Dạo bước đến cao nguyên Mù Là Bắc Kạn đẹp quên lối về
Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn mang vẻ đẹp bình dị, nguyên sơ, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự nhẹ nhàng, thư thái.
Vẻ đẹp trong trẻo của cao nguyên Mù Là Bắc Kạn không phải là điều dễ tìm kiếm nơi thành thị phồn hoa, xô bồ. Ở đây mọi thứ đều đơn giản, hoang sơ, chưa chịu nhiều tác động của con người.
1. Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn – vẻ đẹp bình dị nơi vùng cao
1.1. Cao nguyên Mù Là ở đâu?
Cao nguyên Mù Là ở đâu hay địa chỉ chính xác của Mù Là khiến không ít người băn khoăn trước khi lên lịch cho chuyến đi. Cụ thể, Mù Là – một địa danh vùng cao thuộc khu vực đèo Ngạm Váng, thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, địa phận huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn nằm cách Thủ đô Hà Nội hơn 240km. Ảnh: lytrolytry
Với địa thế là nơi cao nhất của thôn, cao nguyên Mù Là có khí hậu mát mẻ quanh năm cùng view cực đẹp. Không ít khách du lịch Bắc Kạn lựa chọn ghé thăm cao nguyên Mù Là trong chuyến vi vu của mình.
Vẻ đẹp của cao nguyên Mù Là Bắc Kạn thôi thúc bước chân du khách. Ảnh: Dương Lành
Như vậy, sau khi đã biết cao nguyên Mù Là ở đâu, còn chần chờ gì nữa mà không rủ ngay hội bạn thân lập team khám phá nơi này thôi nào. Chắc chắn, cao nguyên Mù Là Bắc Kạn sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu nhé.
1.2. Hướng dẫn di chuyển đến cao nguyên Mù Là
Là một thôn vùng cao phía Đông Bắc nên quãng đường tới Mù Là khá xa và mất thời gian. Cách trung tâm TP. Hà Nội hơn 240km, thời gian di chuyển tới đây khoảng 6 tiếng đồng hồ bằng ô tô nhờ đường cao tốc.
Bạn đi theo Quốc lộ 18 sau đó vào cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới tiếp tục đi thẳng cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn sau đó vào ĐT258, ĐT279, đi thêm tầm 30km nữa là tới thôn Lủng Phặc. Từ đây, bạn có thể hỏi đường người dân để tới cao nguyên Mù Là Bắc Kạn.
Để tới cao nguyên Mù Là Bắc Kạn, bạn có thể đi theo tuyến đường cao tốc đẹp, dễ đi. Ảnh: ky_mini_mini
Đường đi đẹp, trải bê tông, tuy nhiên khá quanh co, ngoằn ngoèo do địa hình núi cao nên nếu tự lái xe, bạn cần chú ý quan sát, đảm bảo an toàn.
Do nằm gần khu du lịch Na Hang Tuyên Quang nên bạn có thể thuận tiện kết hợp du lịch Tuyên Quang và cao nguyên Mù Là Bắc Kạn. Ảnh: Dương Lành
Mù Là cách trung tâm thành phố Bắc Kạn gần 90km, thời gian đi lại khoảng 2,5 tiếng. Đặc biệt, cao nguyên này nằm gần địa phận với Tuyên Quang. Do đó, nếu di chuyển từ Hồng Thái, Tuyên Quang sẽ rất gần. Du khách có thể kết hợp chuyến du lịch Tuyên Quang – Bắc Kạn để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
1.3. Vẻ đẹp của cao nguyên Mù Là Bắc Kạn
Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn không phải địa danh xa lạ trên bản đồ du lịch vùng núi phía Bắc. Ấy vậy mà, nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ vốn có của mình. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Mông. Trong tiếng địa phương, Mù Là có nghĩa là cao nguyên lộng gió. Nơi này vào mùa hè nóng nhất cũng chỉ trên dưới 20 độ C mà thôi. Đúng như tên gọi, không khí cao nguyên lúc nào cũng mát mẻ.
