Dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ Việt Nam – Lào
Chiều nay 10/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng CHDCND Lào Thongloun Sisoulith để trao đổi về hợp tác song phương Việt Nam-Lào và hợp tác khu vực trước Hội nghị Cấp cao ASEAN 37.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng CHDCND Lào Thongloun Sisoulit. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng CHDCND Lào một lần nữa chuyển lời thăm hỏi của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam về tình hình lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, mong Việt Nam sớm khắc phục hậu quả thiên tai và ổn định cuộc sống của nhân dân. Thủ tướng Thongloun Sisoulith cũng chúc mừng các thành tựu nổi bật của Việt Nam trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh COVID-19, khôi phục đà phát triển kinh tế xã hội, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, qua đó không ngừng tăng cường vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác điều hành của Chính phủ Lào trong việc thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, đưa Lào ngày càng phát triển ổn định, tổ chức thành công các Hội nghị quan trọng khu vực tiểu vùng Mekong vừa qua, góp phần nâng cao uy tín của Lào trong khu vực và đóng góp tích cực vào liên kết tiểu vùng. Nhân dịp này, Thủ tướng ta một lần nữa gửi lời thăm hỏi tới chính quyền và nhân dân tỉnh Savannakhet của Lào về các hậu quả nặng nề do lũ lụt trên diện rộng gây ra gần đây.
Video đang HOT
Ảnh VGP/Quang Hiếu
Hai bên khẳng định luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho quan hệ vĩ đại, tình hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào; đánh giá cao sự phối hợp giữa hai nước trong triển khai các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, tuyên truyền và giáo dục đào tạo; nhất trí trong bối cảnh cả Việt Nam và Lào đều đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lưu thông người và hàng hóa giữa hai nước; trên cơ sở đó sớm thống nhất phương án mở lại các cửa khẩu trên đất liền và nối lại đường bay thương mại giữa hai nước; đồng thời tăng cường phối hợp triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trọng điểm giữa hai nước.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục hợp tác chuẩn bị tốt các hoạt động quan trọng giữa hai nước thời gian tới, trong đó có kỳ họp lần thứ 43 Uỷ ban Liên Chính phủ và cuộc Tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 7; phối hợp tổ chức trọng thể các hoạt động tại hai nước dịp kỷ niệm 45 năm quốc khánh Lào và 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane (trong tháng 12/2020).
Hai Thủ tướng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau của hai nước tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng. Lào đánh giá cao thành công của Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, cũng như trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, góp phần tích cực vào nỗ lực xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và thịnh vượng; khẳng định tiếp tục hợp tác ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 và các hội nghị liên quan.
Hai Thủ tướng chia sẻ tầm quan trọng của việc tiếp tục tăng cường đoàn kết, đồng thuân của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; phối hợp trong đàm phán để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định ở khu vực.
Những "điểm nóng" đáng chờ đợi từ Hội nghị cấp cao ASEAN 37
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP được coi là một trong những điểm nóng sẽ được bàn thảo tại Hội nghị cấp cao ASEAN 37 lần này.
Thông điệp mạnh mẽ từ ASEAN
Theo thông tin đưa ra tại họp báo, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 12 - 15/11 năm 2020 theo hình thức trực tuyến. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 23, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 21, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 17, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Liên Hợp Quốc lần thứ 11, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia lần thứ 2, Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - New Zealand, Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 lần thứ 23, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 15, Hội nghị Cấp cao các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo nữ ASEAN. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ chủ trì các Hội nghị Cấp cao Mê Công - Nhật Bản lần thứ 12 và Hội nghị Cấp cao Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 2.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến lần thứ 5 Nhóm Công tác liên ngành Hội đồng Điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE).
Dự kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tham dự Lễ Khai mạc và phát biểu chào mừng Hội nghị; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 phát biểu đại diện cho Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo nữ ASEAN.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh đây là dịp ASEAN đánh giá các hoạt động nội khối và đối ngoại cũng như định hướng trong tương lai. Diễn ra trong bối cảnh làn sóng đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ, Hội nghị là dịp để lãnh đạo ASEAN khẳng định cam kết và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm duy trì hợp tác, ứng phó hiệu quả Covid-19, củng cố vai trò trung tâm và vị thế của ASEAN trong một thế giới đang chuyển động nhanh chóng, phức tạp và khó đoán định, Thứ trưởng khẳng định.
Dự kiến có 20 cuộc họp quan trọng và nhiều hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức với hơn 80 văn kiện sẽ được trình lãnh đạo thông qua - số lượng văn kiện lớn nhất từ trước đến nay.
Những "điểm nóng" đáng chờ đợi
Trao đổi về một số vấn đề nóng dự kiến được bàn thảo tại Hội nghị lần này trong đó có tiến trình đàm phán của Hiệp định RCEP và triển vọng ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN 37 lần này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đàm phán liên quan đến Hiệp định RCEP đã hoàn tất. Hiện nay, các nước tham gia đàm phán đang hoàn tất các thủ tục nội bộ để có thể ký kết. Nếu các thủ tục nội bộ của tất cả các nước hoàn tất kịp thời, lễ ký sẽ diễn ra trong ngày 15/11.
Hiệp định RCEP tốn nhiều năm để đàm phán, thương lượng, một khi được ký kết sẽ thể hiện tầm quan trọng, ý nghĩa lớn với khu vực, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay thế giới chịu tác động rất nhiều, rất mạnh của dịch Covid-19, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng. Việc ký kết hiệp định RCEP tạo sức bật mới, cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực đặc biệt là giữa các nước tham gia ký kết ở khu vực. Việc ký kết này có ý nghĩa rất lớn, là mong đợi của tất cả các nước, có ý nghĩa rất lớn với Việt Nam, là chủ tịch ASEAN năm nay, chúng ta góp phần làm cho đạt được thỏa thuận và đi đến ký kết hiệp định mà được mong ước từ rất lâu.
Bên cạnh đó, quỹ ASEAN ứng phó với Covid-19 đã nhận được mức đóng góp 10 triệu USD từ các nước ASEAN và đối tác, kho dự phòng vật tư y tế ASEAN, quy trình chuẩn ứng phó với các tình huống y tế cộng đồng khẩn cấp, trung tâm ASEAN ứng phó với các dịch bệnh mới nổi cũng sẽ được công bố nhân dịp này.
Về khả năng trao đổi các chính sách ngoại giao với Mỹ trong khuôn khổ hội nghị trước bối cảnh nước này có tổng thống mới đắc cử, ông Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, quan hệ ASEAN - Mỹ với chiều dài 40 năm đã có nền tảng vững chắc. ASEAN luôn hoan nghênh Mỹ đóng vai trò quan trọng ở khu vực, có nhứng đóng góp mang tính xây dựng, có trách nhiệm vào các vấn đề chung của khu vực, cũng như định hình trật tự khu vực dựa trên luật lệ, cũng như đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, nhất là trong thời điểm hiện nay để các quốc gia có môi trường ổn định, hòa bình cho phục hồi và phát triển.
"Chúng tôi cũng tin rằng, cho dù tổng thống nào của Mỹ cũng sẽ ủng hộ xu thế này trong quan hệ của ASEAN với Mỹ từ nhiều năm nay cũng như mong muốn của ASEAN trong thời gian tới để đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ với ASEAN ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, vì những lợi ích chung và những lợi ích đó không chỉ của ASEAN mà chúng tôi tin chắc chắn rằng đó cũng là lợi ích của Mỹ", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho hay.
Họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 Từ ngày 9 đến 11-11, các bộ trưởng phụ trách trụ cột của Cộng đồng ASEAN và các quan chức cấp cao sẽ họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần...