Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch huyện Trùng Khánh, Cao Bằng
Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 60 km. Nơi đây có thiên nhiên hùng vỹ cũng là nơi tọa lạc của thác Bản Giốc – thác nước đẹp nhất Đông Nam Á.
Thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh, Cao Bằng
Thác Bản Giốc nằm trên con sông Quây Sơn, bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sông chảy về phía Nam, đến xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh thì vào địa phận Việt Nam. Sông tiếp tục chảy theo hướng Đông Nam qua xã Đình Phong rồi đến xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) thì bất ngờ đổ xuống độ cao hơn 30 m, tạo thành dòng thác kỳ vỹ. Trên đường chảy vào Việt Nam, Quây Sơn xuyên qua những dãy núi đá vôi và cánh đồng lúa, làng mạc tạo nên phong cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Động Ngườm Ngao
Ngoài thác Bản Giốc, cũng trong lòng núi đá vôi xóm Bản Gun, xã Đàm Thủy, động Ngườm Ngao được hình thành bởi sự phong hóa lâu đời của địa hình các-tơ. Bước vào cửa động, từ trên vòm đá cao, rủ xuống những dải thạch nhũ kỳ diệu, lấp lánh cùng các “tượng đá” nhiều hình dáng quyễn rũ như bông sen ngược, cây bạc, cây vàng, ruộng bậc thang, đàn đá… Sừng sững bên sườn núi, đối diện với thác Bản Giốc là Chùa Phật tích Trúc Lâm như cột mốc tâm linh vững chãi, khẳng định chủ quyền muôn đời của non sông đất Việt.
Trùng Khánh còn rất nhiều cảnh đẹp khác như: Hồ Bản Viết, đền thờ An Biên tướng quân Hoàng Lục, Khu bảo tồn vượn Cao Vít (xã Ngọc Khê), thác Thoong Cót, thác Thoong Tắc (sông Bắc Vọng) ở xã Thân Giáp.
Anh Võ Trung Hiếu, du khách đến từ Vũng Tàu cho biết: Trong lần đi công tác lần này tôi đã có dịp để ghé đến đây, và nhiều lần được nghe thấy thác Bản Giốc trên các phương tiện truyền thông nhưng vẫn rất bất ngờ bởi vẻ đẹp “thơ mộng”, “trong veo” của dòng thác này.
Video đang HOT
Trùng Khánh cũng là vùng đất cổ xưa với những địa danh đã đi vào thơ ca, lịch sử như thị trấn Cô Sầu (nay là thị trấn Trùng Khánh), chợ Bản Rạ, chợ Thông Huề… Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày, có những nét giao thoa với văn hóa của người Hoa từ Trung Quốc.
Nơi đây ghi dấu được nhiều nét văn hóa mang đặc trưng với những ngôi nhà sàn cổ được xây bằng đá xanh, lợp ngói âm dương ít nơi nào có được. Khí hậu ở Trùng Khánh khá lạnh về mùa đông nhưng rất mát về mùa hè. Vùng đất này rất phù hợp với trồng lúa nếp và nổi tiếng với giống lúa nếp bản địa Pì Pất (có nghĩa là mỡ vịt).
Tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của tỉnh Cao Bằng vừa qua, ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy cũng đã có chỉ đạo về mục tiêu sắp tới là chú trọng xây dựng thành phố Cao Bằng trở thành điểm du lịch, hiện đại, văn minh, là trung tâm liên kết hội nhập với các vùng trong tỉnh.
Ông Phạm Văn Cao, Bí thư Huyện ủy Trùng Khánh cũng cho biết: Trùng Khánh có tiềm năng, lợi thế lớn về du lịch. Tuy nhiên, trước đây do chưa có điều kiện phát triển nên việc khai thác tiềm năng của địa phương rất hạn chế.
Sau khi, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc, trong đó xác định tương lai, nơi này sẽ trở thành trung tâm du lịch cấp quốc gia. Hy vọng rằng, du lịch huyện sẽ có những bước phát triển vượt bậc tương xứng với tiềm năng của mình.
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư du lịch quốc tế đã tỏ ý quan tâm và nghiên cứu phương án đầu tư tại Trùng Khánh và cũng đang xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch đầu tư hạ tầng, tạo các sản phẩm du lịch nhằm sớm đưa huyện phát triển. Nơi đây đã và đang hứa hẹn sẽ có số lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện, tỉnh và khu vực./.
Đánh thức tiềm năng du lịch Hồ Núi Cốc
Tọa lạc tại nơi có vị trí giao thông thuận lợi, khí hậu ôn hòa, xung quanh có nhiều đảo nhỏ, Hồ Núi Cốc là địa điểm du lịch hấp dẫn, đầy tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên.
Phấn đấu trở thành khu du lịch quốc gia trước 2025
Đây là mục tiêu của Nhiệm vụ quy hoạch chung Xây dựng khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 đã được thủ tướng phê duyệt.
