Đập cái trứng ngỗng chị chồng bán cho, tôi sững sờ, không sao tin nổi vào thứ đang lềnh bềnh trong bát
Tôi nhìn thứ đang nổi lềnh bềnh trong bát mà bất ngờ, không nghĩ chị chồng lại đối xử với mình như thế.
Khi phát hiện có bầu, tôi mừng lắm. 2 năm qua, vợ chồng tôi đã tìm đủ mọi cách, thăm khám khắp nơi mới tìm được con. Chồng tôi mừng rỡ báo tin cho mọi người trong hai bên gia đình.
Vì con, tôi xin nghỉ việc không lương một năm để dưỡng thai. Về kinh tế thì gia đình tôi thuộc dạng khá giả, chồng tôi lương cao nên dù có nghỉ việc hẳn tôi cũng không phải lo lắng chuyện tiền bạc. Cả ngày ở nhà đi ra đi vào cũng chán nên tôi rủ cô giúp việc đi chợ.
Trên đường đi, cô giúp việc bảo tôi nên mua trứng ngỗng ăn vì trứng ngỗng rất tốt cho em bé trong bụng. Trước đây tôi cũng từng nghe qua chuyện này nên chẳng ngại ngần mua hẳn 10 quả về ăn. Tôi mua trứng ngay sạp hàng của chị chồng. Chị ấy bán một tạp hóa nhỏ trong chợ nhưng đầy đủ hết. Hai chị em tôi còn ngồi trò chuyện một hồi. Chị ấy chu đáo dặn dò tôi những thứ phải kiêng cữ rồi phải ăn uống tẩm bổ như thế nào mới tốt mẹ tốt con.
Video đang HOT
Cũng may tôi chưa ăn, nếu không xảy ra chuyện gì, tôi cũng không dám nói trước. (Ảnh minh họa)
Nhưng khi tính tiền, tôi khá bất ngờ vì 10 quả trứng ngỗng lại có giá tới một triệu đồng. Chị chồng tôi đon đả giải thích là trứng ngỗng tại vườn, đảm bảo tốt cho bà bầu nên giá hơi chát một tí. Tôi dù không ưng nhưng cũng bấm bụng lấy. Trên đường về, cô giúp việc cứ nói đi nói lại rằng chị chồng tôi bán trứng quá mắc. Ở quê, họ chỉ bán vài chục ngàn một quả. Tôi cười trừ cho qua.
Không ngờ khi về, đập trứng ra để chiên, tôi bất ngờ khi thấy trứng đã hỏng. Không chỉ bốc mùi mà lòng đỏ đã chuyển sang màu xám, nổi lềnh bềnh trong bát. Nhìn cảnh ấy, tôi nôn thốc nôn tháo. Cô giúp việc thấy thế đem hết số trứng còn lại để đập ra thì hỏng hết, chỉ còn duy nhất 1 quả còn ăn được.
Nhìn số trứng bị vứt đi, tôi không biết nên nghĩ gì về chị chồng nữa? Chị ấy buôn bán lâu năm, chắc chắn phải phân biệt được trứng hỏng trứng tốt, thế mà lại bán cho tôi trứng hỏng với cái giá cắt cổ. Tôi chưa nói với chồng chuyện này nhưng vẫn ấm ức quá. Theo các bạn, tôi có nên đem số trứng kia đến hỏi thẳng chị chồng không?
(khanhlinh…@gmail.com)
Ước mình không là con của mẹ vì phải trả nợ quá nhiều
Đọc bài: "Ba mẹ chỉ nghĩ đến tiền của tôi", tôi thấy mình trong đó. Tôi cũng 35 tuổi, phải gồng gánh gửi tiền về cho ba mẹ 17-18 năm nay.
Ảnh minh họa
Ba tôi ngày xưa lương khá cao nhờ làm cho công ty nước ngoài từ những năm 90, mẹ là công chức nhà nước. Khả năng tự học của chị em tôi cũng cao nên không tốn chi phí cho việc học như thế hệ bây giờ. Tuy nhiên, nhà tôi chưa bao giờ thoát cảnh "kẹt tiền" chỉ vì mẹ không biết tính toán chuyện tiền bạc, lại rất sĩ diện, thích khoe khoang và tỏ ra có nhiều tiền, nhiều đồ đạc.
Một trong những nguyên nhân chính của việc kẹt tiền là mẹ chơi hụi. Những năm cấp 3, tôi còn nhớ mẹ chơi một lần khoảng 6-7 dây hụi: từ cơ quan của mẹ, bạn bè của ba, hàng xóm, bạn cũ, họ hàng xa, kể cả những người tôi không biết làm sao mẹ quen được. Mẹ chơi hụi và luôn "hốt đầu", do đó trong tất cả các dây hụi mẹ phải trả lãi cho người ta (tôi không rõ được lãi bao nhiêu, chỉ biết rất cao). Nguyên nhân chính thứ hai là tính sĩ diện của mẹ. Mẹ luôn thích tỏ ra có nhiều đồ đạc nên mua rất nhiều, kể cả những thứ không cần thiết, làm cho căn nhà vốn không rộng rãi gì luôn chật chội. Mỗi lần mẹ về quê ngoại lại hay cho tiền các cậu, các mợ, các cháu để tỏ ra mình là người có tiền.
