Đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ, du khách Việt nên lưu ý gì khi du lịch Châu Âu?
Trước cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ mới đây, các công ty tour trong nước sẽ cân nhắc sử dụng các hãng hàng không không phải quá cảnh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ đã kết thúc chóng vánh sau một đêm nhưng để lại hậu quả nặng nề với 261 người thiệt mạng và gần 1.500 người bị thương, 2.839 binh sĩ bị bắt và khoảng 2.700 thẩm phán bị sa thải, nhiều công trình bị phá hủy hoặc hư hại nặng.
Cuộc đảo chính đã khiến nhiều du khách Việt đi tour Châu Âu những ngày qua tỏ ra vô cùng hoang mang, lo lắng.
Các công ty tour cho biết: Tháng 7 là được xem là tháng cao điểm của khách Châu Âu.
Tính từ 16/07 – 31/07/2016, công ty Vietravel có khoảng 10 đoàn Châu Âu. Doanh số 6 tháng đầu năm đối với các tour Châu Âu vào khoảng là 8,6 tỷ. Doanh số 6 tháng cuối năm dự kiến 7 tỷ.
Hiện nay, công ty vẫn cập nhật thông tin thường xuyên cùng hãng hàng không để bố trí điều chỉnh, không quá cảnh qua Thổ Nhĩ Kỳ nên du khách hoàn toàn an tâm.
Ngoài ra hiện nay, để trấn an du khách, các công ty tour vẫn đang theo sát tình hình từ các đối tác, hướng dẫn viên địa phương và hướng dẫn viên công ty cập nhật liên tục thông tin cho khách hàng cũng như nhân viên trong toàn bộ hệ thống công ty.
Video đang HOT
Cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều du khách lo lắng.
Trước những bất ổn thường xuyên tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong thời gian tới, nhằm đảm bảo sự an tâm cao nhất cho khách hàng, các công ty tour trong nước đều sẽ cân nhắc sử dụng các hãng hàng không không phải quá cảnh tại Thổ Nhĩ Kỳ cho các đoàn khách Châu Âu.
“Nếu du khách vẫn không yên tâm và muốn thay đổi hoặc hoãn lại ngày đi chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng điều chuyển tour theo nhu cầu, thay thế cho khách hàng lựa chọn các tour khác tại châu Úc, châu Mỹ hoặc Đông Bắc Á…” – đại diện của Vietravel cho biết.
Theo NTD
Cựu Thủ tướng Thái xinh đẹp 'khiêu chiến' với chính phủ?
Hai năm sau ngày bị quân đội Thái Lan lật đổ, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm qua (22/5) đã bất ngờ lên tiếng kêu gọi chính quyền quân sự hãy đẩy nhanh tốc độ đưa đất nước quay trở lại nền dân chủ. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh một cuộc thăm dò dư luận cho kết quả người dân Thái Lan không hề hạnh phúc hơn thời điểm trước khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của bà Yingluck.
Cựu Thủ tướng Yingluck
Năm 2014, quân đội Thái Lan đã thực hiện cuộc đảo chính thứ 12 kể từ khi đất nước họ trở thành một nước quân chủ lập hiến năm 1932. "Đó là ngày mà các quyền và sự tự do của người dân đã bị cướp đi", bà Yingluck gay gắt chỉ trích.
"Tôi chỉ có thể hy vọng rằng, (NCPO) chính quyền quân sự nhớ những gì họ đã cam kết với nhân dân... Tôi đang ngày càng lo ngại bởi cho đến thời điểm này người dân vẫn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, sự nghèo đói và các vấn đề xã hội nghiêm trọng, trong đó có việc sử dụng ma túy".
Một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới do chính quyền quân sự phác thảo sẽ được tiến hành vào ngày 7/8 tới và chính phủ cam kết sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2017.
Bà Yingluck vẫn đang phải chịu sự xét xử tại Tòa án Tối cáo vì cáo buộc tham nhũng xuất phát từ một chương trình trợ cấp giá cáo mà bà thực thi khi đang cầm quyền. Nếu bị buộc tội, bà có thể phải ngồi tù đến một thập kỷ.
