“Đắp” da bẹn lên mu bàn tay cho người bị hoại tử da do tiểu đường
Ngày 10-4, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh thông tin về tình hình sức khoẻ người bệnh bị hoại tử da tay được đắp da thay thế.
Theo dõi tình trạng người bệnh.
Đó là người bệnh L.T.K. (67 tuổi, ngụ tại Trảng Bảng, Tây Ninh) nhập viện trong tình trạng sưng, đau, chảy dịch trên bàn tay trái kèm phập phồng bóng nước từ cổ tay đến hết mu bàn tay, đường huyết cao.
Ba ngày trước, người bệnh bị cây kẽm đâm vào bàn tay trái. Sau đó, vết thương bàn tay trái sưng to, đau, nổi bóng da kèm dịch đỏ chảy, nhiễm trùng ngày càng lan rộng đến mu bàn tay trái nên được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh. Được biết, người bệnh bị đái tháo đường type II hơn 10 năm nhưng tự điều trị ở nhà và tự mua thuốc, không điều trị tại cơ sở y tế nào.
Các bác sĩ sau hội chẩn liên khoa, nhận định đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng diễn tiến rất nhanh, hoại tử da cổ bàn tay trái, đái tháo đường type II tự điều trị, đường huyết không ổn định, suy thận cấp, tiêu chảy cấp rối loạn điện giải. Sau hội chẩn, các bác sĩ đưa ra phương án điều trị, đồng thời giải thích, tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh và thân nhân về quyết định tiến hành phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử: sau đó sẽ tạo hình bằng kỹ thuật chuyển vạt da có cuống mạch liền cho người bệnh.
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt lọc vết thương hoại tử để vết thương không lan rộng, người bệnh được theo dõi, chăm sóc vết thương tích cực cũng như điều trị suy thận, tình trạng tiêu chảy. Sau quá trình chăm sóc nội khoa và ngoại khoa, người bệnh đã ổn định tình trạng nhiễm trùng huyết, vết thương hết dấu hiệu nhiễm trùng. Ê-kip phẫu thuật lên kế hoạch phẫu thuật vạt da bẹn che phủ khuyết phần mềm cho người bệnh.
Vết thương mu tay bên trái có kích thước 10×10cm, bề mặt vết thương có giả mạch, có mô hoại tử, lê mô hạt dưới giả mạc. Ê-kíp tiến hành cắt lọc, lấy hết mô hoại tử mà giả mạc. Sau đó, ê-kíp tiến hành đo thiết kế vạt bẹn tương tự như vết thương và tiến hành tách vạt bẹn có cuống liền mạch.
Tiếp theo, ê-kíp khâu vạt bẹn liền với da mu bàn tay trái. Sau khi khâu, ê-kíp kiểm tra thấy đầu ngón hồng, vạt bẹn hồng hào. Người bệnh được tiếp tục theo dõi và chăm sóc vết thương, điều trị nội khoa nhiễm trùng huyết. Bàn tay được phủ da bẹn dính vào người trong thời gian ba tuần và được đội ngũ y bác sĩ theo dõi và chăm sóc thay băng và dùng thuốc để không nhiễm trùng, vạt da bẹn che phủ sống tốt, hồng da mu bàn tay trái.
Video đang HOT
Đến nay, người bệnh đã tách vạt da khỏi bẹn, được tạo hình mép da và đang trong quá trình phục hồi chức năng, các ngón tay cử động tốt, vạt tách da hồng hào.
Được biết, chuyển vạt da cơ có cuống là một kỹ thuật khó và phức tạp nên chỉ được tiến hành tại những bệnh viện có chuyên khoa về tạo hình. Phẫu thuật chuyển vạt da giữ vai trò quan trọng đối với điều trị các khuyết hổng phần mềm. Phẫu thuật chuyển vạt da cơ có cuống là phương pháp tối ưu được đưa ra, giúp bảo tồn khả năng vận động, đồng thời bảo đảm tính thẩm mỹ khuyết da cho người bệnh.
5 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường, chớ bỏ qua!
Cơ thể chúng ta có một số lượng đường tự nhiên và nó cũng cần đường để cung cấp năng lượng cho chúng ta.
Kiểm tra đường huyết - SHUTTERSTOCK
Nhưng khi lượng đường vượt qua một mức nhất định sẽ dẫn đến tăng đường huyết, thường được gọi là đường huyết cao.
Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các cơ quan của bạn và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Lý do chính đằng sau bệnh tiểu đường là không rõ ràng và người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách tốt nhất nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường.
Ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên, tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh là điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì lượng đường trong máu cao, nếu để lâu không được điều trị có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bạn.
Ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên, tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh là điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Có một số triệu chứng có thể xuất hiện sớm trên bệnh tiểu đường. Hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường này trước khi quá muộn.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường, theo Times of India.
1. Mệt mỏi quá mức
Nếu bạn cảm thấy kiệt sức mặc dù đã nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống lành mạnh, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy mất nước và mệt mỏi cho dù họ không gắng sức nhiều.
2. Đi tiểu thường xuyên
Khi bạn có lượng đường trong máu cao, thận của bạn không thể lọc đường đúng cách, do đó đường bị tích tụ trong nước tiểu. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men.
Nếu bạn đang sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
3. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn có lượng đường trong máu cao, cơ thể bạn sẽ bắt đầu giảm cân một cách bất ngờ. Điều này xảy ra do cơ thể bạn không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả để cung cấp năng lượng cho bạn. Do đó, nó bắt đầu đốt cháy chất béo trong cơ thể của bạn, có thể dẫn đến giảm cân đột ngột.
Nếu bạn đang giảm cân mà không cố gắng tập luyện hoặc không rõ nguyên nhân, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
4. Mất thị lực
Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng thị lực của bạn. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đôi mắt của bạn và làm tăng nguy cơ mất thị lực.
Một sự thay đổi đột ngột về thị lực thì nên được xem xét và phải hỏi ý kiến bác sĩ.
5. Sự đổi màu da
Kháng insulin có thể dẫn đến sắc tố da, đặc biệt là xung quanh cổ, các vùng khớp và chân. Nếu thấy da bị sẫm màu đột ngột nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay, theo Times of India.
Có dấu hiệu này xuất hiện ở bàn chân thì đi khám ngay, đừng để lâu mà hối không kịp Những biểu hiện bất thường ở đôi chân có thể cảnh báo cho chúng ta biết nhiều bệnh nghiêm trọng, thậm chí trước cả khi nhận được chẩn đoán chính thức từ bác sĩ. Móng chân Móng chân màu vàng có thể do lạm dụng sơn móng hoặc là dấu hiệu nhiễm nấm. Nấm móng cũng có thể khiến móng chân dày, dễ...