Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: “Tôi quá ái ngại trước văn hoá thoá mạ, vùi dập triệt tiêu Đất Rừng Phương Nam”
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng lên tiếng về những tranh cãi xung quanh bộ phim Đất Rừng Phương Nam suốt những ngày qua.
Sau gần 2 tuần ra rạp, Đất Rừng Phương Nam vẫn đang là bộ phim hot nhất phòng vé hiện nay khi thống trị số suất chiếu và liên tiếp đứng đầu về doanh thu. Tuy nhiên, bộ phim cũng tạo ra không ít tranh cãi bên lề về nhiều tình tiết trong phim. Ngày 25/10, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã đăng tâm thư trên trang cá nhân về đứa con tình thần của mình. Trong đó, nhà làm phim cho biết ái ngại trước văn hóa thóa mạ, vùi dập của một bộ phận khán giả.
Nhà sản xuất Trấn Thành và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Ông mở đầu: “Có rất nhiều người công kích phim Đất Rừng Phương Nam những ngày qua, thậm chí họ thóa mạ… Tôi có đọc hết và tôi thấy rất rất nhiều, có thể nói là đa phần những người cực đoan đó là chưa xem phim. Vì có nhiều lý luận không đúng trong phim diễn ra. Họ nghe bên này, nghe chỗ kia và phát triển thêm hướng họ muốn thóa mạ.
Tôi vào các trang có thiện cảm với phim, nhiều người dùng lời lẽ nặng nề nhằm tìm mọi cách để cản bước ai muốn đến xem phim. Họ đề cao lòng yêu nước mà thóa mạ người khác. Với các ngôn ngữ cay độc bất chấp như vậy, bản tính như vậy, với văn hóa ứng xử như vậy thì những lý tưởng bạn vin vào thật đáng nghi ngờ.
Thật sự tôi cũng không đề cao quá bản thân mình, tôi cũng hiểu không có nghĩa phim đầu tư nhiều, tâm huyết là phải bắt người ta yêu quí. Ai xem phim rồi khen chê tôi đều ghi nhận. Mình cũng có cái non, cái chưa tới. Gu có người thích, người không thích, rất là bình thường. Làm nghề chúng ta lớn lên, phát triển nhờ những khách hàng khó tính. Tôi nghĩ vậy”.
Video đang HOT
Trong bài viết, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng giải thích hàng loạt những tranh cãi những ngày qua. Có thể thấy, ồn ào lớn nhất xung quanh Đất Rừng Phương Nam chính là việc ekip sử dụng tên các hội nhóm như Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn vào trong phim. Về vấn đề này, nhà làm phim cho biết: “Khi tôi, biên kịch, biên tập, cố vấn để tên Thiên Địa Hội là có lý do như sau: Bản Đất Rừng Phương Nam lấy theo bản truyền hình cũng có chi tiết Ông Tiều thuộc nhóm Thiên Địa Hội. Lúc đó nhà văn Sơn Nam là cố vấn cho đạo diễn Vinh Sơn bản truyền hình. 2 ông đã đổi thời điểm xảy ra của tiểu thuyết thay vì những năm 1940 đổi thành trước 1930, chưa có Việt Minh. Nên bản truyền hình có tập về Đồng Nọc Nạn.
Việc Đất Rừng Phương Nam cũng đổi theo như thế vì chúng tôi thấy cách này cậu bé An sẽ lưu lạc qua nhiều môi trường, qua nhiều hội nhóm, qua nhiều văn hoá, lý tưởng của người dân vùng đất Nam bộ khi đấu tranh ở thời kỳ còn rất tự phát. Mỗi nhóm, mỗi người một cách. Qua đó An cũng dần lớn lên theo cùng những cuộc đấu tranh để tìm ra lý tưởng thật sự sau này”.
Nhà làm phim cũng nhấn mạnh Đất Rừng Phương Nam không có ý định gì về chính trị cả. Đây là 1 bộ phim dành cho cả gia đình, là phim gia đình, kết nối thế hệ. Đồng thời, ông khẳng đinh phim chỉ có 4 câu thoại nói về các hội nhóm, là một phần rất nhỏ và không phải nội dung chính của phim.
Về việc đoàn phim sửa lại tên các bang hội trong bản phim mới, đạo diễn đánh giá việc này không phải vấn đề quan trọng và không ảnh hưởng đến người xem. Đoàn phim đề xuất phương án này vì muốn khán giả tập trung vào những mục đích chính của phim thay vì bị lăn tăn những chi tiết nhỏ.
Đạo diễn Quang Dũng lần đầu giải thích những tranh cãi quanh Đất rừng phương Nam
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã lên tiếng giải thích về những chi tiết gây tranh cãi trong phim "Đất rừng phương Nam".
Bộ phim Đất rừng phương Nam vẫn là chủ đề nóng được dư luận quan tâm thời gian qua. Phim xoay quanh nhân vật bé An đi tìm cha giữa bối cảnh cuộc nổi dậy chống Pháp của người miền Nam đầu thế kỷ 20.
Tuy nhiên, bộ phim vướng nhiều tranh cãi về nội dung, tình tiết bị cho là chưa chính xác so với lịch sử. Sau đó, Cục Điện ảnh đã thẩm định lại bộ phim, đồng thời nhà sản xuất phải chỉnh sửa lại một số chi tiết, lời thoại trong phim.
Mới đây, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã lên tiếng giải thích về những chi tiết gây tranh cãi về nội dung, tạo hình các nhân vật trong phim.