Video đang HOT
Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn nằm ở nơi cao nhất thôn Lủng Phặc nên có thể ngắm cảnh rất đẹp. Ảnh: huymonstar
Khi mùa hè dưới phố xá oi ả, nóng nực, người ta tìm về đây để tránh nắng nóng. Thu đến, người người kéo nhau tới đây để dã ngoại, cắm trại. Mùa đông, nơi này lạnh hơn vùng đông bằng, thích hợp để xả stress sau một năm dài. Xuân sang, lễ hội tưng bừng khắp xóm làng, ai nấy cũng muốn hòa mình vào không khí đó để chào đón năm mới. Có thể nói, bạn du lịch Mù Là thời điểm nào cũng có nét đẹp, cái hay riêng.
Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn trải rộng từ phía Tây xã Cổ Linh sang phía Đông xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Cả khoảng không gian rộng lớn này đang chờ bạn khám phá.
Ngắm cảnh quan thiên nhiên nơi cao nguyên Mù Là Bắc Kạn như chữa lành tâm hồn du khách. Ảnh: Gody
Tới Mù Là, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng núi cao. Từ những mảnh đất bị bỏ hoang, người dân tận dụng trồng hoa màu, biến khung cảnh nơi đây trở nên rực rỡ. Quanh năm, mùa nào cũng có hoa nở, đủ sắc màu. Lúc thì hoa cúc thân gỗ, lúc thì hoa cánh bướm, hoa cải, hoa tam giác mạch… Thiên nhiên ở Mù Là thật tươi đẹp, khiến tâm hồn ta cũng thanh thản và khoan khoái lạ thường.
Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn trồng nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu. Ảnh: ky_mini_mini
Dạo bước trên con đường làng nhỏ, đưa mắt ngắm nhìn khung canh bao la, mênh mông, bao nhiêu âu lo muộn phiền cũng không cánh mà bay. Những đồi cỏ xanh mướt mắt trải dài tới tận chân trời, xa xa là núi đồi trập trùng, chao ôi, phải tới tận đây, hít hà không khí ấy, du khách mới cảm nhận được hết vẻ đẹ của cao nguyên Mù Là Bắc Kạn.
Background chụp ảnh hết nước chấm tại cao nguyên Mù Là Bắc Kạn cho các tín đồ sống ảo. Ảnh: Dương Lành
Mù Là còn có những thửa ruộng bậc thang liên tiếp nhau góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên trù phú. Nếu tới đây vào mùa thu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng mùa lúa chín vàng rực rỡ. Khác hẳn với thành phố chật chội, Mù Là đưa bạn trở về với những điều bình dị, thân thuộc nhất như chốn quê hương của chính mình vậy.
Cao nguyên Mù Là sẽ là điểm check in hết nước chấm cho các tín đồ sống ảo đấy. Trong bối cảnh tràn ngập thiên nhiên này, đừng ngần ngại đưa máy lên chụp ảnh nhé. Ở đây, bạn chẳng cần tạo dáng cầu kỳ cũng có hàng trăm tấm ảnh đẹp khoe Facebook dần.
Cao nguyên Mù Là Bắc Kạn còn có ruộng bậc thang thoai thoải ngào ngạt hương thơm mùi lúa. Ảnh: Dương Lành
Trong không gian này, được cắm trại, dã ngoại, trò chuyện với người thân, bạn bè thì còn gì bằng. Đặc biệt, sau khi vui chơi, trải nghiệm, bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực địa phương với nhiều món ăn ngon, bổ mà giá cả lại còn phải chăng tại cao nguyên Mù Là Bắc Kạn.
Trước đây, trên đỉnh cao đầy gió, sương giá khắc nghiệt này chỉ có người Mông sinh sống. Do đó, họ vẫn còn giữ nguyên vẹn được những truyền thống tốt đẹp. Với những ai yêu thích văn hóa, đây sẽ là cơ hội lý tưởng để bạn tìm hiểu về cuộc sống, về những câu chuyện và lễ hội người Mông.
Đừng quên thuê trang phục dân tộc để check in tại cao nguyên Mù Là Bắc Kạn nhé. Ảnh: Dương Lành
Lễ hội Mù Là thường diễn ra vào mùa xuân, khoảng giữa tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của người Mông tại khu vực giáp ranh Pác Nặm và Na Hang (Tuyên Quang), thu hút đông đảo du khách thập phương.
