Danh thắng vịnh Vĩnh Hy chào hè với loạt sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn
Tuần lễ văn hóa – du lịch hè diễn ra tại Danh thắng quốc gia vịnh Vĩnh Hy với nhiều hoạt động hấp dẫn như giải đua thuyền, trình diễn áo dài, gian hàng ẩm thực,…
Sẵn sàng cho đêm khai mạc
Ngày 16/7, ông Nguyễn Khắc Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, công tác chuẩn bị cho Tuần lễ văn hóa du lịch hè Ninh Hải – Ninh Thuận 2024 đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho đêm khai mạc vào tối 19/7.
Tuần lễ có chủ đề “Ninh Hải – Biển xanh vẫy gọi”, diễn ra tại Công viên biển Ninh Chữ từ ngày 15-21/7; với 11 hoạt động chính, nổi bật như Giải đua thuyền truyền thống Đầm Nại – Ninh Hải 2024 vào 7h30 ngày 20/7; Ngày hội văn hóa du lịch – carnival vào 17h ngày 20/7; trình diễn Áo dài truyền thống vào 17h ngày 21/7;…
Ngoài ra, huyện cũng phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hành trình khám phá Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; các giải thi đấu thể thao;…
Bắt đầu từ tối 15/7, huyện đã tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc thù; tổ chức hoạt động văn hóa – ẩm thực; chương trình nghệ thuật đường phố hàng đêm,… tại Công viên biển Ninh Chữ, kéo dài suốt thời gian của tuần lễ.
Danh thắng vịnh Vĩnh Hy nổi tiếng với bãi cát mịn trắng, nước biển trong xanh. Ảnh: Thảo Nguyên
Video đang HOT
Ông Nguyễn Khắc Hòa cho hay, UBND huyện và các Sở, ngành liên quan đã có những chỉ đạo để đảm bảo an ninh du lịch, trong đó yêu cầu các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo công tác đón tiếp du khách, chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống cháy nổ.
Đặc biệt, các doanh nghiệp phải bán các dịch vụ lưu trú, ăn uống… đúng giá niêm yết, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng chặt chém làm xấu hình ảnh du lịch Ninh Hải – Ninh Thuận trong mắt du khách.
“Đây là sự kiện văn hóa – kinh tế – xã hội nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu, thu hút khách du lịch đến Ninh Hải cũng như tỉnh Ninh Thuận, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch những năm tiếp theo”, ông Nguyễn Khắc Hòa nhấn mạnh.
Cơ hội cho ngành du lịch Ninh Thuận bứt phá
Ninh Hải là huyện của tỉnh Ninh Thuận có khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng, được ví như “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á”; đặc biệt có vịnh Vĩnh Hy được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Danh lam thắng cảnh Quốc gia và Vườn quốc gia Núi Chúa được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm du lịch gắn với các điểm tham quan “nông nghiệp sạch”; cánh đồng muối trắng Phương Cựu, Đầm Vua; vườn nho Thái An; công viên Đá; khu du lịch biển Ninh Chữ; khu lướt ván diều Mỹ Hoà,…
Loạt sự kiện hấp dẫn du khách sẽ diễn ra tại Tuần lễ. Ảnh: Đức Thảo
Ninh Hải còn là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc trưng và đa sắc màu của đồng bào các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai,…. thu hút khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm; những lễ hội dân gian độc đáo như: Lễ bỏ mả, lễ Cầu Ngư, hội đua thuyền, lắc thúng,…
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải, thông qua việc tổ chức, địa phương mong muốn thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho ngành du lịch. Tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương; tạo cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu, mở rộng thị trường, xây dựng các tour du lịch mới,…
Đặc biệt là quảng bá Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy, góp phần thúc đẩy du lịch Ninh Hải phát triển nhanh, bền vững; góp phần xây dựng Ninh Hải trở thành trung tâm phát triển kinh tế về du lịch của Ninh Thuận.
Hòa vào không khí lễ hội Hemis ở Ladakh, Ấn Độ
Hemis là một trong những lễ hội văn hóa nổi tiếng ở miền Bắc Ấn Độ. Lễ hội được tổ chức hằng năm tại tu viện Hemis, nằm trong công viên quốc gia Hemis ở Ladakh, thuộc bang Jammu và Kashmir.
Lễ hội Hemis nhằm tưởng nhớ Đức Liên Hoa Sinh (Guru Padmasambhava), người sáng lập Phật giáo Tây Tạng vào khoảng thế kỷ thứ 8. Theo đó, lễ hội Hemis lần đầu tiên được tổ chức vào thế kỷ 17 để kỷ niệm ngày sinh Đức Liên Hoa Sinh. Ảnh: Max Vu
Lễ hội được tổ chức tại tu viện Hemis, được thành lập vào năm 1672, là trung tâm Phật giáo nổi bật trong khu vực. Ảnh: Max Vu
Sự kiện được diễn ra vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 hằng năm, kéo dài trong 2 ngày và thu hút hàng ngàn du khách trên toàn thế giới tham dự. Ảnh: Max Vu
Hòa vào không khí lễ hội, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn những thung lũng, ngọn núi và dòng sông rộn ràng trong tiếng kèn, trống... Ảnh: Max Vu
Lễ hội bắt đầu với việc kéo cao lá cờ chiến thắng, sau đó là màn múa mặt nạ linh thiêng. Các tiết mục múa đi kèm với âm thanh của các nhạc cụ truyền thống như trống, chũm chọe và kèn. Ảnh: Max Vu
Các điệu nhảy được cho là có thể xua đuổi tà ma, mang lại thịnh vượng và may mắn. Ảnh: Max Vu
Một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn của lễ hội là màn múa mặt nạ Cham. Đó là một điệu nhảy chậm, mô tả cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, trong đó, cái thiện sẽ thắng. Ảnh: Max Vu
Nghi thức quan trọng của lễ hội là khánh thành thangka, một bức tranh lụa linh thiêng mô tả hình ảnh của Guru Padmasambhava. Ảnh: Max Vu
Thangka được công bố 12 năm một lần và người ta tin rằng nó sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho những ai chứng kiến nó. Ảnh: Max Vu
Sân tu viện Hemis đông người tham gia lễ hội và xem trình diễn. Ảnh: Max Vu
Lễ hội Hemis được xem là biểu tượng của văn hóa truyền thống tại Ladakh. Ảnh: Max Vu
Lễ hội Hemis đã trở thành sự kiện thu hút khách du lịch lớn trong những năm gần đây. Qua đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương khi nhiều người được tuyển dụng trong ngành du lịch. Ảnh: Max Vu
Thú vị tại Tuần lễ Du lịch Quảng Bình năm 2024 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, Tuần Du lịch Quảng Bình năm 2024 diễn từ ngày 6-14/7 sẽ có nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Bình tổ chức chuỗi sự kiện quy mô lớn với nhiều hoạt động đặc sắc về du lịch, văn...