Dành tối thiểu 30% diện tích đất ở để xây nhà thương mại giá thấp
Phát triển nhà ở thương mại giá thấp đang được kỳ vọng sẽ mở thêm một cánh cửa mới để giúp những người có thu nhập thấp tiến gần hơn tới ước mơ sở hữu một ngôi nhà.
Các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới bắt buộc phải dành tối thiểu 30% tổng diện tích đất ở của dự án để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp.
Đây là một trong những nội dung được đưa vào khi xây dựng Nghị quyết về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp.
Bộ Xây dựng là đơn vị chủ quản được Chính phủ giao xây dựng, nghiên cứu và hoàn thiện Nghị quyết về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp.
Ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, cho biết từ ngày 29/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, trình Chính phủ trong quý 3 năm 2020.
Dự kiến, dự án nhà ở thương mại giá thấp sẽ được thực hiện theo phương thức xã hội hóa, nguồn vốn thực hiện dự án do chủ đầu tư tự huy động từ các nguồn hợp pháp theo quy định của pháp luật, ông Hưng chia sẻ.
Cùng với đó, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết chỉ áp dụng đối với các dự án chung cư thương mại có diện tích căn hộ dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2, tối đa không vượt quá 1,5 tỷ đồng/căn (bao gồm VAT) hoặc giá cho thuê không vượt quá 60.000 đồng/m2 (bao gồm VAT và kinh phí bảo trì).
Từ khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã phải bố trí tỷ lệ quỹ đất ở để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp. Việc đầu tư xây dựng nhà ở thương mại giá thấp đảm bảo phù hợp với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, xây dựng hiện hành và đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; kết nối hạ tầng trong và ngoài dự án theo quy định của pháp luật.
Đối tượng được mua nhà ở thương mại giá thấp là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp chưa có nhà ở hoặc có nhà ở là căn hộ chung cư, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2 sử dụng/người và có thu nhập bình quân dưới 14 triệu đồng/người/tháng.
Người mua nhà ở thương mại giá thấp được vay vốn từ các ngân hàng thương mại có hỗ trợ của nhà nước về lãi suất, thời hạn vay để thanh toán tiền mua nhà ở (trả ngay 1 lần hoặc trả góp)./.
Nguy cơ phá sản, doanh nghiệp bất động sản muốn giảm 30%-50% lãi suất vay
Ngay cả doanh nghiệp bất động sản lớn có thương hiệu cũng đứng trước nguy cơ phá sản khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp khó...
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS).
Theo VNREA, tình hình nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thị trường BĐS gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề khác. Ngay DN lớn có thương hiệu trên thị trường cũng đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.
Do đó, VNREA kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành có biện pháp hỗ trợ DN đầu tư, kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bởi, thời gian qua, tình hình dịch bệnh đã dẫn đến bức tranh ảm đạm của ngành du lịch nói chung và lưu trú khách sạn, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch... của tất cả DN kinh doanh trong lĩnh vực này.
Một dự án đang được triển khai ở quận 2, TP HCM. Ảnh: Linh Anh
Theo đó, VNREA thay mặt các DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành triển khai giải pháp cấp bách hỗ trợ DN, đặc biệt tập trung vào các giải pháp về tín dụng và thuế. Cụ thể, kiến nghị ngành ngân hàng có phương án giảm lãi suất đối với hợp đồng vay đầu tư cho dự án kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú... Như giảm 50% lãi suất trong thời gian diễn ra dịch và 30% lãi suất cho thời gian 1 năm sau khi dịch bệnh được kiểm soát; xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho DN...
DN BĐS cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu các giải pháp, chính sách thuế hỗ trợ DN như giãn thời gian nộp các nghĩa vụ thuế vào ngân sách 6 tháng đối với mỗi kỳ nộp sau 1 năm dịch bệnh được kiểm soát; miễn tiền phạt chậm nộp khi DN đã nộp đủ thuế; giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát, giảm thuế GTGT và lùi thời gian nộp thuế.
"VNREA cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét áp dụng việc miễn visa cho khách quốc tế tới Việt Nam nhằm giúp du khách tiết kiệm được thời gian, chi phí xin visa từ đó nâng cao sức thu hút của ngành du lịch" - Chủ tịch VNREA Nguyễn Trần Nam nói rõ trong văn bản.
Những khó khăn, vướng mắc khác liên quan đến quy định, chính sách pháp luật ở thị trường BĐS cũng được DN kiến nghị hỗ trợ.
Thống kê của VNREA cho thấy hiện nay, cả nước có hơn 82.900 căn hộ du lịch, 28.099 biệt thự du lịch, 15.663 nhà phố thương mại, bao gồm các sản phẩm đã đưa vào sử dụng; sản phẩm đã hoàn thiện xây dựng nhưng chưa đưa vào khai thác; sản phẩm đã và đang được xây dựng tập trung ở Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu... Tổng giá trị ước tính phân khúc BĐS này lên tới hơn 23 tỉ USD.
Hiện các hoạt động đầu tư, xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 luật khác nhau và rất nhiều nghị định, nghị quyết và hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật... Do đó, một trong những giải pháp là hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển sôi động nhưng bền vững, thu hút nguồn lực đầu tư sẽ mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội.
Theo Sơn Nhung - T.Phương
Người lao động
Làn sóng ngầm M&A bất động sản đang diễn ra Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ chính phủ, các hoạt động kinh doanh đang trở lại trạng thái bình thường vào đầu tháng 5/2020. Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao...