Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ lộ ra con hổ giấy
Trong khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được biết đến như là lực lượng lớn thứ hai trong khối NATO, nhà phân tích chính trị Nga Evgeni Krutikov cho rằng qua cuộc đảo chính bất thành cho thấy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ giống như “con hổ giấy”.
Mặc dù quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng lớn thứ hai trong NATO với 750.000 quân, nhưng sức mạnh thực tế không có vẻ như vậy, nhà báo Evgeni Krutikov nhận định.
Trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của các cường quốc trên thế giới do trang web Global Fire Power công bố vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí thứ 6.
Theo tờ Pravda của Nga, xét về mặt lực lượng trong khối NATO, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đứng sau Mỹ. Cứ nhìn vào sự hiện diện của số lượng tàu ngầm và tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ tại Biển Đen sẽ thấy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS cũng đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ có tiềm lực mạnh về cả lục quân, không quân và hải quân với ngân sách quân sự hằng năm vào khoảng 25 tỷ USD. Trang web www.turkeydefence.com của Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho hay, chỉ riêng lục quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã có khoảng 402.000 binh sĩ và quân đội nước này có thể điều khoảng 50.000 người cho một chiến dịch chỉ trong chớp mắt.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của tờ Al-Monitor, trong khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gồm hơn 700.000 nhân viên, có đến khoảng 470.000 thành viên không phải lính chuyên nghiệp.
Trên tờ Vzglyad, chuyên gia Evgeni Krutikov nhấn mạnh rằng: “”Cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến ở Syria, cuộc khủng hoảng Karabakh và vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga đã thu hút rất nhiều sự quan tâm dành cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở cái nhìn đầu tiên, ở đây có nhiều vấn đề và thất bại hơn là thành công”.
Chuyên gia Evgeni Krutikov nhấn mạnh đến một thực tế rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được hình thành “hỗn loạn”, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và chính trị.
Krutikov nhấn mạnh rằng trong một thời gian dài Ankara đã coi Hy Lạp là đối thủ lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, bất kể thực tế là cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là quốc gia thành viên NATO.
Vì điều này, hầu như không đáng ngạc nhiên rằng một phần lớn của lực lượng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào biên giới phía tây của đất nước.
Video đang HOT
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chiến đấu cùng với đội quân NATO.
Ngoài ra, ông Krutikov cũng nhấn mạnh rằng các lực lượng hải quân, không quân và bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ cần hiện đại hóa nghiêm trọng. Hầu hết các vũ khí thu được từ NATO là lỗi thời và có thể chỉ được sử dụng trong các cuộc xung đột địa phương.
Ngoài ra, phòng không của nước này phụ thuộc vào NATO và quân sự của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chưa kể đến việc cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ làm giảm sức mạnh của quân đội khi hàng ngàn sĩ quan và binh lính chuyên nghiệp bị bắt giữ.
Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải cải tổ mạnh mẽ bộ máy quân sự sau quyết định của Tổng thống Erdogan sa thải gần 1.700 sĩ quan quân đội các cấp sau vụ đảo chính bất thành hôm 15.7 vừa qua. Ngoài quân sự, Chính quyền của Tổng thống Erdogan còn sa thải hàng chục nghìn cảnh sát, hiến binh, thẩm phán, công tố viên… tình nghi liên quan đến vụ đảo chính .
Có vẻ như chính quyền Tổng thống Erdogan nhận thấy rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị suy yếu đáng kể do các cuộc thanh trừng liên tục. Bộ máy lãnh đạo quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc cải tổ mạnh mẽ sau khi Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28.7 công bố quyết định thăng hàm cho 99 đại tá, 16 tướng và đô đốc, đồng thời và kéo dài thời gian công tác của 20 tướng và đô đốc thêm 1 năm.
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra 28.7 tại thủ đô Ankara. Tại cuộc họp này, Hội đồng Quân sự Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chỉ định Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Yasar Guler làm Tư lệnh Lực lượng Hiến binh quốc gia, trong khi Tư lệnh Quân đoàn 1, Tướng Umit Dundar sẽ giữ vị trí Phó Tổng Tham mưu thay thế ông Guler. Tướng Umit Dundar là người có công báo cáo kịp thời cho Tổng thống Tayip Erdogan về âm mưu đảo chính, giúp ông Erdogan tránh được việc bị nhóm binh lính tham gia đảo chính bắt giữ và sát hại.
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hulusi Akar, người từng bị lực lượng đảo chính bắt làm con tin trong cuộc chính biến, sẽ vẫn giữ nguyên chức vụ.
Theo Danviet
Đêm kinh hoàng của người vợ có chồng bị bắn chết trong đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
Điện thoại reo liên hồi. Akin tìm một lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ treo lên ngoài nhà, vớ lấy cái điện thoại rồi mặc nguyên bộ pyjamas lao đi và đó cũng là lần cuối cùng Sema Sertcelik nhìn thấy chồng mình.
Sema Sertcelik và hai con. Ảnh: BBC
Đêm 15/7, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính.
"Điện thoại reo liên hồi. Là mẹ anh ấy gọi. Anh ấy nhảy ra khỏi giường và bật TV lên. Anh ấy nhìn thấy tổng thống đang kêu gọi mọi người ra đường", BBC dẫn lời Sema Sertcelik kể. "Anh ấy hỏi tìm một lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ rồi treo lên bên ngoài, sau đó lao đi, vẫn mặc nguyên bộ pyjama. Anh ấy thậm chí không mặc đồ nhưng cầm theo chiếc điện thoại".