Một nguyên nhân nữa là ba mẹ không biết tính xa. Ba mẹ nghỉ hưu đều nhận lương hưu một lần, dùng tiền đó trả nợ và tiêu xài chỉ trong phút chốc. Mẹ không bao giờ có suy nghĩ về chuyện tiết kiệm, thậm chí những dự định phải chi tiền có lịch cụ thể từ trước như giỗ lễ. Mẹ luôn nghĩ sẽ có tiền con gái gửi về nên không lo để dành gì cả.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi may mắn có được học bổng du học, nhưng mỗi tháng luôn phải dành ra 1/3 tiền học bổng vốn chỉ đủ trang trải chi phí ăn ở để gửi về cho mẹ trả nợ và tiêu dùng. Khi vừa sang nước ngoài, tôi khóc thật nhiều vì giây phút đầu tiên gọi về được cho mẹ, mẹ không hỏi chuyện ăn uống thế nào, chỉ quan tâm khi nào tôi có học bổng. Cứ như thế mỗi tháng, đều đặn vào ngày nhận học bổng, mẹ luôn gửi email hoặc tin nhắn với nội dung: "Rất mong tin vui của con". Tiền học bổng tôi gửi về, mẹ bảo là "lương", luôn khoe với người khác rằng tôi chưa đi làm nhưng vẫn có "lương" cho mẹ. Mẹ không biết rằng để có thể nhận tiền thoải mái như thế tôi cũng phải đi làm thêm rất nhiều, thời gian làm thêm của tôi tương đương như một du học sinh tự túc.
Tôi kết thúc 7 năm du học, sau đó may mắn tìm được việc làm ở xứ người. Trước khi nhận bằng tốt nghiệp, tôi cố gắng dành dụm để có được chuyến bay về nhà. Nhưng ngay tại sân bay khi đưa tôi đi, mẹ lại nói: "Phải chi con đừng về, để tiền đó gửi cho mẹ, để mẹ trả nợ cho người ta". Khi đó, tôi chỉ ước mình không phải con là mẹ nữa. Tháng đầu tiên đi làm, tôi khá chật vật nhưng cũng đủ sống. Ngày nhận lương tháng đầu tiên, tôi chưa hết vui mừng thì nhận tin nhắn của mẹ: "Con gửi mẹ 2.000 USD để trả nợ vay nóng các bạn của ba được không"? Bầu trời như sụp đổ trên đầu tôi, lương mới ra trường khi đó cũng chỉ tầm đấy, mẹ bảo tôi gửi hết, có nghĩ đến việc tôi lấy tiền gì để sống không?
Khi tôi sắp làm đám cưới, chúng tôi gửi cho mẹ một khoản để chuẩn bị. Tôi dặn mẹ: "Không mua sắm đồ đạc gì vì nhà đã nhiều đồ, chỉ dùng tiền đó để mẹ chuẩn bị trang trí, tiêu dùng sau đó". Tuy nhiên, khi tôi về đã thấy bàn mới, tủ thờ mới, salon mới, tivi mới. Thực chất mẹ không phải chi gì nhiều, mọi chi phí máy bay, đi lại, lễ lạt, nhà chồng tôi đã lo hết, khoản tiền chúng tôi gửi có thể gọi là dư dả cho mẹ. Sau đám cưới, mẹ lại than hết tiền và còn hậm hực bảo: "Mẹ không thấy vàng cưới trong lễ của nhà trai. 10 năm sau, mẹ sẽ hỏi mẹ chồng con về chuyện này". Giữa hạnh phúc của con gái và tiền bạc, mẹ tôi đã chọn cái thứ hai.
Sau khi đi làm nhiều năm, tôi cố gắng dành dụm để trả hết nợ cho mẹ cách đây 4 năm, mẹ cũng hứa không để mắc nợ nữa. Sau đấy mỗi tháng tôi đều đặn gửi về cho mẹ 10 triệu. Những năm gần đây, tôi còn lo luôn chi phí cho chị gái đang học cao học ở nước ngoài vì chị không có học bổng. Tôi lấy hết tiền tiết kiệm của mình để lo cho gia đình. Tuy nhiên, vừa cuối năm rồi, mẹ lại bảo gửi gấp 150 triệu để trả nợ vì vay nóng lãi suất cao, mua trả góp tín dụng với lãi không phải thấp. Tôi nói nếu mẹ còn mắc nợ một lần nữa, coi như tôi đã chết, sẽ không chu cấp gì cho ba mẹ nữa.
Gần đây, một chị thân thiết trong công ty nói với tôi: "Thúy là một trong những người có lương cao nhất công ty, nhưng nhìn em lúc nào cũng khổ khổ". Tôi tự hỏi, mình cố gắng như thế vì điều gì? Hiện tại tôi chỉ còn trách nhiệm đối với ba mẹ, tình cảm thì thú thật đã không còn sau biết bao nhiêu nỗi đau, cay đắng, cô đơn mà mẹ gây ra suốt mười mấy năm qua. Tôi cảm thấy mình như đứa con mồ côi, điều này đôi lúc giúp tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Gửi con 3 tháng tuổi cho chị chồng để đi làm, ngờ đâu sau 3 năm, tôi nhận quả đắng Giờ tôi chỉ muốn đưa con đi thật xa để con quên bác gái, để con chỉ biết đến tôi là mẹ thôi. Nhắc đến chị chồng, cả nhà tôi đều cảm thấy xót xa. 30 tuổi, chị lên xe hoa với một người đàn ông hơn mình 10 tuổi. Cứ ngỡ sau khi yên bề gia thất, chị sẽ có một cuộc...