‘Đào’ vàng từ núi rác thải điện tử
Trung bình trong bo mạch của 10 triệu chiếc điện thoại bỏ đi có 120 kg vàng.
Báo cáo Giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2019 của Liên hợp quốc cho thấy có 54 triệu tấn rác thải điện tử được tạo ra khắp thế giới. Khối đồ điện tử hư hỏng đó chứa lượng vàng, bạch kim và các kim loại quý trị giá ít nhất 10 tỷ USD.
Công nhân tại một xưởng tái chế rác thải điện tử lấy vàng ở Trung Quốc.
Theo Nikkei, rác thải điện tử của Nhật Bản được cho là chứa nhiều vàng hơn cả các mỏ khoáng sản ở Nam Phi. Các doanh nghiệp nước này đang tìm cách khai thác để sản xuất huy chương Thế vận hội Tokyo và nhiều mục đích thương mại. Riêng dự án sản xuất huy chương bằng rác thải điện tử đã giúp Nhật Bản tinh chế khoảng 78.985 tấn đồ gia dụng nhỏ và 6,21 triệu điện thoại di động cũ. Thông qua quá trình tinh luyện, các đơn vị tái chế đã “đào” được hàng chục kg vàng nguyên chất, khoảng 3.500 kg bạc và 2.200 kg đồng.
Ở Trung Quốc, tái chế kim loại quý từ rác thải điện tử trở thành nghề hái ra tiền. Nhiều công ty tư nhân chuyên thu mua điện thoại di động hỏng về để tách vàng từ bảng mạch theo một quy trình kỳ công: Điện phân, tinh chế lấy vàng, đồng. Cứ 10 triệu chiếc di động tái chế, có thể thu được 120 kg vàng, 84 tấn đồng với giá trị hàng triệu USD.
Theo Sina, trung bình, khoảng 50% người Trung Quốc đổi điện thoại trong vòng 15 tháng, 20% người dùng lên đời điện thoại sau một năm. Mỗi năm có đến 400 triệu thiết bị di động được thải ra thị trường. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2% số tác thải điện tử này được tái chế.
Ngoài điện thoại di động, những thiết bị điện tử, như CPU, bo mạch chủ, chip nhớ, thẻ nhớ và các thiết bị gia dụng khác trong máy tính cũng chứa vàng. Tuy nhiên, việc thu gom, tái chế rác thải ở nhiều quốc gia vẫn là hoạt động tự phát, không theo quy chuẩn về an toàn lao động. Những tạp chất, nguyên liệu không mang lại nhiều giá trị như thuỷ ngân, chì, cadmium vẫn bị thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý.
Video đang HOT
The Guadian dẫn lời Mijke Hertoghs tại Liên minh Viễn thông Quốc tế của Liên Hợp Quốc: “Nếu việc thu gom và tái chế được tổ chức tốt hơn, quy mô kinh tế sẽ tăng lên. Đây cũng là cơ hội để tạo ra một nền kinh tế với lượng việc làm mới. Sẽ có một khoản thu nhập khổng lồ cho nhiều người “.
Tuy nhiên, bà Maria Neira tại WHO, lưu ý: “Tái chế chất thải điện tử không đúng cách đang là mối nguy ngày một lớn, âm thầm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân cũng như thế hệ tương lai”.
USB-C có thể là giải pháp 'xanh' cho Apple
Việc bỏ phụ kiện trên iPhone 12 được Apple "tung hô" là "bảo vệ môi trường", nhưng giới công nghệ cho rằng hãng phải tiến xa hơn bằng cách chuyển sang USB-C.
Theo The Verge, nếu iPhone mới dùng cổng USB-C, cáp Lightning to USB-C tặng kèm sẽ chuyển thành cáp USB-C to USB-C, với khả năng sạc gần như tất cả các thiết bị điện tử của bạn. Hoặc nếu nghĩ đến môi trường hơn, Apple thậm chí có thể bỏ hoàn toàn cáp và chỉ bán mỗi điện thoại sử dụng cổng USB-C, giúp giảm đáng kể lượng rác thải điện tử.
Theo số liệu từ IDC, chỉ tính trong năm ngoái, Apple đã bán được gần 200 triệu iPhone. Mặc dù các bộ sạc có thể chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng số rác thải điện tử, trên quy mô toàn cầu, con số đó mỗi năm vẫn là hàng chục nghìn tấn. Và cũng giống xu hướng bỏ giắc cắm tai nghe trên nhiều mẫu flagship gần đây, mọi quyết định của Apple lên iPhone sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phần còn lại của ngành.
iPhone 12 được bán kèm cáp USB-C to Lightning, nhưng hầu hết người dùng iPhone cũ chỉ sở hữu củ sạc USB-A.
Trang công nghệ The Verge nêu bốn lý do Apple nên sử dụng cổng USB-C:
USB-C đang dần trở thành tiêu chuẩn chung
Phải thừa nhận rằng, USB-C không phải là loại cổng kết nối hoàn hảo. Cách đặt tên của nó rất lộn xộn (tiêu chuẩn USB hiện tại có tên là USB 3.2 Gen 2x2) và có rất nhiều loại cáp USB-C kém chất lượng ngoài thị trường. Tuy nhiên, nó cũng sở hữu nhiều đặc tính mà chưa loại cổng kết nối nào có.
Hiện nay USB-C đã trở thành một trong những chuẩn kết nối có dây phổ biến nhất thế giới, sử dụng cho nhiều sản phẩm tai nghe over-ear, True Wireless, headset VR, tablet, laptop và nhiều phụ kiện khác. USB-C khả năng cao cũng được tích hợp trên các máy chơi game Nintendo Switch và sắp tới là tay cầm điều khiển của PS5 cũng như Xbox Series X. Nhiều viên pin dự phòng hiện nay với đầu ra USB-C đã hỗ trợ công suất sạc nhanh lên đến 100 Watt, cho phép sạc laptop, tablet và điện thoại cùng một lúc.
Người dùng có thể đã có củ sạc USB-C
Lý do Apple đưa ra khi bỏ củ sạc ra khỏi hộp là tránh tặng kèm những phụ kiện mà nhiều người dùng đã có. Trong buổi giới thiệu của mình, Apple ước tính hiện đang có khoảng 2 tỷ củ sạc của hãng đang tồn tại trên thế giới, và còn "hàng tỷ" củ sạc khác của bên thứ ba.
Tuy nhiên, theo IDC, Apple chỉ chiếm 13,9% thị trường smartphone toàn cầu vào năm 2019, xuất xưởng gần 200 triệu chiếc điện thoại. Trong khi đó, phần còn lại của ngành công nghiệp lại xuất xưởng hơn 1 tỷ điện thoại chỉ trong vòng 1 năm và hầu hết các thiết bị đó đều sử dụng USB-C. Với con số chênh lệch này, rõ ràng, nhiều người đã có mọi thứ họ cần để sạc một chiếc iPhone sử dụng cổng USB-C, bao gồm cả củ sạc lẫn cáp sạc USB-C. Đấy là chưa kể đến những người đã mua các thiết bị USB-C khác, chẳng hạn như tai nghe, laptop, tablet, hay những thiết bị MacBook và iPad Pro gần đây của Apple.
Nếu thực sự muốn, bạn hoàn toàn có thể bán một chiếc smartphone USB-C mà không cần tặng bất kỳ phụ kiện nào. Và đó chính xác là những gì mà nhà sản xuất smartphone Fairphone đã làm. Bên trong hộp chiếc điện thoại mới nhất của mình, Fairphone 3 Plus, bạn sẽ không thể tìm thấy tai nghe, cáp USB-C cũng như củ sạc USB-C. Thay vào đó là một tuốc-nơ-vít nhỏ để bạn có thể tự sửa chữa điện thoại thay vì vứt nó đi.
Một kế hoạch nửa mùa
Trong phần lớn quảng cáo của Apple, hãng đều đề cập đến việc người dùng có thể tái sử dụng củ sạc của thế hệ iPhone cũ, nhưng trên thực tế, hầu hết củ sạc hiện nay đều sử dụng cổng USB-A, không tương thích với cáp USB-C to Lightning mà Apple tặng kèm với mục đích sạc nhanh. Bởi Apple gần đây mới bắt đầu bán bộ sạc USB-C cho các mẫu Pro, nên phần lớn iPhone bán ra từ trước đến nay đều đi kèm với một cục sạc USB-A.
Với iPhone 12, người dùng vẫn có thể tái sử dụng những sợi cáp USB-A to Lightning cùng củ sạc USB-A cũ, bất kế loại cáp mới trong hộp là gì. Nhưng nếu vậy, sợi cáp USB-C -Lightning tặng kèm sẽ gần như chả có tác dụng gì.
Lý lẽ của Apple
Đầu năm nay, Apple đưa ra thông cáo liên quan đến việc chuyển sang cổng kết nối USB-C nhằm đáp lại yêu cầu của EU trong việc quy định các nhà sản xuất phải tạo ra một bộ sạc chung cho mọi smartphone. Apple cho rằng việc chuyển sang USB-C sẽ khiến tổng thể môi trường tồi tệ hơn, do hàng trăm triệu phụ kiện Lightning trở nên lỗi thời.
Tất nhiên, có rất nhiều phụ kiện Lightning đang tồn tại. Tuy nhiên, lập luận này không thuyết phục vì Apple cũng từng xóa sổ các dock cắm iPod 30-pin cũng như một số thiết bị ngoại vi của iPhone thời kỳ đầu để chuyển sang Lightning hồi năm 2012. Thay vì xóa sổ những cổng kết nối cũ, Apple và những công ty khác đã bán ra các bộ chuyển đổi 30-pin to Lightning nhằm mở rộng tính hữu dụng của những phụ kiện cũ đó trong nhiều năm. Apple và các đối tác chắn chắn có thể sẽ làm điều tương tự để bảo vệ di sản Lightning.
Người dùng có thể thông cảm với hành động của Apple khi biết rằng năm ngoái con người đã thải ra gần 60 triệu tấn rác thải điện tử. Nhưng với một chiếc điện thoại có giá đến cả nghìn USD như iPhone, khó có thể chấp nhận cái hộp nhỏ hơn, ít phụ kiện hơn và đặc biệt là một cổng Lightning độc quyền.
Nếu Apple muốn chứng minh mình nghiêm túc trong cam kết bảo vệ môi trường, hãng cần phải cân nhắc thay đổi thiết kế và sử dụng chuẩn kết nối USB-C càng sớm càng tốt.
Hé lộ bí ẩn trong căn phòng không có trên bản đồ của Apple Maps Công nghệ bí mật của Apple được cho là sẽ góp phần giảm lượng rác thải điện tử từ các thiết bị bỏ đi tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm trở lại đây. Trong một tòa nhà nằm tại khu công nghiệp ở Austin tồn tại một căn phòng bí mật đến mức không xuất hiện trên bản đồ Apple Maps. Tại...