cá thể với khoảng 540 công trình vi phạm xây dựng không có giấy phép hoặc xây sai phép...
Từ đó đã hình thành các khu dân cư tự phát không phù hợp quy hoạch phát triển huyện đảo Phú Quốc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có nhiều khu dân cư tự phát được hình thành ngay trong khu quy hoạch phát triển các dự án đang được chính quyền giao cho các nhà đầu tư triển khai và làm phát sinh tranh chấp phức tạp, kéo dài.
Đoàn kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính hơn 318 triệu đồng, buộc tháo dỡ nhiều công trình. Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang đã giao UBND huyện Phú Quốc hoàn thành hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý những công trình vi phạm khác, ưỡng chế, tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay tỉnh đang tăng cường công bố công khai các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, nhất là các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và cắm mốc giới thực địa để người dân, doanh nghiệp biết và giám sát theo quy hoạch. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát gắn với kiên quyết xử lý mạnh các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm, xử phạt hành chính, đình chỉ thi công...
Theo UBND huyện Phú Quốc, tính đến nay Phú Quốc đã thu hút được 271 dự án đầu tư về du lịch, giải trí với tổng nguồn vốn đầu tư lên đến 370.000 tỷ đồng. Việc hạ tầng đô thị, giao thông thay đổi mạnh mẽ đã kéo theo giá bất động sản nơi đây tăng khoảng 70% chỉ trong một năm qua.
Đặc biệt, trước thông tin huyện đảo Phú Quốc sắp trở thành đặc khu kinh tế, nhiều nhà đầu tư đua nhau đổ tiền về đây làm dự án. Không chỉ giá bất động sản tăng cao mà tình trạng xây dựng sai phép, trái phép, không phép cũng xảy ra tràn lan, phức tạp trên huyện đảo này.
Mới đây, tỉnh Kiên Giang công bố điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc đến năm 2020, định hướng năm 2030 phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc. Lập tức, ăn theo thông tin trên, rất nhiều sàn giao dịch nhà đất "tung chiêu" quảng cáo câu khách và thổi giá.
Theo đó, trên đảo này sẽ được đầu tư phát triển khoảng 22 tuyến đường bộ, tổng chiều dài hơn 255 km; Nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đảm bảo phục vụ cho các loại máy bay B777, B787, A350 hoặc tương đương; công suất 4 - 6 triệu khách/năm và 100.000 - 200.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2020; 15 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2030.
Tiếp đến, quy hoạch hệ thống cảng biển tại 2 thị trấn Dương Đông và An Thới; các khu vực Vịnh Đầm, mũi Đất Đỏ, Bãi Vòng, Đá Chồng phục vụ du lịch; Xây dựng các cảng du lịch Hòn Thơm, Bãi Trường, mũi Móng Tay, Rạch Vẹm.
Tổng quỹ đất dành cho phát triển giao thông hơn 1.745 ha, chiếm 3% diện tích đất đảo Phú Quốc. Tổng vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng 5.940 tỷ đồng và sau năm 2020 là 21.250 tỷ đồng từ các nguồn trung ương, địa phương và những nguồn hợp pháp khác.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Đất nền sốt giá Dòng tiền từ lãi chứng khoán, tiền tiết kiệm và kênh khác đang đổ vào bất động sản, nhất là phân khúc đất nền vùng ven và nhà phố riêng lẻ. Từ cuối năm 2017 trở lại đây, giá đất nền các quận - huyện ngoại thành của TP HCM bất ngờ tăng vọt sau một thời gian lắng dịu. Những người đang...