Tại lễ hội Mù Là, nam thanh nữ tú,ai cũng chọn những trang phục đẹp nhất để đi chơi hội. Không khí nô nức, vui tươi, náo nhiệt cả một vùng. Ấn tượng nhất có lẽ là những tiết mục biểu diễn văn nghệ do chính người Môn thực hiện bằng cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc mình, những điệu múa khèn, xoay vòng, những điều múa đẹp mắt…
Lễ hội Mù Là đông vui, với nhiều hoạt động hấp dẫn. Ảnh: Báo điện tử Bắc Kạn
Tham gia lễ hội tại cao nguyên Mù Là Bắc Kạn, khách du lịch còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian như chọi chim, chọi bò, chọi dê, thi nấu mèn mén, đấu bóng chuyền…
Mù Là còn được gắn liền với câu chuyện của đồng bào Mông được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Chuyện kể về hai anh em trong một gia đình nọ. Người anh có con trai đến tuổi lấy vợ còn người em cũng có con gái tuổi gả chồng.
Anh trai bắt em gái phải gả con gái cho con trai mình. Do lấy nhau không phải từ tình yêu nên cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Quá bất hạnh, người vợ trẻ tìm đến cây lá ngón trên đỉnh Mù Là để kết liễu cuộc đời mình. Câu chuyện như một lời nhắc nhở về hôn nhân và cách ứng xử vợ chồng của người Mông.
Vẻ đẹp trong trẻo tại cao nguyên Mù Là Bắc Kạn. Ảnh: emsai1606
Trên cao nguyên Mù Là Bắc Kạn có cột cờ, đây cũng là điểm check in, viewpoint ngắm cảnh tuyệt đẹp. Vào những ngày đẹp trời có thể nhìn thấy các xã xung quanh.
2. Du lịch gần cao nguyên Mù Là, ở Pác Nặm Bắc Kạn có gì?
2.1. Chợ trâu bò Nghiên Loan
Xuất hiện tự phát từ khoảng năm 1988, chợ trâu bò Nghiên Loan ở xã Nghiên Loan là một điểm đến đầy thú vị ở huyện Pác Nặm. Du lịch Pác Nặm Bắc Kạn đừng bỏ qua việc khám phá phiên chợ này để hiểu hơn về nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.
Chợ trâu bò Nghiên Loan họp định kỳ vào các ngày 01, 06, 11, 16, 21, 26 âm lịch hàng tháng. Quả thực, đây là một trong những chợ trâu bò truyền thống lớn nhất miền núi phía Bắc. Con chợ tập trung rất nhiều người đến từ các địa phương khác như Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng, thậm chí là cả Nghệ An, Thanh Hóa… tới thăm quan, mua bán.
Không chỉ có cao nguyên Mù Là Bắc Kạn, huyện Pác Nặm còn có chợ trâu bò Nghiên Loan mang đậm nét văn hóa độc đáo vùng cao. Ảnh: Tuổi trẻ
Từ tờ mờ sáng, ngay lối ra vào chợ tới khu vực chính rộng hàng nghìn mét vuông đã đầy ắp trâu, bò. Người bán, kẻ mua gọi nhau í ới, tiếng thương lượng trả giá hay âm thanh trâu bò… tất cả tạo nên sự độc đáo riêng của phiên chợ vùng cao.
2.2. Nghề se lanh dệt vải
Du lịch Pác Nặm Bắc Kạn cũng là dịp để bạn tìm hiểu về nghề se lanh dệt vải thủ công đã có từ rất lâu của người dân Sán Chỉ. Bất cứ người phụ nữ Sán Chỉ nào cứ đến tuổi trưởng thành đều biết kỹ thuật se lanh thành sợi để dệt vải.
Tới Bắc Kạn đừng quên khám phá nghề se lanh dệt vải truyền thống của người Sán Chỉ. Ảnh: Báo điện tử Bắc Kạn
Trước đây, người phụ nữ còn phải tự tay tước lanh để tạo nên sợi lanh dệt vải. Ngày nay, kinh tế phát triển hơn nên việc dệt vải đỡ vất vả và tốn ít thời gian hơn. Người Sán Chỉ rất ưa chuộng vải lanh bởi độ bền và sự thoáng mát của chúng. Tới Pác Nặm, bạn sẽ được trải nghiệm dệt vải, mua những trang phục truyền thống về làm quà.
Khai thác du lịch cung đường trekking đẹp bậc nhất Việt Nam
Các công ty du lịch vừa chính thức khai trương tuyến du lịch Tà Năng - Phan Dũng, đây là cung đường trekking được mệnh danh đẹp bậc nhất Việt Nam.
