Đánh thức nguồn lực trong dân
Làm thế nào để người dân yên tâm và mặn mà đưa phần tích lũy và tiết kiệm của gia đình mình vào các kênh như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, ngân hàng…, thay vì chuyển vốn vào các công ty ẩn chứa đầy rủi ro?
Nhiều câu chuyện về các vụ vỡ nợ tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng liên quan tới huy động vốn, lừa đảo đầu tư, cùng với đó là trăn trở làm sao để đánh thức nguồn lực tích lũy được ước tính lên tới 60 tỷ USD trong dân vào sản xuất – kinh doanh đã được các đại biểu Quốc hội đề cập trong phần thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội trên nghị trường.
Trong hoàn cảnh bội chi ngân sách lớn và nợ công cao, công cuộc đánh thức tiềm lực này càng được đặt ra cấp thiết.
Làm thế nào để người dân yên tâm và mặn mà đưa phần tích lũy và tiết kiệm của gia đình mình vào các kênh như bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, ngân hàng…, thay vì chuyển vốn vào các công ty ẩn chứa đầy rủi ro?
Khi huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng một cách hiệu quả và bền vững, nền kinh tế sẽ có thêm các nguồn vốn dài hạn. Nhưng để mong muốn biến thành hiện thực, nếu không mạnh mẽ bắt tay vào hành động, sẽ vẫn chỉ là mong ước và “hô khẩu hiệu”.
Chẳng nói đâu xa, ngay trên thị trường chứng khoán, để thu hút nhà đầu tư đang có rất nhiều việc cần làm.
Việc lồng ghép chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào phát triển thị trường được làm khá tốt, rút ngắn thời hạn phải đăng ký giao dịch/niêm yết chứng khoán sau IPO (chào bán chứng khoán ra công chúng), tăng cường áp dụng niêm yết và đăng ký giao dịch với lưu ký tự động… đã giảm thiểu các khâu phát hành sổ/giấy chứng nhận sở hữu.
Quy mô vốn hóa thị trường đã tăng đáng kể, tạo ra niềm hy vọng lớn về việc nâng hạng Việt Nam lên nhóm thị trường mới nổi trong bảng xếp hạng của MSCI.
Trong khoảng 2 năm qua, đã có nhiều động thái tích cực trong kế hoạch nâng hạng thị trường Việt Nam, song những thay đổi là chưa đủ để các nhà đầu tư nước ngoài cũng như MSCI đưa Việt Nam vào danh sách các thị trường có khả năng nâng hạng.
Video đang HOT
Trong khi nhiều hạn chế của thị trường trong nội dung đánh giá của MSCI cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ, ngành để tháo gỡ, đã có không ít nhà đầu tư cho rằng, những thay đổi tích cực của thị trường trong thời gian gần đây cần được Việt Nam cập nhật với MSCI để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và đánh giá lại của tổ chức này.
Liệu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đứng ra đóng vai trò chủ đạo trong việc trao đổi thông tin, phối hợp với các bộ ngành khác, cũng như xây dựng một kế hoạch tổng thể cho việc nâng hạng thị trường Việt Nam hay không?
Hay như việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài, trước đây từng được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Nhưng hiện nay, các thông tin về doanh nghiệp thay đổi room được công bố rời rạc trên website của các Sở Giao dịch chứng khoán hoặc của bản thân công ty đại chúng, công ty niêm yết.
Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài chưa tìm được nguồn thông tin tập trung, cập nhật, chính thống về room của tất cả các công ty niêm yết, công ty đại chúng, để từ đó có bức tranh tổng quát cho việc cân nhắc ra quyết định đầu tư.
Thị trường càng đại chúng, càng có nhiều nhà đầu tư lớn tham gia, khả năng bị kéo – xả theo những toan tính của “cá mập” sẽ càng giảm bớt. Khi ấy nhà đầu tư đại chúng mới mạnh dạn đưa những đồng vốn ngủ yên vào thị trường.
Năm 2017 đã gần trôi qua và thị trường chứng khoán Việt Nam tỏ ra khó khăn hơn dự liệu.
Từ mốc 1.020 điểm, VN-Index đã trải qua 2 nhịp giảm: về 933 điểm, rồi bật lên 974 điểm và lại giảm về 885 điểm. Một nhịp giảm nữa được dự báo sẽ kéo VN-Index tạo đáy mới trong năm nay.
Nếu không tìm cách giải những bài toán căn cơ và có tầm nhìn dài hạn, sự luẩn quẩn của chứng khoán Việt Nam sẽ vẫn chưa thấy đường ra.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
SGK của Bộ GD-ĐT sẽ có phiên bản điện tử công khai
Trong văn bản giải trình về một số vấn đề cử tri quan tâm trước kỳ họp Quốc hội tới, như chương trình - sách giáo khoa mới, thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều thông tin mới cũng như giải pháp khắc phục những bất cập về các nội dung này.
