Đánh tan IS. Rồi sao nữa?
IS chưa phải là tất cả, mà nguyên nhân bất ổn tại Iraq, Syria hay thậm chí Trung Đông là do mưu đồ địa chính trị của các thế lực lớn.
Đánh tan, đánh đuổi, đánh thiệt hại nặng, đánh diệt gọn…ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trên chiến trường Iraq, Syria, với 2 liên minh do Mỹ và Nga cầm đầu thì việc đánh diệt gọn IS là điều không thể, tuy nhiên, đánh tan IS là trong tầm tay, là thừa khả năng.
IS có thể bị đánh tan, nhưng cũng có thể bằng một thủ đoạn chính trị người ta làm cho nó tan thành…một cái tên khác, một lực lượng khác.
Vấn đề là, đánh tan IS lúc nào? Rồi sao nữa?
Chiếc mặt nạ nhãn hiệu IS
Điều đặc biệt ngạc nhiên là số phận của chính quyền Assad lại rất liên quan với IS. Khi chính quyền Assad bị lật đổ hay khi “Assad phải ra đi” thì cũng đã đến lúc IS phải bị đánh tan, bị tan, hoặc bị tiêu diệt. Bởi lẽ IS là lực lượng khủng bố, dù có công lớn nhất lật đổ Assad, nhưng Mỹ và các thế lực muốn lật đổ Assad không thể đưa ai lên nắm quyền ở Syria ngay được. Điều này có nghĩa là với Mỹ-phương Tây và các quốc gia thù địch với Assad chỉ coi IS là phương tiện mà mục đích là lật đổ Assad.
Mỹ đứng đầu hơn mấy chục quốc gia trên danh nghĩa tấn công tiêu diệt IS bằng không kích tại Iraq và Syria. Tuy nhiên, trong 1 năm không kích người ta chỉ thấy chính quyền Syria của tổng thống Assad ngày càng đến chỗ diệt vong trong khi IS ngày càng phát triển mạnh lực lượng cũng như lãnh thổ.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào liên minh do Mỹ đứng đầu sau một thời gian “suy đi tính lại với Mỹ”, không kích vào Syria nhưng thay vì dội bom vào IS thì mục tiêu là người Kurd Syria. Với Thổ Nhĩ Kỳ, IS không nguy hiểm bằng người Kurd bắc Syria (YPG).
Nga minh bạch hơn, vì do chính phủ hợp pháp của Syria yêu cầu, nên Nga đương nhiên là phải tấn công những lực lượng nào thách thức đến sự tồn vong của chế độ Assad (không thì họ mời sang làm gì), đồng thời, không chỉ tiêu diệt IS mà cả lực lượng Nga cho là khủng bố cấm hoạt động trên đất nước Nga (LIH).
Như vậy, khi IS bị đánh tan hay bị tiêu diệt chẳng hạn thì cũng giống như chiếc mặt nạ rớt xuống sẽ lộ rõ những anh tài cùng những mục đích khác nhau rõ ràng.
Mỹ và liên minh không còn lý do gì để không kích IS tại Syria. Tất nhiên Mỹ và PT đã chuẩn bị cho một lực lượng hậu thuẫn là Quân đội Syria Tự do (FSA) thay thế khi chính quyền Assad bị lật đổ, nhưng đáng tiếc là việc huấn luyện đào tạo, cung cấp vũ khí trang bị…theo đánh giá của Mỹ là một tồi tệ, lãng phí, không hiệu quả nhất trong lịch sử”. Vì thế khi “Assad chưa ra đi” thì IS chưa phải là lúc cần đánh tan.
Chiến trường Syria, Nga và chính phủ Assad phải đối đầu với các lực lượng sau: lực lượng Hồi giáo do Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Qatar hậu thuẫn và lượng do Mỹ phương Tây hậu thuẫn. Trong đó đặc biệt nguy hiểm cho cả an ninh Nga và sự tồn vong của chính quyền Assad là lực lượng do Thổ, Saudi, Qatar…hậu thuẫn, nó bao gồm cả chi nhánh của al Qeada mà Nga gọi chung là LIH.
