Đảo Sao Jorge của Tây Ban Nha trong tình trạng báo động sau hơn 1.000 trận động đất
Giới chức Bồ Đào Nha ngày 23/3 cho biết đảo Sao Jorge của nước này, thuộc quần đảo Azores ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương, đang được đặt trong tình trạng báo động sau khi xảy ra hơn 1.000 trận động đất nhỏ trong những ngày gần đây.
Viện Khí tượng Bồ Đào Nha (IPMA) ra tuyên bố nêu rõ kể từ ngày 19/3, cơ quan này đã ghi nhận hơn 1.300 trận động đất trên đảo núi lửa Sao Jorge, trong đó người dân có thể cảm nhận được hơn 100 trận động đất. Các hoạt động địa chất dọc theo khe nứt núi lửa Manadas có thể liên quan đến sự gia tăng lượng magma trên đảo núi lửa này. Cho đến nay động đất chưa gây ra bất kỳ thiệt hại nào.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Publico, Giám đốc Trung tâm khảo sát núi lửa CIVISA của quần đảo Azores, ông Rui Marques cho biết người dân trên đảo đang đối mặt với “một cuộc khủng hoảng địa chấn-núi lửa” và không loại trừ nguy cơ xảy ra trận động đất lớn hoặc một vụ phun trào núi lửa. Ông Marques cho biết thêm rằng dù rất hiếm khi núi lửa phun trào trên đảo Sao Jorge, nhưng đã có ít nhất 2 lần xảy ra hiện tương này vào các năm 1580 và 1808.
Video đang HOT
Theo giới chức Cơ quan Bảo vệ dân sự của khu vực Azores, CIVISA đã nâng cảnh báo núi lửa lên cấp 4 trong thang cảnh báo 5 cấp, đồng nghĩa “thực sự có khả năng núi lửa phun trào”. Cơ quan Bảo vệ dân sự cũng đang chuẩn bị để ứng phó với kịch bản xấu nhất.
Trên tài khoản xã hội Twitter, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa thông báo ông thường xuyên liên lạc với người đứng đầu chính quyền khu vực Azores, ông Jose Manuel Boilero, để theo dõi và cập nhật tình hình. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đang triển khai mọi nguồn lực cần thiết để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Người đứng đầu đô thị Velas trên đảo, ông Luis Silveira, cho biết các bệnh nhân trong bệnh viện hoặc những người sinh sống tại viện dưỡng lão thuộc đô thị này đang được chuyển đến khu vực Calheta trên đảo. Kế hoạch sơ tán các nhóm dân cư còn lại trên đảo đến Calheta hoặc đến các đảo khác cũng sẽ được kích hoạt nếu cần thiết. Quân đội và không quân cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp cần sơ tán người dân. Trong khi đó, Hội Chữ thập đỏ Bồ Đào Nha đang gửi nhiều giường cá nhân ra đảo.
Đảo Sao Jorge có khoảng 8.000 người sinh sống, là một trong 9 đảo thuộc quần đảo Azores, cách đất liền của Bồ Đào Nha hơn 1.600 km. Hòn đảo này có chiều dài gần 54 km và rộng 8 km, tạo thành một dãy núi lửa dài trên 1.000m.
Trận động đất mạnh xảy ra lần gần đây nhất trên quần đảo Azores là vào ngày 1/1/1980, với độ lớn 6,9. Động đất đã khiến 61 người thiệt mạng, 300 người bị thương và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà trên quần đảo Azores.
Tây Ban Nha tiếp tục ban bố lệnh sơ tán dân trên đảo La Palma do núi lửa
Trên 700 cư dân trên đảo La Palma của Tây Ban Nha đã được lệnh sơ tán ngày 12/10 do dung nham nóng đỏ từ núi lửa Cumbre Vieja ở Đông Bắc quần đảo Canary đang tiến gần tới nơi sinh sống của họ.
Chính quyền địa phương cho biết từ 700 - 800 người dân La Laguna cần được chuyển đến nơi an toàn hơn.
Cảnh sát phong tỏa tuyến đường gần núi lửa Cumbre Vieja tại khu vực bờ biển phía Đông đảo La Palma, Tây Ban Nha, ngày 24/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Người phụ trách kỹ thuật của Kế hoạch Khẩn cấp núi lửa đảo Canary (Pevolca), ông Miguel Angel Morcuende cho biết: "Chúng tôi đã buộc phải sơ tán dân ở một khu vực mới. Dòng nham thạch đang tiến chậm, mọi người cần có thời gian để mang theo các vật dụng cần thiết cùng vật nuôi và bất cứ thứ gì giá trị".
Viện Địa chất quốc gia Tây Ban Nha cho biết đã xảy ra 64 rung động địa chất trong ngày 12/10, mạnh nhất có độ lớn 4,1. Công ty AENA vận hàng sân bay La Palma cho biết sân bay vẫn mở cửa, nhưng 11 chuyến bay đã bị hủy trong ngày 12/10 và nhiều chuyến khác phải hoãn.
Trước đó, cùng ngày, nhà chức trách đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa vì một đám khói bụi từ núi lửa đã bao phủ hai ngôi làng, cho phép trên 3.000 dân rời khỏi nhà. Ngày 11/10, nham thạch đã phủ ngập một nhà máy sản xuất xi măng tại đảo La Palma, tạo ra những đám khói khiến chính quyền địa phương yêu cầu người dân ở trong nhà, đóng kín cửa, tắt điều hòa không khí để tránh hít phải khí độc hại.
Núi lửa Cumbre Vieja đã bắt đầu phun trào từ ngày 19/9. Nham thạch đã bao phủ gần 600 hecta đất và phá hỏng mọi thứ trên đường đi. Sau khi đỉnh núi sập một phần hôm 9/10, một dòng nham thạch mới đã chảy ra phía biển, phá hỏng các đồn điền chuối và bơ cũng như hầu hết những ngôi nhà còn lại trong thị trấn Todoque. Dòng nham thạch với nhiệt độ có thể làm chảy kim loại này đã phá hủy 1.186 ngôi nhà trong 3 tuần kể từ khi núi lửa phun trào. Khoảng 6.700 người đã phải sơ tán ở La Palma, nơi có khoảng 83.000 dân.
Tránh nguy cơ khí độc từ núi lửa, người dân đảo La Palma được lệnh không ra khỏi nhà Ngày 11/10, khoảng 3.000 cư dân trên đảo La Palma của Tây Ban Nha đã nhận được lệnh không ra khỏi nhà sau khi dung nham của núi lửa Cumbre Vieja phá hủy một nhà máy sản xuất xi măng, làm gia tăng các mối lo ngại về nguy cơ khí độc phát tán trong không khí. Dung nham từ núi lửa Cumbre...