Hồ Núi Cốc rộng 25km2, thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây được ví như một "nàng tiên xinh đẹp" mà thiên nhiên đã ban tặng cho xứ chè. Không chỉ là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc, Hồ Núi Cốc còn nổi tiếng với chuyện tình chàng Công - nàng Cốc.
Hồ Núi Cốc có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, nhưng vẫn ở dạng tiềm năng.
Bên cạnh đó, Hồ Núi Cốc còn có lợi thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Bao gồm rừng phòng hộ, hệ thái đảo, hồ (có 2500 ha diện tích mặt nước, 89 hòn đảo lớn nhỏ bao quanh), vùng Tâm Cương - hệ sinh thái vùng trồng chè đặc sản.
Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giữa thành phố đến khu du lịch cũng như các cơ sở tâm linh, sản phẩm du lịch độc đáo tại Hồ Núi Cốc.
Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án du lịch Hồ Núi Cốc dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng, bao gồm nhân sách Nhà nước, một số nguồn vốn hợp pháp cùng vốn của các Nhà đầu tư tư nhân, được thực hiện cho đến năm 2035. Vùng thực hiện dự án bao gồm 10 xã, thị trấn: Xã Phúc Tân thuộc thị xã Phổ Yên, xã Tân Thái, Bình Thuận, Quân Chi, Vạn Thọ, Lục Ba thuộc huyện Đại Từ và các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tâm Cương thuộc thành phố Thái Nguyên. Diện tích quy hoạch Hồ Núi Cốc vào khoảng 2500 ha trong tổng số 18940 ha của cả khu du lịch.
Phấn đấu trước năm 2025, Hồ Núi Cốc được công nhận chuẩn khu du lịch quốc gia.
Hướng đến trung tâm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp
Cũng theo phê duyệt của Thủ tướng, khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao, văn hóa giải trí cao cấp của cả miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trở thành nguồn kinh tế lớn, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Hồ Núi Cốc chưa "giữ chân" được du khách ở lại dài ngày bởi vẫn chưa có nhiều khu nghỉ dưỡng, lưu trú cao cấp để họ có thể thoải mái lựa chọn.
Đông Á Núi Cốc Resort được đông đảo du khách lựa chọn làm nơi nghi dưỡng khi đến khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Một trong số ít những địa điểm thu hút du khách tại đây là Đông Á Núi Cốc Resort. Đông Á Núi Cốc Resort thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn khách sạn Đông Á, có diện tích 40ha gồm các khu đồi, rừng, vườn chè cùng 3 đảo lớn, nhỏ. Du khách đến đây như lạc vào một thế giới khác, đậm chất du lịch sinh thái. Khu Resort sinh thái này có 5 khu nhà sàn dân tộc với phong cách độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, 5 khu nhà cổ với tuổi đời đều trên 150 năm với những khung cột gỗ lim đường kính 50cm thuộc vào hàng "hiếm" ở Việt Nam.
Đông Á Núi Cốc Resort là khu du lịch chạy theo mặt hồ 1km, tạo cho du khách cảm giác rất tự nhiên, hưởng thụ cuộc sống trong lành cùng gia đình và người thân sau những ngày làm việc mệt mỏi. Chạy theo dọc bờ Hồ Núi Cốc và 1 khu nhà nghỉ với 58 phòng, 3 khu nhà sàn, 15 khu biệt thự mini khiến du khách có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Để phục vụ nhu cầu thể thao cho khách du lịch, Đông Á Núi Cốc Resort còn có khu nhà tập gofl có diện tích 1000m2. Xen lẫn với các công trình nghỉ dưỡng là các du tiểu cảnh, chòi nghỉ, tất cả tạo nên một quần thể du lịch đậm chất núi rừng, chỉ cần dạo quanh nơi đây một vòng là du khách đã có một album ảnh cực chất để "sống ảo".
Một góc Đông Á Núi Cốc Resort
Ngoài ra, Đông Á Núi Cốc Resort còn tổ chức những lễ hội ẩm thực, đốt lửa trại, trà đạo, chợ quê để thu hút sự quan tâm của khách du lịch miền Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hàng tuần.
Để đẩy mạnh phát triển du lịch Hồ Núi Cốc, biến nơi đây trở thành khu du lịch mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân thì cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, xây dựng nhiều hơn các cơ sở lưu trú cao cấp, tận dụng thế mạnh du lịch sinh thái, thu hút du khách không chỉ nội tỉnh mà cả trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng dài ngày.
Cao Bằng nỗ lực phục hồi ngành du lịch sau đại dịch Covid-19 Cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch - dịch vụ của tỉnh Cao Bằng đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nhằm kích cầu du lịch, cùng với các biện pháp tuyên truyền điểm đến an toàn, ngành du lịch và các địa phương đã có nhiều giải pháp kích cầu như nâng cấp, bảo...