Nên nhớ rằng, các lực lượng này đã có khi IS chưa ra đời.
IS bị đánh tan, Trung Đông vẫn bất ổn
Có thể xác định chính xác rằng khi IS bị đánh tan thì Syria sẽ xuất hiện cuộc chiến khác giữa 2 dòng tôn giáo Sunni mà Saudi Arabia đã lập ra liên minh 34 quốc gia với dòng Shiite. Tuy nhiên, liên minh này trước tiên, hiện tại là để chống Nga, Iran… của Arabia Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ trên chiến trường Syria.
Bên cạnh đó, khu vực sẽ xuất hiện cuộc đối đầu căng thẳng giữa người Kurd PKK và người Kurd Syria với Thổ Nhĩ Kỳ về quyền tự trị. Đây là một tình tiết mới nguy hiểm gây bất ổn toàn bộ Trung Đông mà có nguy cơ biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một Syria thứ hai.
Theo_Báo Đất Việt
Căng thẳng ngoại giao Ả Rập Xê út và Iran, giá dầu có động lực mới
Cẳng thẳng giữa Ả Rập Xê út và Iran đang trở thành biến động địa chính trị mới nhất gây tác động mạnh tới giá dầu.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ả Rập Xê út Adel Al-Jubeir
Ả Rập Xê út vừa tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, các nhân viên ngoại giao tại Iran có 48 tiếng đề về nước, đồng thời triệu tập tất cả nhân viên ngoại giao của Ả Rập Xê út tại Iran về nước.
Thông báo này được đưa ra sau khi Đại sứ quán Ả Rập Xê út tại Iran bị một nhóm người biểu tình tại Tehran nổi giận đốt phá. Hành động này xuất phát từ việc Ả Rập Xê út hành hình Nimr al-Nimr, một giáo sĩ nổi tiếng dòng Shiite. Nimr al-Nimr cùng 46 người khác đã bị tử hình vì bị buộc tội khủng bố và hoạt động chính trị.
Người biểu tình đốt phá Đại sứ quán Ả Rập Xê út tại Iran
Đây là xung đột địa chính trị lớn nhất giữa hai quốc gia Hồi giáo này kể từ cuối những năm 1980. Những động thái này đã tác động mạnh tới thị trường dầu mỏ, vốn vừa chứng kiến một năm u ám khi giá dầu giảm mạnh.
Giá dầu tương lai tăng 3,5% tại New York sau khi Ả Rập Xê út ra thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran. Giá dầu WTI giao tháng 2 tăng 1,28 USD/thùng, lên 38,32 USD/thùng tại New York Mercantile Exchange và đứng ở 37,92 USD/ounce sáng nay tại Hong Kong.
Xung đột chính trị này có thể tạo ra động lực tăng trong ngắn hạn, từ 1 - 3 USD/thùng, bất chấp thị trường vẫn đang trong tình trạng dư cung, John Aues, phó chủ tịch Turner, Mason & Co tại Dallas cho biết. Bên cạnh đó, John Aues cho rằng, những biến động này có thể tác động tới chiến lược dài hạn hiện tại của Ả Rập Xê út đối với việc kiên quyết giữ vững sản lượng dầu bất chấp giá giảm và khiến Iran chậm trễ hơn trong kế hoạch sớm quay trở lại thị trường dầu mỏ của mình.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Pháp sai lầm nghiêm trọng khi lật đổ Đại tá Gaddafi Nghị sĩ Alain Marsaud cho rằng, Pháp đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi tham gia chiến dịch quân sự tại Libya lật đổ Muammar Gaddafi hồi năm 2011. Sputnik dẫn lời nghị sĩ Alain Marsaud của Đảng Cộng hòa Pháp ngày 23/12 cho biết, giới chức Pháp đã phạm sai lầm khi tham gia vào chiến dịch quân sự lật đổ Đại...