Một lãnh đạo thay thế cho bà Yingluck vẫn chưa nổi lên. Điều này khiến cho phe đối lập ở Thái Lan khó có thể phát động một chiến dịch kêu gọi không bỏ phiếu cho hiến pháp mới. Hiến pháp này bị cáo buộc sẽ mở đường cho quân đội cầm quyền trong nhiều năm.
Nền chính trị chia rẽ ở Thái Lan hiện tại đang khá trầm lắng sau khi chính quyền quân sự ra lệnh cấm các hoạt động chính trị, tụ tập. Quân đội đã nhanh chóng dập tắt những cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự và chống hiến pháp ở thủ đô Baghdad trong thời gian gần đây.
Bất chấp lệnh cấm, khoảng 300 sinh viên và người dân chống chính quyền quân sự hôm qua đã diễu hành từ trường Đại học Thammasat đến Đài tưởng niệm Dân chủ ở thủ đô Bangkok để kỷ niệm ngày chính phủ của bà Yingluck bị lật đổ. Những người biểu tình đã đòi chính quyền quân sự trả lại cho nhân dân nền dân chủ.
Tiến trình hòa giải dân tộc của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha bị chỉ trích là khiến cho tình hình chia rẽ của đất nước trở nên trầm trọng hơn khi loại những người ủng hộ bà Yingluck và anh trai bà - cựu Thủ tướng Thaksin.
Ông Prayuth cam kết sẽ trả lại sự hạnh phúc cho người Thái nhưng một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm Chủ nhật cho thấy, hầu hết người dân không cảm thấy hạnh phúc hơn so với thời kỳ trước khi cuộc đảo chính xảy ra.
Cụ thể, khoảng 43% người dân Thái Lan cảm thấy không hạnh phúc hơn thời kỳ trước đảo chính. 18% trả lời họ cảm thấy buồn hơn bởi tình hình kinh tế khó khăn. Khoảng 38% cho biết, họ thấy hạnh phúc hơn.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy của các cuộc xung đột chính trị kéo dài dai dẳng suốt từ năm 2006 khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lúc đó bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Ông Thaksin chính là anh trai của bà Yingluck. Suốt 9 năm qua, người ta liên tiếp chứng kiến các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực giữa một bên là thành phần hoàng gia, trung lưu, thành thị chống Thaksin với bên kia là lực lượng người nghèo, nông dân ủng hộ Thaksin. Bà Yingluck lên cầm quyền năm 2011 với tư cách là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Thái Lan. Tuy nhiên, chính quyền của bà chỉ ổn định trong được hai năm đầu. Năm 2014, dưới sức chống phá mạnh mẽ của phe đối lập, chính phủ của bà Yingluck cuối cùng cũng sụp đổ.
Phe đối lập luôn cáo buộc cựu nữ Thủ tướng Yingluck là "con rối" trong tay người anh trai quyền lực đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Không ai có thể phủ nhận quyền lực, sức ảnh hưởng và uy tín của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra trên chính trường Thái Lan. Dù đã rời ra đất nước trong 10 năm qua nhưng ông Thaksin vẫn là nhân vật có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn ở Thái Lan. Ông này chính là nhân vật trung tâm, là nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng chính trị liên tiếp ở Thái Lan trong nhiều năm qua.
Chính trường Thái Lan là nơi chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt không khoan nhượng giữa một bên là những người ủng hộ ông Thaksin gọi là phe "áo đỏ" và bên kia là lực lượng chống đối mạnh mẽ cựu Thủ tướng Thaksin gồm thành phần là những người thuộc tầng lớp hoàng gia, trung lưu, thành thị, chủ yếu ở Bangkok và các khu vực phía nam đất nước. Lực lượng này còn được gọi là "áo vàng".
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thái Lan muốn mua hàng chục xe tăng, máy bay Nga Thái Lan đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Nga sau khi đối tác truyền thống là Mỹ đang lạnh nhạt với nước này kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính năm 2014. Trong tuần này, hai phó thủ tướng Thái Lan sẽ thăm Nga, theo sau chuyến công du Bangkok của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev...