Đắp mặt nạ như thế nào cho hiệu quả
Đắp mặt nạ không đúng cách lại có thể dẫn đến một số tác dụng ngược, khiến da trở nên xấu đi.
Trong quy trình dưỡng da thì có lẽ đắp mặt nạ là bước mà ai cũng thích, vì nó mang đến cảm giác thoải mái, giúp thư giãn và quan trọng nhất là mang đến một “diện mạo mới” xinh đẹp hơn cho làn da của mình! Tuy nhiên, đắp mặt nạ không đúng cách lại có thể dẫn đến một số tác dụng ngược, khiến da trở nên xấu đi (ôi…). Vậy đắp mặt nạ như thế cho đúng nhỉ?
- Một tuần bạn chỉ nên đắp mặt nạ khoảng 2 hay nhiều nhất là 3 lần thôi. Không nên đắp mặt nạ hằng ngày, bởi như thế có thể làm cho da mỏng hay trở nên nhạy cảm hơn đấy.
- Như bạn đã biết, ban đêm, đặc biệt là khi bạn ngủ say chính là lúc da có khả năng hấp thụ cao nhất những chất dinh dưỡng. Tuy thế, bạn không nên để nguyên mặt nạ trên mặt rồi đi ngủ, bởi nó có thể khiến lỗ chân lông bị bịt kín, mụn cứ thế kéo nhau đến cứ trú hay tệ hơn nữa là có thể gây dị ứng trên da. Tốt nhất bạn nên đắp mặt nạ trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút, sau đấy rửa sạch thì da sẽ “yêu” bạn hơn!
- Vào những ngày nguyệt san sắp ghé thăm thì bạn không nên đắp mặt nạ nhé! Vào những ngày này da thường rất nhờn, yếu, dễ nổi mụn vì thế da cũng “lười” hấp thụ các dưỡng chất. Do đó, nếu vẫn duy trì việc đắp mặt nạ như bình thường có thể gây tác dụng ngược, khiến da tích tụ nhờn gây dị ứng, sinh mụn.
Vào những ngày nguyệt san sắp ghé thăm thì bạn không nên đắp mặt nạ nhé!
Tuy nhiên, nếu (vẫn) muốn đắp mặt nạ thì bạn chỉ nên chọn những loại có khả năng hấp thụ chất nhờn, dành cho da mụn hay nhạy cảm. Bên cạnh đó, các loại mặt nạ cứng khô như mặt nạ đất sét rất thích hợp vào những ngày trước chu kì, vì có khả năng hút nhờn và lấy đi bụi bẩn, tế bào chết bám sâu trong lỗ chân lông. Nhưng nhớ phải tránh tuyệt đối các loại mặt nạ có-chứa-dầu dạng cream hay lotion bạn nha!
Video đang HOT
- Sau khi nguyệt san kết thúc cũng là lúc da trở nên sạch thoáng, khỏe mạnh, cũng như có đủ khả năng để hấp thụ tối đa những dưỡng chất từ các loại mặt nạ. Do đó, đây là thời điểm tuyệt vời để bạn thử nhiều loại mặt nạ khác nhau lên da để cung cấp nhiều dinh dưỡng, giúp da mềm mại, mịn màng hơn. Tuyệt quá đúng không nào?
Theo Alobacsi
Chu kỳ nguyệt san tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Nếu chú ý nhiều hơn đến chu kỳ nguyệt san hàng tháng, bạn sẽ hiểu thêm về sức khỏe của mình thông qua những triệu chứng thường gặp.
Theo các bác sĩ, chu kỳ kinh nguyệt có thể bộc lộ nhiều điều liên quan đến sức khỏe của phái nữ. Tùy thuộc tình hình mỗi người mà ngày "đèn đỏ" sẽ có những biểu hiện khác nhau.
1. Khi chu kỳ trở nên chậm dần theo từng tháng
Việc chu kỳ kinh nguyệt chậm dần vài ngày mỗi tháng là điều bình thường. Các bác sĩ sản khoa cho rằng trong vài năm trước khi giai đoạn mãn kinh diễn ra, chu kỳ nguyệt san có thể kéo dài hơn và triệu chứng sẽ thay đổi. Thí dụ, nếu bình thường chu kỳ của bạn là 28 ngày thì trong giai đoạn này, chúng có thể kéo dài thành 32 hay 33 ngày. Trong trường hợp bị mất kinh không rõ nguyên nhân, bạn cần đi khám để biết được nguyên nhân chính xác.
2. Khi kỳ nguyệt san quá ngắn
Chu kỳ kinh nguyệt nếu quá ngắn (chỉ kéo dài ít hơn 21 ngày) cũng là dấu hiệu bất thường. Do đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra ngay khi thấy dấu hiệu này. Kỳ nguyệt san quá ngắn có thể là dấu hiệu liên quan đến các bệnh về tuyến giáp, tuyến yên hay tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể.
3. Lượng máu chảy ra quá nhiều
Lượng máu thoát ra trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu lượng máu quá nhiều, có thể bạn đang gặp rắc rối với chứng u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
4. Đau bụng khi đang "tới ngày"
Đầy hơi, tiêu chảy và thậm chí buồn nôn đều là những triệu chứng bình thường của kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nếu bất ngờ cảm thấy buồn nôn.
Triệu chứng này có thể do cơ thể bạn đang bị ngộ độc, thường có biểu hiện như sốt cao, nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức khi bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu bất ổn từ vùng bụng.
5. Chu kỳ nguyệt san luôn khiến bạn bị đau đầu
Do lượng máu mất đi trong khoảng thời gian này có thể gây ra tình trạng thiếu máu, quá trình vận chuyển oxy đến não và phổi sẽ khó khăn hơn. Nếu lượng máu chảy ra nhiều hoặc xuất hiện những khối máu đông, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu nhiều hơn.
Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên đi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu bạn có cần bổ sung thêm chất sắt dưới dạng thuốc bổ mỗi tháng để làm giảm bớt cảm giác mệt mỏi và đau đầu trong kỳ nguyệt san hay không.
6. Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng luôn khiến bạn kiệt sức
Một số người phải đối mặt với các triệu chứng khá dữ dội khi tới ngày "đèn đỏ", đặc biệt là các cơn đau bụng. Trường hợp tình trạng đau bụng xảy ra quá sức chịu đựng, có thể là dấu hiệu bệnh lý cho thấy bạn có thể bị sảy thai hoặc bị viêm nhiễm "vùng kín".
Do đó, nếu thấy những triệu chứng bất thường, bao gồm những cơn đau bụng dữ dội, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ phụ khoa.
7. Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
Kỳ nguyệt san có thể bộc lộ rất nhiều điều về khả năng sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ kỳ "đèn đỏ" nếu đang có kế hoạch sinh em bé hoặc muốn tránh thai. Khi kỳ kinh nguyệt không đều đặn, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội thụ thai do không thể tính chính xác ngày rụng trứng (nằm ở giai đoạn giữa chu kỳ). Hãy trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc và mong muốn của bạn để được tư vấn và có hướng điều trị tốt nhất.
Theo Hồng Xuân/Báo Phụ Nữ TP.HCM
Bạn thấy mình béo hơn vào ngày 'đèn đỏ'? Kỳ nguyệt san đến khiến cơ thể bạn thay đổi cả về tâm, sinh lý, như tâm trạng thất thường, đau bụng, lưng... Thậm chí, bạn còn cảm thấy mình béo hơn một chút vào ngày này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy đó chỉ là tưởng tượng mà thôi. Được in trên tạp chí Eating Disorders, nghiên cứu này...