Đánh vợ vì chăm sóc… con riêng của chồng chưa tận tình, chu đáo
Cháu thực sự chán, học hành sút kém, lúc nào trong đầu cũng thương mẹ, thắc mắc tại sao mẹ cứ nhẫn nhục chịu đựng, không giải phóng cho mình? Có lần, cháu đề nghị mẹ ly hôn nhưng mẹ lại khuyên cháu cố gắng chịu đựng, bao giờ cháu xây dựng gia đình mẹ sẽ thực hiện, bây giờ ly hôn rồi thì mẹ con ở đâu.
Cô Thanh Tâm ơi!
Bố mẹ cháu cưới nhau đã hơn 20 năm, sinh hai chị em cháu đều là con gái. Những năm đầu, cuộc sống gia đình thuận hoà, yên ấm.
Ảnh minh họa
Bố cháu từng có một đời vợ, có 1 con trai. Họ chia tay nhau, con trai còn nhỏ ở với mẹ. 7 năm sau cô ấy đi lấy chồng, bố cháu xin với mẹ đưa anh về nuôi. Mẹ hiền lành, nhân hậu, đồng ý ngay, chăm sóc, dạy dỗ anh như con đẻ.
Nhưng anh càng lớn càng hỗn láo, cãi giả cả bố. Vậy mà cả ông bà nội và bố đều nâng niu, chiều chuộng anh. Từ khi đón anh về, ông bà quay ra ghét mẹ, lúc nào cũng gọi bọn cháu là lũ vịt giời.
Giờ cháu đã đi học xa, chỉ thương mẹ ở nhà đầu tắt mặt tối, quanh năm vất vả kiếm tiền sinh sống mà còn bị bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần. Mỗi lần anh đi chơi điện tử xuyên đêm, bố phải đi tìm là y như rằng về nhà bố đánh mẹ, đổ tội lên đầu mẹ. Kể cả hàng xóm chả hiểu chuyện trong nhà cháu cũng buông lời bình luận “Dì ghẻ con chồng nên thằng bé bỏ nhà đi mấy ngày liền”.
Video đang HOT
Cháu thực sự chán, học hành sút kém, lúc nào trong đầu cũng thương mẹ, thắc mắc tại sao mẹ cứ nhẫn nhục chịu đựng, không giải phóng cho mình? Có lần, cháu đề nghị mẹ ly hôn nhưng mẹ lại khuyên cháu cố gắng chịu đựng, bao giờ cháu xây dựng gia đình mẹ sẽ thực hiện, bây giờ ly hôn rồi thì mẹ con ở đâu. Mẹ còn lo chúng cháu ế chồng vì có bố mẹ bỏ nhau.
Cháu hoang mang quá, chả biết tính sao, mong cô giúp cháu.
Quý Thu (Vĩnh Yên)
Quý Thu thân mến!
Tấm lòng của mẹ với các con lúc nào cũng mênh mông vô bờ thế đấy. Người mẹ có thể chịu đựng hết mọi vất vả, cơ cực khi nghĩ rằng con mình được che chở bình an. Cháu cũng nên chia sẻ với nỗi lo lắng của mẹ nếu ly dị thì bà chẳng có gì trong tay, quay về với con số 0 vì bố mẹ cháu đang sống trong nhà ông bà nội. Và còn tâm lý giữ gia đình cho các con, vì thế hệ của mẹ cháu còn giữ nếp nghĩ phê phán, đánh giá không hay về người phụ nữ từng ly dị.
Nhưng theo lời cháu kể, mẹ cháu là lao động chính, kiếm tiền nuôi sống cả nhà, hãy giúp mẹ ý thức về khả năng, vai trò của mẹ trong gia đình để mẹ tự tin bảo vệ mình. Mẹ nhân hậu nhưng đừng nhẫn nhục chịu đựng. Mẹ hãy cứng rắn, cương quyết hơn khi bố đối xử sai, không tốt với mẹ.
Mâu thuẫn giữa bố mẹ cháu chủ yếu chỉ xoay quanh người con riêng của bố nên các cháu hãy mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến với bố về những vô lý trong cách ứng xử của bố.
Còn cháu, đừng để sự bế tắc trong giải quyết vấn đề của bố mẹ ảnh hưởng đến tương lai của mình, đó cũng là cách cháu có thể giúp mẹ mình nữa đấy. Vượt qua sự chán nản, hãy học hành tốt, tìm kiếm nơi phù hợp để thực tập, lấy kinh nghiệm, bổ sung các kỹ năng vi tính, kế toán, ngoại ngữ, sau này ra trường tăng cơ hội tìm được việc làm sớm và tốt cháu ạ!
Cô tin ba mẹ con sẽ giúp ông bà nội, bố và anh trai nhận ra cần nhanh chóng thay đổi vì chính họ.
Theo Báo gia đình
Vợ ngoại tình với hàng xóm là bạn thân của tôi
Tôi bắt 2 người bồ bịch quỳ xuống xin lỗi tôi và vợ người kia, viết giấy cam kết không quan hệ nữa.
