Danh tính 22 nạn nhân vụ xe khách tông nhau trên đường cao tốc
Theo báo cáo mới nhất từ Sở Y tế Vĩnh Phúc, hiện có 22 nạn nhân vụ xe khách tông nhau trên đường cao tốc đang được cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, trong đó có 5 nạn nhân nguy kịch.
Như đã đưa tin, vụ tai nạn xảy ra lúc 15 giờ 30 phút ngày 21 tháng 12 năm 2015 trên đoạn đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đoạn qua xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngay sau khi nhận được thông tin của người dân gọi vào đường dây cấp cứu 115, Sở Y tế Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương triển khai công tác cấp cứu.
Bệnh viện đã cử 4 bác sỹ, 8 điều dưỡng và 4 xe cứu thương cùng các phương tiện cấp cứu cần thiết đến hiện trường để ứng cứu kịp thời các nạn nhân. Khoảng 20 phút sau khi tai nạn xảy ra, tất cả các bệnh nhân đã được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch cấp cứu.
Ông Đỗ Văn Doanh, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc, cho biết tổng số có 22 nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này, trong đó 19 người được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh, 3 người vào Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch.
Hai xe khách 45 chỗ tông nhau tại địa phận tỉnh Vĩnh Phúc
Danh sách 19 người điều trị tại BV Đa khoa tỉnh:
1. Mai Việt Hưng, 22 tuổi, trú TP Tuyên Quang.
- Chẩn đoán: Đa chấn thương, Xuất huyết dưới nhện, dập não
2. Vũ Mai Hương, 45 tuổi, trú thành phố Tuyên Quang.
- Chẩn đoán: Đa chấn thương – Chấn thương sọ não thùy thái dương – Chấn thương ngực – gãy xương sườn phải 8, 9, 10, 11 cung sau, vỡ xương bả vai phải, gãy xương đòn phải, Gãy hai xương cẳng tay phải; Gãy hở đầu dưới xương đùi.
3. Nguyễn Thị Hằng, 21 tuổi, trú thị trấn Phong Châu, Phú Thọ.
- Chẩn đoán: Xuất huyết dưới nhện lan tỏa, vỡ cột sống cổ C1, C4, C5.
4. Phạm Văn Phúc, 50 tuổi, trú tỉnh Yên Bái.
- Chẩn đoán: Chấn thương sọ não, Gãy xương đùi phải.
5. Trần Hữu Long, 44 tuổi, trú thành phố Yên Bái, Yên Bái.
- Chẩn đoán: Chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, gãy xương cẳng tay trái.
6. Lưu Ngọc Chiến, 21 tuổi, trú Văn Yên, Yên Bái.
- Chẩn đoán: Đa thương tích
Video đang HOT
7. Nguyễn Thị Nguyệt, 26 tuổi, trú Yên Sơn, Tuyên Quang.
- Chẩn đoán: Đa thương tích.
8. Tạ Quang Vinh, 7 tháng tuổi, trú Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
- Chẩn đoán: Đa thương tích
9. Phạm Văn Chung, 20 tuổi, trú thị trấn Yên Lập, Phú Thọ.
- Chẩn đoán: Vết thương vành tai trái.
10. Trần Văn Hiếu, 30 tuổi, trú thành phố Lào Cai, Lào Cai.
- Chẩn đoán: Đa thương tích.
11. Dương Văn Dinh, 24 tuổi, trú Trực Ninh, Nam Định.
- Chẩn đoán: Chấn thương hàm mặt.
12. Phạm Thị Hồng, 29 tuổi, trú Phù Ninh, Phú Thọ.
- Chẩn đoán: Chấn thương cột sống thắt lưng, Gãy 2 xương cẳng chân trái.
13. Nguyễn Xuân Định, 67 tuổi, trú Hà Thạch, Phú Thọ
- Chẩn đoán: Chấn thương sọ não.
14. Nguyễn Văn Bằng, 26 tuổi, trú Lý Nhân, Hà Nam
- Chẩn đoán: Chấn thương sọ não.
15. Nguyễn Thị Chắt, 58 tuổi, trú Hoài Đức, Hà Nội
- Chẩn đoán: Chấn thương bàn chân trái và gối trái.
16. Đỗ Việt Hùng, 24 tuổi, trú Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Chẩn đoán: Chấn thương sọ não.
17. Trang Xuân Mạnh, 21 tuổi, trú Văn Yên, Yên Bái
- Chẩn đoán: Chấn thương sọ não.
18. Lê Hoàng Nam, 26 tuổi, trú thành phố Lào Cai, Lào Cai
- Chẩn đoán: đa thương tích.