Sắp tới học sinh sẽ có sách giáo khoa phiên bản điện tử miễn phí - ĐÀO NGỌC THẠCH
Có một số SGK cho mỗi môn học
Giải trình về chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) mới, Bộ GD-ĐT cho hay: Việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới phải gia hạn theo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc điều chỉnh lộ trình thực hiện CT-SGK GDPT mới.
Nguyên nhân là do việc xây dựng chương trình GDPT mới đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, lấy ý kiến, tuyên truyền rộng rãi trong xã hội. Quá trình dự thảo chương trình và lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân nảy sinh những quan điểm khác nhau, thậm chí trái chiều nên cần thêm thời gian để lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu, đồng thời giải thích, tuyên truyền tạo sự đồng thuận của xã hội. Việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất) cần có thời gian, nguồn lực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các địa phương.
Bộ GD-ĐT cũng dẫn Nghị quyết 88 của QH về việc "thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học" và cho rằng chủ trương này phù hợp với các nước có nền giáo dục tiên tiến. Bộ GD-ĐT đã cụ thể hóa một số quy định về CT-SGK trong dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi); nâng một số quy định trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88 thành các quy định của luật. Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và kế hoạch tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách.
Đáng chú ý, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Theo quy định của QH, Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì biên soạn một bộ SGK. Sau khi biên soạn, bộ SGK do Bộ chủ trì sẽ được công bố công khai, bao gồm phiên bản sách điện tử để giáo viên, học sinh (HS) sử dụng rộng rãi, bình đẳng".
Có phương án cụ thể về giá và quyền lựa chọn SGK
Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa SGK (sách in) do Bộ GD-ĐT chủ trì biên soạn với các SGK khác, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá SGK.
Khi biên soạn sách mới, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các nhà xuất bản tham gia làm sách và các sở GD-ĐT hướng dẫn, tập huấn giáo viên về việc sử dụng sách để HS có ý thức giữ gìn, bảo quản đảm bảo sách được sử dụng nhiều lần, tránh lãng phí.
Về lựa chọn SGK trong các cơ sở GDPT, để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, Bộ GD-ĐT thông tin đang xây dựng thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở GDPT trên cơ sở nguyện vọng của HS và phụ huynh; quy định cụ thể trách nhiệm của sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, người đứng đầu cơ sở GDPT trong việc quản lý việc lựa chọn, sử dụng SGK; có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền lựa chọn của HS và phụ huynh.
Báo cáo Chính phủ về lộ trình áp dụng CT-SGK mới
Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho biết sau khi ban hành chương trình GDPT mới, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về lộ trình áp dụng trong thời gian quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của QH, đồng thời đảm bảo chất lượng CT-SGK mới cùng với việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện nhằm đảm bảo sự thành công khi triển khai áp dụng.
Chấm thi THPT quốc gia theo cụm
Về kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT khẳng định: Phương thức tổ chức kỳ thi sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo với những điều chỉnh kỹ thuật trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi và tuyển sinh năm 2018, nhất là khâu chấm thi, cho đến khi áp dụng đầy đủ chương trình GDPT mới.
Trước mắt, để tổ chức tốt kỳ thi năm 2019, Bộ GD-ĐT chỉ đạo toàn ngành thực hiện các giải pháp cơ bản: rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của kỳ thi; sửa đổi, bổ sung quy chế thi, quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, các trường đại học, các cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi và chế tài xử lý đối với các đối tượng tham gia kỳ thi.
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi, đảm bảo tính phân hóa hợp lý để đánh giá học lực của HS. Khắc phục việc nội dung đề thi có một số câu quá khó, đảm bảo đề thi phù hợp hơn với tính chất của kỳ thi và thời gian làm bài của thí sinh. "Bộ GD-ĐT sớm công bố đề thi tham khảo để giáo viên và HS làm quen với dạng đề trong quá trình dạy học lớp 12 năm học 2018 - 2019 và ôn thi năm 2019", báo cáo giải trình nêu.
Cải tiến phương thức tổ chức chấm thi để tăng cường tính chính xác, khách quan, trung thực của kết quả thi. Theo đó, sẽ tổ chức chấm theo cụm, đảm bảo nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm bài thi của thí sinh tỉnh mình. Kết quả trung thực, khách quan sẽ là cơ sở quan trọng để các trường ĐH, CĐ sử dụng để xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ nâng cao chất lượng tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi cho các đối tượng tham gia kỳ thi; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu, đặc biệt là khâu chấm thi của quy trình tổ chức thi.
Theo thanhnien
Coi trọng tính dân chủ, Tây Hoà "ghi điểm" nhanh Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Tây Hòa (Phú Yên) đã huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án và nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Ông...