Akin, một tài xế taxi 41 tuổi, đi bộ đến cây cầu nổi tiếng Bosphorus ở Istanbul, nơi những người âm mưu đảo chính triển khai xe tăng, cách nhà anh chỉ 15 phút.
Sema đã gửi nhiều tin nhắn cho chồng. Cô nhớ lại cuộc nói chuyện cuối cùng giữa hai người.
"Anh ấy kể rằng có rất nhiều máu trên mặt đất. Có nhiều người bị thương xung quanh và các binh sĩ đang nã súng", cô nói. "Tôi dặn anh ấy cẩn trọng. Anh ấy hét lên bảo mọi người nằm xuống. Anh ấy bảo tôi đọc kinh Koran, cầu nguyện vì thế tôi đã cầu nguyện, sau đó tôi ngủ gà ngủ gật. Khi tôi tỉnh dậy, lúc đó là 7h26. Tôi kiểm tra điện thoại và gọi cho chồng nhưng không có ai trả lời. Tôi tiếp tục gọi nhưng vẫn không có câu trả lời".
Hôm đó, Sema đến nhiều bệnh viện tìm kiếm và cuối cùng nhìn thấy chồng cô trong một nhà xác, nơi dành cho các nạn nhân chưa được xác định danh tính.
Một người ủng hộ chính quyền nằm trên đường để chặn xe tăng quân đội tiếp cận sân bay Istanbul tối 15/7. Ảnh: Reuters
Cây cầu Bosphorus nối châu Âu và châu Á là tâm điểm của cuộc kháng cự lại phe đảo chính và cảnh tượng đụng độ khốc liệt giữa hai bên đã được truyền hình trực tiếp trên TV. Akin nằm trong số 179 dân thường thiệt mạng khi đối mặt với các xe tăng và quân đội. 67 binh lính và cảnh sát cũng thiệt mạng vào tối hôm đó.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen là chủ mưu của cuộc đảo chính bất thành khi kích động những người ủng hộ ông trong quân đội và các tổ chức nhà nước khác lật đổ chính quyền. Tuy nhiên, giáo sĩ đang sống lưu vong tại Mỹ bác bỏ cáo buộc này.
Con gái Irmak, 17 tuổi, và con trai Hamza, 10 tuổi, ngồi lặng im khi Sema kể lại câu chuyện. Cô cho hay Hamza không khóc. Việc phải nói với các con rằng bố đã qua đời là điều rất khó khăn và đau đớn với cô.
"Tôi về nhà và Irmak chạy tới. Con bé hỏi bố đâu. Tôi nói rằng anh ấy ngủ rồi. Con bé ôm tôi, hôn tôi và tôi bảo con bé đi ngủ. Nó bước đi nhưng sau đó quay lại. Cuối cùng tôi đành kể với nó", Sema cho hay.
Bây giờ ngoài lá cờ của Akin còn có những lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ khác được treo quanh nhà anh để mọi người biết rằng "một người tử vì đạo" phản đối đảo chính sống ở đây.
Gia đình hạnh phúc của Akin và Sema. Ảnh: BBC
Sema nói rằng cô "rất tự hào" vì chồng mình "trở thành một người tử vì đạo". Cô ước rằng mình có thể chết cùng chồng.
"Khi tôi đi cùng anh trai đến nhận thi thể chồng, tôi nhìn thấy một thanh niên 20 tuổi và một người rất già đã thiệt mạng vào đêm đó. Có cả những phụ nữ nằm trong số những người thiệt mạng", cô kể.
Hai đứa con mỉm cười khi nghe Sema nhắc đến cuộc sống gia đình hạnh phúc của họ. "Chúng tôi rất bình đẳng. Anh ấy luôn hỗ trợ tôi làm việc nhà", cô nói.
Cô giở cuốn album của gia đình ra. Một bức ảnh cho thấy Akin lần đầu bế con trai. Khi được hỏi nhớ gì về chồng, Akin mô tả lại hình ảnh cuối cùng về Akin mà cô nhìn thấy.
"Anh ấy mỉm cười, có một ánh sáng trên khuôn mặt anh ấy. Khi tôi nhìn anh ấy lần cuối, tôi nghĩ rằng anh ấy đang ở một nơi thật đẹp", cô nói.
Sema có một niềm tin mãnh liệt rằng Akin và những người đã bỏ mạng khi chống lại đảo chính sẽ được trả thù.
"Những người đã gây ra điều này sẽ không thể trốn tội", cô nói.
Hàng nghìn người biểu tình ở Istanbul để bày tỏ sự ủng hộ với chính quyền và lên án những kẻ đảo chính. Ảnh: AFP
Anh Ngọc
Theo VNE
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ - cuộc đối đầu giữa hai viên tướng Cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ được cho là do một đại tướng không quân phát động, và được định đoạt bởi cuộc điện thoại của một viên tướng khác. Ông Erdogan (giữa) chụp ảnh cùng các tướng lĩnh trong Hội đồng Quân sự Tối cao năm 2014. Ảnh: Anadolu Sau cuộc đảo chính quân sự bất thành ngày 15/7, chính phủ Thổ...