Đảo Jeju lao đao kể cả khi du khách trở lại
Số lượng khách du lịch tới Jeju (Hàn Quốc) gần như đã quay trở lại mức trước dịch Covid-19. Tuy nhiên, họ phàn nàn về sự đắt đỏ trên đảo, trong khi dân địa phương sợ lây lan virus.
Theo South China Morning Post , năm 2018, du lịch quá tải là vấn đề nhức nhối trên toàn châu Á, với các điểm đến từ đảo Boracay (Philippines) tới vịnh Maya (Thái Lan) phải kiểm soát thiệt hại sau khi quá nhiều du khách ghé thăm.
Đảo Jeju của Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi lượng người đổ xô tới tham quan trong năm đó. Kang Won-bo, cư dân Jeju, than thở với The Korea Times : “Dân địa phương phải đối mặt với sự căng thẳng từ đám đông và tiếng ồn. Nhiều người nhớ nơi đây từng yên bình như thế nào”.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến du lịch quốc tế gián đoạn và biến các điểm du lịch nổi tiếng đông đúc thành “thị trấn ma”. Trong trường hợp của Jeju, hòn đảo trở lại những ngày tháng êm ả trong quá khứ.
Tuy nhiên, điều đó không đáng vui mừng như nhiều người dân vẫn tưởng.
Đảo Jeju là điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất Hàn Quốc.
Khó xử
Nằm ở một đầu của tuyến đường bay nội địa nhộn nhịp nhất thế giới, nối hòn đảo với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, Jeju đang chứng kiến sự gia tăng về lượng khách du lịch nội địa, bù đắp cho sự thiếu hụt du khách quốc tế.
Theo Yonhap , hòn đảo này đã đón 880.000 du khách vào tháng 3 vừa qua, bằng 85% mức trước đại địch Covid-19 (1,03 triệu vào tháng 3/2019). Tuy nhiên, cả cư dân địa phương và người ngoại tỉnh dường như đều không quá hạnh phúc về điều đó. .
Báo cáo gần đây của Tổ chức Du lịch Jeju cho thấy 54,9% du khách trên đảo “không hài lòng về giá cả”, tăng từ 29,1% năm 2019. So với các điểm đến khác ở Hàn Quốc như Busan hay Gangwon, “Jeju là nơi duy nhất mà mức chi tiêu thực tế vượt quá dự toán ngân sách của khách du lịch”.
Video đang HOT
Chính quyền Jeju khó xử khi lượng du khách nội địa tấp nập trở lại.
Trong khi đó, người dân Jeju cảm thấy bất tiện do lượng người đổ về bất chấp sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Họ còn cảm thấy ngành du lịch đã phá vỡ trật tự công cộng và xâm phạm đời sống riêng tư nhiều hơn so với năm 2018.
Một quan chức Jeju nói với Yonhap : “Các ca mắc Covid-19 đang gia tăng khi du lịch trở nên sôi động hơn vào tháng 4. Trong số 12 trường hợp nhiễm virus được xác nhận trên đảo trong 7 ngày đầu tháng, 11 là du khách từ đất liền hoặc cư dân địa phương lây từ khách du lịch. Thậm chí, nhiều người vẫn đặt chân lên đảo mặc dù có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19″.
Bất chấp tất cả điều này, hòn đảo khẳng định sẽ thắt chặt du lịch, bởi theo lời một quan chức cấp cao của Tổ chức Du lịch Jeju , “người dân lo ngại về việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ khách du lịch, nhưng họ cũng biết rõ nền kinh tế của hòn đảo cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nếu ngành du lịch trì trệ”.
Giống như nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, Jeju có vẻ sẽ “sống dở chết dở” kể cả khi khách du lịch đến hay không .
Những điểm du lịch tâm linh ở Bình Dương
Chùa Châu Thới, chùa Hội Khánh hay chùa Tây Tạng thu hút du khách bởi kiến trúc, ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng.
Chùa Châu Thới
Hình thành từ năm 1681, chùa Châu Thới toạ lạc trên núi Châu Thới, thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An. Ban đầu, nơi đây chỉ là một thảo am do Thiền sư Khánh Long dựng lên. Trải qua hơn 300 năm, nơi này được xây dựng thành chùa Châu Thới.
Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng gồm chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu và Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm. Vào mồng một, rằm, lễ Tết, chùa Châu Thới đón tiếp đông du khách từ khắp nơi đến thắp hương, cầu an cho gia đình
Chùa Hội Khánh
Vào thời Lê Hiển Tông, Chùa Hội Khánh được khai sơn. Đến năm 1868 vào thời vua Tự Đức, chùa bị phá hủy nặng nề do chiến tranh, hòa thượng Thích Chánh Đắc cho xây dựng chùa mới. Chùa được trùng tu xây dựng và duy trì cho đến ngày nay tại số 35 Yersin, phường Phú Cường , TP Thủ Dầu Một.
Kiến trúc chùa được thiết kế gồm 4 phần: tiền điện, chánh điện, giảng đường có 92 cột gỗ quý. Cuối cùng là Đông lang và Tây lang bố trí theo kiểu "sắp đôi" nối liền nhau với kiến trúc "trùng thềm, trùng lương" - biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ miền Nam.
Ngoài ra còn có Phật đài cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước Chùa. Tầng trệt là dãy nhà dài 64m, rộng 23m dùng làm trường Phật học, thư viện... Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Bức tượng này được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".
Chùa Tây Tạng
Ngôi chùa tọa lạc tại TP Thủ Dầu Một được xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì. Vào thời điểm xây dựng, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa theo hệ phái Mật Tông ở Tây Tạng.
Chánh điện bao quanh bởi vườn cây cao vút, có cấu trúc hình khối vuông, điểm nhấn là ngôi bảo tháp thờ xá lợi và các tứ giác có chiều cao trên 15m. Ở tầng thượng, chùa có năm điện thờ 5 vị Ngũ Trí Phật. Chỉ vào ngày rằm, mồng một hoặc dịp lễ lớn, nhà chùa mới mở cửa cho du khách lên tầng thượng chiêm bái.
Phía sau chánh điện có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Bức tượng chế tác năm 1982, cao gần 3m. Từ phần khung được làm bằng sắt, chất liệu làm tượng chủ yếu là tóc được thu nhận từ các Phật tử.
Vào dịp đầu năm, chùa Tây Tạng có nhiều người tới hành hương. Chùa đông nhất là tối ngày mùng tám tháng Giêng vì chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương.
Chùa Bà Thiên Hậu
Ban đầu chùa tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu, chưa rõ năm xây dựng. Cho đến năm 1923, sau khi ngôi miếu đã bị hư hại do hỏa hoạn, bốn bang người Hoa tại đây chung sức tái tạo lại ngôi chùa nay nằm tại số 4 đường Nguyễn Du, TP Thủ Dầu Một.
Chùa bao gồm ba dãy nhà, giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung, hai dãy nhà bên được xem như Đông lang, Tây lang. Trong sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến thắp hương. Chánh cung được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Ảnh: tamngu
Lễ hội Chùa Bà là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch và hành hương.
Chùa Ông Ngựa
Nơi đây còn được gọi là chùa Ông hay chùa Thanh An, toạ lạc tại đường Hùng Vương, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một. Chùa có kiến trúc hình chữ "Nhất", gồm một dãy nhà, được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa chiền Huế. Phần lớn kết cấu của chánh điện đều bằng gỗ, sau này khi trùng tu thì được xây lại toàn bộ bằng bê tông cốt thép, lớp cửa gỗ của chánh điện cũng được làm lại mới hoàn toàn.
Chùa thờ phụng các vị thánh: Quan Vũ, Đức thánh Trần Hưng Đạo... Có thể nói, chùa Ông Ngựa là một ngôi chùa lớn nhất Bình Dương về việc thờ tụng 30 vị anh hùng lịch sử cận đại như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung.
Tại đây có một bức tượng ngựa Xích Thố để trấn giữ, ai đi qua cổng cũng đều phải cúi đầu đi qua bụng Xích Thố để cầu bình an cho gia đạo.
Hàng năm, tại chùa đều có tổ chức lễ vía Quan Thánh Đế Quân. Trước đây, chùa chỉ cúng chay ngày vía Quan Thánh Đế Quân quy y nhà Phật (23/6 âm lịch) là cúng chay. Nhưng hiện nay, kể cả ngày vía sanh (13 tháng Giêng âm lịch) và ngày vía tử (13/5 âm lịch) đều được tổ chức cúng chay tại chùa.
Du khách ùn ùn lên Mẫu Sơn ngóng tuyết trong cái lạnh 1 độ C Nhiều người tận dụng hai ngày nghỉ cuối tuần để lên Mẫu Sơn hy vọng chứng kiến cảnh băng tuyết xuất hiện ở nơi đây. Theo trạm khí tượng thủy văn Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), nhiệt độ đo tại khu du lịch Mẫu Sơn trong hai ngày 19 và 20/12 là 1-2 độ C. Trời mù, nhiều sương, khiến...