Đập đầu nát chậu để chúc Tết bà nội – Trào lưu nhận lì xì độc lạ của giới trẻ xứ Trung dịp Tết Nhâm Dần hay gì?
Vì không muốn chỉ xếp hàng chúc Tết bà nội rồi nhận lì xì theo kiểu truyền thống, chàng trai trẻ đã nghĩ ra cách nhận tiền mừng tuổi vô cùng độc lạ là đập đầu vào chậu nhôm.
Ảnh minh họa
Mỗi dịp Tết đến, người lớn thường mừng tuổi cho các con cháu của mình để lấy may. Ngoài cách phát phong bao theo thứ tự kiểu truyền thống, người ta còn nghĩ ra rất nhiều cách phát lì xì theo kiểu độc lạ.
Dịp Tết Nhâm Dần 2022, một chàng trai ở Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đã khiến dân mạng nước này được phen xôn xao khi tự đập đầu vào chiếc chậu nhôm để chúc Tết và nhận tiền lì xì từ bà nội của mình.
Đoạn clip được ghi lại vào ngày 31/1 vừa qua được người thân trong gia đình chàng trai đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận ở đất nước tỷ dân.
Trong đó, chàng trai trẻ quỳ dưới đất, trước mặt là một chiếc chậu nhôm, còn bà nội của cậu ngồi trên chiếc ghế đối diện. Anh chàng ra sức đập đầu vào chậu một cách vui vẻ, những người khác trong gia đình ngồi một bên chứng kiến thì không nhịn được cười.
Theo chia sẻ của bà Đới – cô của chàng trai trong đoạn clip, anh chàng nói muốn chúc Tết bà nội và tự lấy ra chiếc chậu, sau đó lém lỉnh “đặt điều kiện” mỗi lần đập đầu vào chậu trị giá 100 tệ (tương đương 360 nghìn đồng), đập được bao nhiêu lần thì bà lì xì cho bấy nhiêu tiền. Nhưng mới qua vài lần, bà nội liền không cho cháu trai tiếp tục đập đầu vào chậu nữa, vì bà xót chiếc chậu của bà bị đập hỏng. Mặc cho cháu trai ra sức can ngăn bà “đừng tiếc chậu”, màn đập đầu chúc Tết vẫn phải nhanh chóng kết thúc.
Cuối cùng, chàng trai đã đập đầu xuống chậu 5 lần và được bà nội mừng tuổi 500 tệ (tương đương 1,8 triệu đồng). Anh chàng vô cùng thích thú khi được nhận lì xì theo kiểu sáng tạo này, còn cả gia đình cũng được phen phấn khích vì sự hài hước của 2 bà cháu.
Ngày 1/2, một chàng trai trẻ khác ở Sơn Đông cũng khiến cộng đồng mạng Trung Quốc cười ngất vì màn chúc Tết bà nội bằng cách đập đầu vào chậu như trên.
Cách chúc Tết nhận lì xì có 1-0-2 này đã nhận về nhiều bình luận trái chiều trong ngày đầu năm mới Nhâm Dần. Một số người tỏ ra khá khắt khe: “Lại còn ra điều kiện mỗi lần đập đầu 100 tệ nữa, không nên chút nào.”, “Tôi thấy làm thế này hơi quá rồi.”, “Mừng tuổi bao nhiêu là do người lớn chứ, sao lại còn lôi trò chơi ra để quyết định vậy?”, “Làm thế này thì mất hết ý nghĩa của tiền mừng tuổi rồi.”, “Vui thôi, đừng vui quá thế chứ!”…
Bên cạnh đó, nhiều người lại cảm thấy cách làm này khá thú vị: “Ha ha, phải tôi thì tôi sẽ đập đầu đến nát chậu mới thôi.”, “2 bà cháu dễ thương quá!”, “Quan trọng là cả nhà cùng vui, quá sáng tạo!”, “Xếp hàng nhận lì xì không cũng chán, làm như này hay đó!”, “Phong cách lì xì khá bạo lực, nhưng mà dễ thương, ha ha.”, “Phải tôi thì không biết sẽ được mấy nghìn tệ đây.”, “Hay ghê, tôi cũng phải thử mới được!”…
Nguồn: Tổng hợp
Mới mùng 1, Bottega Veneta đã "ăn gạch" vì làm bao lì xì vàng: Liệu netizen có đang quá quắt?