Phim "Đất rừng phương Nam".
Về những tranh cãi tạo hình nhân vật mặc trang phục Trung Quốc, anh cho biết trong phim không chỉ có nhân vật người Hoa mà còn có các dân tộc khác ở Nam Bộ như Chăm, Khmer.
" Tôi cũng không ưa, cũng ghét đất nước nào ăn hiếp và chèn ép Việt Nam, nhưng với tôi người Hoa ở Việt Nam, yêu Việt Nam, cùng góp sức xây dựng Việt Nam thì là người Việt Nam. Bạn xem phim bạn sẽ thấy ngoài người Hoa còn có một vài dân tộc khác ở Nam Bộ (Chăm, Khmer...)", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói.
Còn về MV Đất rừng phương Nam, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng lý giải MV là diễn viên góp mặt để thu âm, mặc đồ tự do, có người sơ mi, vest, nhà thiết kế đưa trang phục nào thì họ mặc.
Về chi tiết trong phim có những hội nhóm Thiên Địa Hội, Nghĩa Hoà Đoàn, đạo diễn Nguyễn Quang Dung cho biết trong phim chỉ có 4 câu thoại nói về các hội nhóm. Đó là một phần rất nhỏ của phim. Chi tiết này mô tả bang hội nhóm của nhóm người Hoa tại Việt Nam.
Anh cho biết khi ê-kíp quyết định sử dụng hai tên này vì trong bản phim truyền hình cũng có chi tiết nhân vật ông Tiều thuộc nhóm Thiên Địa Hội. Bản phim truyền hình có nhà văn Sơn Nam là cố vấn cho đạo diễn Vinh Sơn, cả hai đã thống nhất đổi thời điểm xảy ra của tiểu thuyết thay vì những năm 40 đổi thành trước 1930, chưa có Việt Minh, nên bản truyền hình có tập về Đồng Nọc Nạn.
Vì vậy, Đất rừng phương Nam cũng đổi theo mốc thời gian đó. Bởi theo đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, điều này sẽ cho thấy cậu bé An sẽ lưu lạc qua nhiều môi trường, qua nhiều hội nhóm, qua nhiều văn hoá, lý tưởng của người dân vùng đất Nam bộ khi đấu tranh ở thời kỳ còn rất tự phát.
Mỗi nhóm, mỗi người 1 cách, qua đó An cũng dần lớn lên theo cùng những cuộc đấu tranh để tìm ra lý tưởng thật sự sau này.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khẳng định "Đất rừng phương Nam" bộ phim dành cho cả gia đình, kết nối thế hệ.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng khẳng định Đất rừng phương Nam là bộ phim dành cho cả gia đình, là phim gia đình, kết nối thế hệ. Để tránh những hiều nhầm về thông điệp bộ phim, đoàn phim đã sửa lại, đáp ứng yêu cầu của Cục Điện ảnh.
"Đây là bộ phim chúng tôi muốn kết nối các thế hệ. Tư tưởng của bộ phim này là đề cao tình người, tình yêu với vùng đất. Tất cả nhân vật người lớn dù có khác biệt lý tưởng cũng nhìn về một hướng bảo vệ cho thế hệ sau. Bác Ba Phi cũng nói với tên lính "chỉa súng vô dân mình hả". Tên lính cũng có thoáng nghĩ và trầm xuống suy nghĩ.
Về việc đoàn phim sửa lại tên bang hội trong bản phim mới thật sự rất nhanh, bởi vì nó rất ít, không phải vấn đề quan trọng của phim. Nhưng vì nó bị hiểu lầm, nâng cao quan điểm ảnh hưởng đến người chưa xem nên chúng tôi đã sửa mong cho khán giả xem bộ phim rõ những mục đích chính của phim hơn bị lăn tăn những chi tiết nhỏ", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nhấn mạnh.
Anh cho biết đối với những khán giả đã xem phim rồi khen, chê, anh đều ghi nhận. Tuy nhiên, có nhiều người dùng lời lẽ nặng nề, nhằm tìm mọi cách để ngăn khán giả đến rạp.
"Tôi vào các trang có thiện cảm với phim, nhiều người dùng lời lẽ nặng nề nhằm tìm mọi cách để cản bước ai muốn đến xem phim, họ đề cao lòng yêu nước mà thoá mạ người khác. Với các ngôn ngữ cay độc bất chấp như vậy, bản tính như vậy, với văn hoá ứng xử như vậy thì những lý tưởng bạn vin vào thật đáng nghi ngờ.
Thật sự tôi cũng không đề cao quá bản thân mình, tôi cũng hiểu không có nghĩa phim đầu tư nhiều, tâm huyết là phải bắt người ta yêu quý. Ai xem phim rồi khen chê tôi đều ghi nhận. Mình cũng có cái non, cái chưa tới. Gu có người thích, người không thích, rất bình thường. Làm nghề chúng ta lớn lên, phát triển nhờ những khách hàng khó tính. Tôi nghĩ vậy. Nhưng sự thoá mạ, vùi dập triệt tiêu thì quá ái ngại", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói thêm.
'Nhiều người thoá mạ Đất rừng phương Nam dù chưa xem phim!' Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói: "Có rất nhiều người công kích phim 'Đất rừng phương Nam' những ngày qua, thậm chí họ thoá mạ.... Đa phần những người cực đoan đó chưa xem phim". Xung quanh bộ phim Đất rừng phương Nam vẫn tiếp tục gây bàn tán, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vừa có bài chia sẻ dài trên trang cá...