ảnh minh họa
Tôi 33 tuổi, còn vợ 32, là công chức nhà nước. Chúng tôi lấy nhau được 6 năm, có con gái 6 tuổi. Vợ tôi có quan hệ bất chính với hàng xóm và là bạn thân của tôi. Đến nay tôi đã phát hiện lần thứ 2. Lần đầu cách đây một năm, vợ tôi nhắn tin hẹn hò quan hệ, gọi nhau bằng vợ chồng, nhưng lại lừa tôi là quan hệ với người khác. Tôi đuổi vợ về nhà đẻ. Bố mẹ vợ xin lỗi tôi, vợ quỳ lạy xin tôi. Vì con gái tôi đã tha thứ. Tuy nhiên, tôi sai lầm khi lúc đó không truy đến cùng và không biết đó là thằng bạn hàng xóm, mà tin là người cô ấy nói.
Đến nay, tôi lại phát hiện vợ vẫn ngoại tình với thằng bạn hàng xóm. Lúc đầu cô ấy cũng chày cối khai tên người khác như lần trước. Giờ tôi đã đuổi vợ về quê, bắt cả 2 người bồ bịch quỳ xuống xin lỗi tôi và vợ người kia, viết giấy cam kết không quan hệ nữa. Gia đình vợ tôi cũng lên xin lỗi và xin cho cô ấy một cơ hội. Tuy nhiên tôi thấy bản thân cô ấy là người sống hưởng thụ, ít quan tâm, chăm lo cho gia đình, hai vợ chồng thường xuyên khúc mắc. Giờ tôi không biết nên làm sao, xin ý kiến tư vấn của chuyên gia và độc giả. Tôi rất thương con, nếu trong trường hợp ly hôn thì mong được quyền nuôi con. Trân trọng cảm ơn.
Mạnh
Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hằng gợi ý:
Mạnh thân mến!
Lần đầu tiên vợ bạn ngoại tình có thể do nhẹ dạ, nhưng lần thứ 2 cô ấy phản bội là cố tình. Trong một vài trường hợp, vì còn tình cảm, vì con hay vì những lý do khác, người bạn đời chấp nhận tha thứ cho đối phương, nhưng để quên việc mình từng bị phản bội là chuyện không dễ dàng. Chưa kể, điều trọng yếu là người phản bội phải biết hối cải. Cũng giống như lần đầu tiên khi bạn quyết định tha thứ cho vợ, chính bản thân cô ấy phải có ý thức muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Không biết vợ chồng bạn đã xử lý lần "khủng hoảng" đầu tiên thế nào? Bạn có tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao vợ phản bội mình? Vì sao giấu giếm và khai tên người khác? Lúc đó vợ bạn xin lỗi là xuất phát từ sự tự nguyện, chân thành hay do bị bố mẹ ép buộc phải quỳ gối? Còn bạn có thẳng thắn nói rõ suy nghĩ, quan điểm của mình không? Rằng bạn muốn gì, cần gì, vì sao tha thứ và muốn giữ lại gia đình, những giới hạn cuối cùng của bạn... và hậu quả nếu tái phạm? Một vấn đề quan trọng nữa là sau khi đã tha thứ, bạn có bới móc sai lầm của vợ không hay vẫn luôn tạo điều kiện cho cô ấy thay đổi?
Đời người chẳng ai hoàn hảo, không bao giờ mắc lỗi, điều quan trọng là biết sửa sai. Trả lời hết những câu hỏi ở trên, bạn sẽ có định hướng giải quyết cho mình. Nếu lý do vợ đưa ra chỉ là ngụy biện, không nhận ra cái sai, không có hành động thể hiện sự hối lỗi dù bạn đã cố gắng tha thứ, không bới móc, vun vén thì việc mắc sai lầm lần thứ 2 là do bản tính của cô ấy. Cô ấy sẽ còn tiếp tục phản bội bạn lần thứ 3, thứ 4... nếu có cơ hội. Trong trường hợp này, chia tay có lẽ là giải pháp tốt nhất.
Về việc giành quyền nuôi con, theo luật bạn cần chứng minh với tòa khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con. Trong đó bao gồm các yếu tố về tinh thần như: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn... của bạn để bồi dưỡng, dạy dỗ con tốt nhất. Ngoài ra còn có các yếu tố vật chất như: điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt mà bạn dành cho con. Tòa sẽ dựa trên thu nhập trung bình hàng tháng, tài sản, cũng như chỗ ở của bạn để làm căn cứ xác định những điều kiện vật chất ấy có phù hợp với con hay không.
Bạn cũng có thể chứng minh việc vợ ngoại tình, lối sống hưởng thụ, ít quan tâm gia đình của cô ấy có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con gái. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ dựa trên sự thật và lợi ích thực sự của con. Nếu có thể, vợ chồng bạn đừng cố gắng tranh giành, mà nên ngồi lại nghiêm túc bàn bạc với nhau xem con ở với ai là tốt nhất. Xét cho cùng ly hôn là chuyện của người lớn, nhưng con trẻ lại là đối tượng phải chịu thiệt thòi đầu tiên. Hãy cố gắng làm sao để giảm bớt tổn thương và không để lại bóng ma tâm lý trong lòng bé.
Chúc bạn bình tĩnh và có quyết định sáng suốt.
Theo Vnexpress
Ở cạnh chồng nhưng không thể có cảm giác như với bạn trai cũ, tôi vẫn lén qua lại với người xưa Nhiều người sẽ nghĩ tôi là một người phụ nữ lăng loàn, nhưng thật sự tôi cưới chồng tôi một phần vì anh quá tốt với tôi, một chỗ dựa yên ấm hơn hẳn so với người cũ. Trước khi tôi lấy chồng, chưa bao giờ có một mối tình hạnh phúc trọn vẹn. Đa số đàn ông đến với tôi phần vì...