Liệu Bottega Veneta có xứng đáng bị "hoả thiêu" vì sản xuất phong bao lì xì có màu sắc khác biệt so với những thương hiệu khác?
Từ lâu, phong tục lì xì đầu năm của người Á Đông đã trở thành "mảnh đất" để các thương hiệu xa xỉ thể hiện sức sáng tạo, cho ra đời những phong bao mừng tuổi mang đậm dấu ấn của nhà mốt. Tuy nhiên việc khai thác chất liệu văn hoá dân gian của các miền đất khác chưa bao giờ là điều "dễ như ăn kẹo".
Bằng chứng là vừa qua, Bottega Veneta - thương hiệu đang giữ được sức hút trong những năm gần đây đã vấp phải chỉ trích khi cho ra mắt phong bao lì xì có màu vàng. Tài khoản Instagram @diet_prada đã mỉa mai thương hiệu này bởi nước đi lạ lẫm so với các nhà mốt khác.
Bài đăng châm biếm cách chọn màu sắc của Bottega Veneta
Các nhãn hiệu xa xỉ khác thường in ấn phong bao lì xì màu đỏ
Tài khoản này nói việc Bottega Veneta tự ý thay đổi màu sắc bao lì xì từ đỏ sang vàng là hành động thiếu tôn trọng văn hoá Á Châu, đồng thời gay gắt chỉ trích khi cho rằng thương hiệu chỉ quan tâm tới việc thể hiện màu sắc chủ đạo cho BST thời trang của hãng, mặc kệ các giá trị truyền thống của nước bạn.
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Bên cạnh những bình luận nặng nề hướng tới quyết định của nhà mốt, cũng có không ít ý kiến bênh vực Bottega Veneta.
Bình luận của netizen:
- "Hãy tôn trọng văn hoá nước khác và dừng hành động này lại đi".
- "Bottega Veneta đang đi quá xa rồi đó".
- "Tôi là người Châu Á và tôi thấy điều này rất bình thường mà!".
- "Hãy thôi làm quá mọi chuyện lên đi. Ở Trung Quốc, người ta còn in đủ thứ màu sắc lên phong bao lì xì cơ".
Trước đó, thương hiệu đã công bố màu kim quất là sắc màu chủ đạo của BST dành riêng cho dịp Tết
Không khó để thấy màu sắc "Cát tường" trên bao lì xì ở Việt Nam
Thực chất, màu vàng tượng trưng cho "Cát tường", đại diện cho những điều may mắn và tốt lành, là màu sắc được nhiều nhà sản xuất bao lì xì tại các nước thuộc Châu Á ưa chuộng. Sẽ thật phiến diện nếu cho rằng Bottega Veneta đang xâm phạm/chiếm đoạt văn hoá thông qua sự sáng tạo rất đỗi bình thường này. Dù sao thì, đầu năm rồi, chúng mình hoan hỉ với nhau tí đi nào!
Ảnh: Internet
Đường đua lì xì mùng 1 Tết: Hot girl nhận hơn 66 triệu từ "người ấy", rich kid cầm cả xấp tiền đô trên tay Lì xì lấy lộc may mắn cả năm luôn! Vậy là đã gần hết ngày mùng 1 của năm mới. Đúng là Tết, không khí rộn ràng và nhộn nhịp hơn hẳn. Ai cũng tranh thủ chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc nhất để làm kỷ niệm và làm hết những việc đặc biệt mà chỉ có ngày Tết mới được làm. Một...