19. Nguyễn Thị Tuyết, 26 tuổi, trú Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
- Chẩn đoán: Vết thương gót chân phải.
3 bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch
20. Hứa Văn Quý, 52 tuổi, trú Yên Sơn, Tuyên Quang.
- Chẩn đoán: Vết thương vành tai phải.
21. Dương Văn Hoan, 61 tuổi, trú Hoài Đức, Hà Nội.
- Chẩn đoán: Đa thương tích phần mềm.
22. Nguyễn Thị Oanh, 48 tuổi, trú Hoài Đức, Hà Nội.
- Chẩn đoán: Đa thương tích phần mềm.
Trong số này có 5 bệnh nhân tiên lượng nặng, đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, gồm bệnh nhân Mai Việt Hưng, Vũ Mai Hương, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Văn Phúc và Trần Hữu Long.
Hồng Hải
Theo Dantri
Cần làm gì khi cấp cứu người bị tai nạn giao thông?
Khi gặp vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, cần nhanh chóng gọi người hỗ trợ, cấp cứu (115). Trường hợp nạn nhân chảy nhiều máu, cần băng bó lại cho cầm máu, sau đó di chuyển nạn nhân tới bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương.
Tối 8.11, một chiếc taxi đã đâm liên tiếp nhiều xe máy tại cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc (Hà Nội). Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong và 7 người khác bị thương.
Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế taxi là anh Đặng Ngọc Cường (SN 1975) nhảy từ cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc xuống đất. Hiện, anh Cường đang trong tình trạng nguy kịch.
Hiện trường vụ tai nạn trên cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc khiến 1 người tử vong, 7 người bị thương.
Tuy nhiên, sau vụ tai nạn, nhiều người đã tranh luận về cách cứu người bị nạn thế nào cho đúng. Phóng viên có cuộc trao đổi với tiến sĩ Hoàng Bùi Hải, bác sĩ Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bác sĩ Hải cho biết, khi người dân chứng kiến các vụ tai nạn nghiêm trọng và tham gia cấp cứu, cần lưu ý một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Nhanh chóng gọi người hỗ trợ.
Bước 2: Xem nạn nhân bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập). Nếu nạn nhân ngừng tim, cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thẳng chân tay, tránh gập cổ...
Sau đó ép tim ngay, đặt 2 tay chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, thả tay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép tim liên tục không nghỉ, sau 2 phút có người thay.
Người cấp cứu ép cho đến khi tim nạn nhân đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến. Chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại.
Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì sang bước 3.
Bước 3: Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn, nằm nghiêng một bên, 2 tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.
Bước 4: Cố định cột sống cổ của nạn nhân, yêu cầu cột sống cố phải thẳng với trục cơ thể. Có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn 2 bên tai khi bệnh nhân nằm.
Bước 5: Tìm các vết thương chảy máu để cầm máu bằng cách băng ép bằng quần áo, dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người cứu phải quấn băng quanh đầu để cầm máu, nhưng vẫn phải luôn giữ đầu cố định.
Bước 6: Cố định các vết thương gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.
Bước 7: Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, có thể bằng ô tô... Tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy. Giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.
Bác sĩ Hoàng Bùi Hải lưu ý, trong quá trình tham gia cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn, phải bảo vệ cột sống cổ của bệnh nhân khi di chuyển bằng cách một người đỡ đầu để thẳng trục với thân, một người xốc nách từ sau, một người đỡ hai chân. Cả 3 người cùng lùi cùng tiến để đầu, cột sống cổ luôn thẳng trục với thân mình. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo nhưng chấn thương cột sống cổ mất vững, khi di chuyển và sơ cứu, người giúp đỡ vô tình xốc ngược người bị nạn lên, cổ không được bảo vệ đã gây đứt tủy cổ dẫn đến nạn nhân choáng tủy có thể chết ngay hoặc có thể bị liệt cơ hô hấp, liệt tứ chi không hồi phục. Đây là sai lầm dễ mắc phải của người cứu hộ thiếu kiến thức.
Theo Nguyễn Đức (danviet.vn)
Máy bay chở phi hành đoàn Nga rơi tại Nam Sudan, 41 người chết Một máy bay vận tải do Nga chế tạo, chở phi hành đoàn Nga và một số hành khách, đã gặp nạn ngày 4/11 sau khi cất cánh từ sân bay tại thủ đô của Nam Sudan, làm ít nhất 41 người trên khoang và trên mặt đất thiệt mạng. Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Twitter) Xác máy bay tại hiện trường....