Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Trung tâm vi mạch Đà Nẵng (Centic) được chờ đợi sẽ là nơi ươm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực vi mạch điện tử, nhằm tạo ra những sản phẩm vi mạch hiện đại bằng trí tuệ VN.
Centic hứa hẹn sẽ tạo một môi trường thu hút nhân lực trong lĩnh vực vi mạch điện tử đang làm việc trong nước – Ảnh: Mai Vọng
Bắt đầu từ năm 2013, thông qua tiểu dự án phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, Đà Nẵng đã có những đầu tư đáng kể để chuẩn bị cho đội ngũ nhân lực của trung tâm vi mạch, trong đó có các khóa đào tạo nâng cao về kỹ năng thiết kế vi mạch điện tử cho các sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường, tại các trường đại học hàng đầu trong TP; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, hiện đại cho những kỹ sư tương lai của trung tâm phát huy năng lực. Tháng 10.2013, Sở TT-TT Đà Nẵng khai giảng khóa đầu tiên về ngành vi mạch. Đây là “bước khởi đầu quan trọng và là cột mốc đặc biệt trên lộ trình thực hiện khát vọng hình thành ngành công nghiệp thiết kế vi mạch cho TP.Đà Nẵng”, như đánh giá của Giám đốc Sở TT-TT Đà Nẵng Phạm Kim Sơn.
Video đang HOT
Hạt nhân của công nghiệp vi mạch
Trước tình hình phát triển đó, sự ra đời của Centic là bước đi cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tế, nhằm hình thành một đơn vị hạt nhân đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp vi mạch điện tử, chuẩn bị đội ngũ nhân lực chuyên sâu và nòng cốt trong lĩnh vực vi mạch điện tử, góp phần thu hút các nhà đầu tư, các công ty và tập đoàn trong nước và quốc tế đầu tư vào công nghiệp vi mạch điện tử tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung.
Centic đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ thiết kế vi mạch và các hệ thống nhúng nhằm triển khai công nghệ vi mạch vào các ứng dụng cụ thể, trong đó chú trọng nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực như thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị điện tử gia dụng, dây chuyền sản xuất công nghiệp, có khả năng ứng dụng trong điều kiện VN. Bên cạch đó, Centic sẽ hợp tác và chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng cho các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước để ứng dụng vào sản xuất và phục vụ đời sống; đào tạo và liên kết đào tạo nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu; cung cấp dịch vụ thiết kế vi mạch và thiết kế hệ thống nhúng theo đơn đặt hàng…
Sự ra đời của Centic hứa hẹn sẽ tạo một môi trường thu hút nhân lực trong lĩnh vực vi mạch điện tử hiện đang làm việc trong nước, đặc biệt là lực lượng nhân lực trẻ.
Trong buổi ra mắt vào ngày 11.1.2014, Centic đã ký kết hợp đồng nghiên cứu với Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) – Đại học Quốc gia TP.HCM về “Công nghệ và giải pháp thiết kế hệ thống kiểm soát vé điện tử sử dụng RFID”; ký kết hợp đồng với Công ty CP Vietnam Solution LSI về nghiên cứu “Đầu thu kỹ thuật số mặt đất theo chuẩn DVB – T2″. Ngoài ra, Centic ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Ban Cơ yếu chính phủ nhằm phối hợp nghiên cứu một số sản phẩm vi mạch điện tử mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là các sản phẩm bảo đảm an toàn thông tin số…
Theo TNO
TP.HCM đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho ngành vi mạch
Ngành công nghiệp vi mạch TP.HCM đang có những bước đi quan trọng ở khâu đào tạo nguồn nhân lực, khi vừa khai giảng Khóa đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1) vào sáng 27/2.
Các giảng viên và học viên tại lễ khai giảng.
Đây là Khóa đào tạo nằm trong dự án đào tạo thuôc chương trình "Phát triển công nghiệp Vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013 - 2020".
Khóa đào tạo này sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí từ Sở TT&TT TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) là đơn vị thực hiện. Thời gian đào tạo diễn ra trong 10 tháng, chuyên về thiết kế vi mạch tương tự.
Theo ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc ICDREC, thành viên Ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Công nghiệp Vi mạch TPHCM, khóa học này không đào tạo theo kiểu hàn lâm mà đào tạo ra những người biết làm việc một cách trực tiếp, chú trọng thực hành. Học viên sẽ được dạy đầy đủ công đoạn để thiết kế ra một con chip, được học và làm việc trên những phần mềm đắt tiền (bản quyền đến hàng triệu USD) mà các hãng trên thế giới như Toshiba hay Intel... đang làm. Bên cạnh đó, các học viên sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giáo sư tại các trường đại học kỹ thuật danh tiếng ở nước ngoài (Nhật Bản và Thụy Sỹ) cùng với những giảng viên tại các trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong nước và đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm của Trung tâm ICDREC. Các học viên khi thiết kế ra con chip, sẽ được gửi ra các nhà máy ở nước ngoài như TSMC hay Nhật Bản để sản xuất và thấy được kết quả thực tế việc học của mình.
Ông Hoàng cũng cho biết, với việc sử dụng những phần mềm đắt tiền cùng đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm như trên, chi phí tính ra cho một học viên khoảng 250 triệu đồng. Những học viên của khóa đào tạo này sẽ là "hạt giống" cho sự phát triển của công nghiệp vi mạch TP.HCM nói riêng và trên cả nước.
Theo ICTnews
Smartphone tương lai sẽ hoạt động mà... không cần pin Hiện nay, pin trên smartphone hay máy tính bảng đang là vấn đề đau đầu của người dùng cũng như các nhà sản xuất. Lần đầu tiên các nhà khoa học đã chế tạo thành công nguồn năng lượng mới từ vật liệu silicon mở ra hướng phát triển mới của công nghệ pin cho các thiết bị di động. Với thành quả...