Những đồi cỏ xanh tươi, bầu không khí trong lành của cao nguyên và những cơn gió mát mẻ lồng lộng khiến du khách thích thú, Ảnh: Trần Đại.
Tuyến du lịch Tà Năng - Phan Dũng được biết đến từ năm 2015, nhưng mang tính chất tự phát. Việc tuyến du lịch Tà Năng được công nhận và đưa vào khai thác chính thức sẽ góp phần đánh thức tiềm năng du lịch nơi đây.
Tham gia tuyến du lịch này, du khách sẽ có nhiều lựa chọn, với các chương trình, sản phẩm riêng biệt dành riêng cho học sinh, gia đình, công ty hay cá nhân...Đồng thời, du khách khi đến với tuyến du lịch Tà Năng sẽ có những trải nghiệm khó quên, khi tham gia cắm trại giữa rừng và khám phá cung đường trekking Tà Năng - Phan Dũng vốn được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam.
Trước đây, du khách muốn khám phá cung đường đại ngàn Tà Năng - Phan Dũng trải dài qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận phải nhờ tới sự giúp đỡ của những người bản địa hiểu rừng, nhất là những thợ săn. Người đi trước truyền kinh nghiệm cho người đi sau. Trong số kinh nghiệm đó có cả việc nên nhờ ai làm người dẫn đường.
Một thợ săn làm hướng dẫn viên cho du khách. Ảnh: Ngọc Ngà.
Ở khu vực hai xã Tà Năng và Ninh Loan có khoảng 5 người là người dân tộc thiểu số làm nghề dẫn khách đi trekking. Mỗi ngày thu được từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng tùy lượng khách. Họ giới thiệu cho du khách hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi của những đồi Cọp, suối Cọp, thác Bay, thác Sương Mù... và về những loại rau rừng hái trên đường đi, công dụng của nhiều loại cây rừng...
Chưa từng qua bất kỳ một lớp đào tạo nào, nhưng những thợ săn làm hướng dẫn viên vẫn hoàn thành nhiệm vụ này thật xuất sắc và ấn tượng. Mang trên vai nào túi ngủ, lều, đồ ăn cho cả nhóm nhưng bước chân của thợ săn cứ thoăn thoắt.
Thông thường, người thợ săn đi trước, thấy sình, lầy, cây bụi gai thì hô to để mọi người tránh, thấy cây thông đổ dọc đường thì dùng dao nhỏ lược một ít ngo làm mồi nhóm lửa. Kinh nghiệm leo dốc không mệt là đi tiến lên phía trước, cứ nhìn thẳng, bởi việc cứ ngoái lại hay đi sau sẽ tạo cho người leo núi cảm giác với theo, rất dễ đuối.
Thấy những "người thành phố" mệt nhọc vì không quen đi rừng, họ chặt cho mỗi người một cây dẻ con làm gậy, vì "có gậy như thêm một chân đi đỡ mỏi, đứng lại có thứ để chống. Chặt cây dẻ không sao vì đó là loại cây mà một cây dẻ mẹ mỗi mùa có thể có hàng chục cây dẻ con mọc xung quanh".
Niềm vui của phượt thủ khi chinh phục được đỉnh Tà Năng - Phan Dũng. Ảnh: H.Y
Khi mùa mưa, điểm cắm trại trên đồi trống, gió và mưa như trút. Với kinh nghiệm đi rừng, thợ săn sẽ dùng dao khoét một lỗ nhỏ dưới đất, dựng hai con giao và bắc cái áo mưa nhỏ qua để chắn gió. Lửa được nhóm từ nắm củi ngo nhặt trên đường đi, sau đó được bồi thêm bằng những cành dẻ tươi bị gãy. Gỗ dẻ có tươi thì vẫn bắt lửa cháy và than đượm hồng rất đẹp. Trên đống lửa ấy, bữa tối của du khách có thịt nướng, có cháo lá bép, có bắp, khoai nướng...
'Ngôi sao mới' ở 'vương quốc hang động' Đa số các hang động trong "vương quốc hang động" đều phân bố ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Riêng hang Chà Lòi (xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy), mới được đưa vào phục vụ du khách từ năm 2019, nằm về phía Nam của tỉnh, hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ. Hang Chà Lòi độc đáo ở chỗ vừa...