Đánh sập đường dây lừa đảo 1.000 tỉ đồng bằng công nghệ cao
Công an tỉnh Quảng Bình vừa phá thành công chuyên án mang bí số “TVC6″, đánh sập đường dây lừa đảo 1.000 tỉ đồng bằng công nghệ cao, tạm giữ hình sự 3 đối tượng.
Theo tài liệu, chuyên án được bắt đầu từ giữa năm 2020, một số đối tượng ở thành phố Đồng Hới mời gọi, lôi kéo người dân đến ngân hàng mở tài khoản cá nhân không phải mất tiền mà còn được nhận 100.000 đồng/tài khoản. Để chào đón khách, các đối tượng còn trả hoa hồng cho ai lôi kéo được người đến mở tài khoản thành công với số tiền 40.000 đồng/tài khoản.
Nguyễn Cao Hoàng (áo đen) làm việc với cơ quan Công an.
Xác định dấu hiệu tội phạm từ hoạt động bất minh, Công an tỉnh Quảng Bình đã xác lập chuyên án mang bí số “TVC6″ để điều tra. Chỉ trong thời gian ngắn, các trinh sát đã thu thập, củng cố được nhiều tài liệu hết sức quan trọng. Ngày 15/12/2021, Ban chuyên án với 10 tổ công tác gồm 100 cán bộ, chiến sỹ triển khai phá án đồng loạt tại địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình và thành phố Đà Nẵng.
Các tổ công tác đã đồng loạt khám xét, triệu tập, đấu tranh 15 đối tượng liên quan. Bước đầu xác định được 3 đối tượng cầm đầu gồm: Nguyễn Cao Hoàng (sinh năm 1993, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng), Hoàng Trung Thương (sinh năm 1995, trú tại phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Nguyễn Tiến Đức (sinh năm 2000, trú tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Hiện các đống tượng này đang bị tạm giữ hình sự để tiếp tục điều tra mở rộng.
Video đang HOT
Tang vật thu được.
Khám xét khẩn cấp chỗ ở của đối tượng Nguyễn Cao Hoàng, Hoàng Trung Thương và Nguyễn Công Nam (sinh năm 1995, trú tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng), Ban chuyên án đã thu giữ gần 1.983 thẻ sim điện thoại; 11 thẻ ATM ngân hàng của các đối tượng; 177 thẻ ATM ngân hàng khác; 05 thiết bị simbox; 16 bộ máy tính, 01 máy in màu; 38 chứng minh nhân dân (CMND) giả; 28 điện thoại di động và 3.613 bộ tài khoản ngân hàng đã mở; 331 file ảnh CMND có dấu hiệu bị làm giả; 3.034 bộ file ảnh CMND chuẩn bị để đăng ký các tài khoản; 478 bộ file ảnh CMND đã dùng để đăng ký tài khoản Momo và nhiều tang vật, tài liệu có liên quan.
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, tổng số tiền giao dịch trong các tài khoản ngân hàng được các đối tượng thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép nhằm mục đích đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 1.000 tỉ đồng.
Hiện, Công an tỉnh Quảng Bình đang tập trung lực lượng để làm việc với hơn 3.000 cá nhân, tổ chức bị hại trên toàn quốc. Công an tỉnh Quảng Bình ra thông báo cho các tổ chức, cá nhân là bị hại gọi điện liên hệ: 0691400324 để gặp cơ quan điều tra, cung cấp thêm thông tin.
Hám lãi "khủng", nhiều người mất trắng tiền thật trên sàn giao dịch ảo
Mặc dù nhiều đường dây lừa đảo thông qua các sàn giao dịch tiền ảo liên tục bị Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá, nhưng vẫn có nhiều người cả tin dẫn đến mất trắng tiền thật đã đầu tư.
Theo thống kê của Công an tỉnh Quảng Ninh liên quan đến hoạt động phạm tôi trên cho thấy, tính từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021, đơn vị đã tiếp nhận xử lý 114 vụ với tổng tài sản bị chiếm đoạt trên 83 tỉ đồng. Trong đó, chỉ từ đầu năm đến nay, cơ quan Công an tỉnh cũng đã nhận được hơn 30 đơn trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua các sàn giao dịch như trên.
Một nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn giao dịch tiền ảo trình báo với Cơ quan Công an (Ảnh: Công an cung cấp).
Theo Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh, phương thức thủ đoạn của các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này khá tinh vi, chúng thường tạo dựng các webisite đầu tư tài chính như: Busstrade.com; Bigbuy24h; Bimono; Coolcat... giới thiệu, mời chào, lôi kéo người dân tham gia với những hứa hẹn lợi nhuận cao, hoa hồng hấp dẫn.
Người đầu tư sẽ đóng tiền vào hệ thống bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để quy đổi thành tiền "ảo", đến khi số lượng người tham gia nhất định, website các sàn này bất ngờ dừng hoạt động, còn người tham gia thì mất trắng số tiền đã đầu tư.
Anh N.V.T. (ở TP Hạ Long), một trong những người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức này cho biết: Khi mới tham gia anh cũng cảnh giác, nạp tiền ít, tuy nhiên sau đó mọi người cùng tham gia khoe được lãi cao, bản thân qua theo dõi thấy tiền lên rất cao nên anh T. cũng ham. Mặt khác, anh T. còn được người giới thiệu cam kết không lỗ nên mạnh dạn đầu tư nhiều hơn. Kết quả, chỉ một thời gian sau đó sàn sập và không liên lạc được nữa.
Theo cơ quan công an, các chiêu trò lừa đảo của các sàn tiền ảo là vấn đề không mới nhưng do các đối tượng lừa đảo lại biết đánh vào lòng tham của các nhà đầu tư bằng các chiêu trò quảng cáo như lợi nhuận 3% mỗi giây, 360% một năm.
Chưa kể, ngoài hứa hẹn lãi khủng, các sàn này cũng đưa ra chế độ hoa hồng từ 5-10% cho người chơi mời gọi được thêm các nhà đầu tư mới. Vì vậy mà số người tham gia các sàn giao dịch tiền ảo rất đông, lên đến hàng nghìn người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Theo Thiếu tá Nguyễn Trọng Hà - Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Quảng Ninh, có một đặc trưng là tất cả các đối tượng phạm tội đều đưa ra các cách thức đầu tư rất đơn giản. Nhà đầu tư không cần nghiên cứu vẫn có thể dễ dàng thấy lợi nhuận tăng theo giờ, theo ngày. Và đến khi thu hút được một số lượng tiền nhất định của các nhà đầu tư thì các đối tượng này sẽ đánh sập trang.
Công an Quảng Ninh đưa ra cảnh báo, tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Pháp luật cũng không bảo vệ các rủi ro khi tham gia sàn tiền ảo trái phép. Không ít bị hại khi tới cơ quan Công an trình báo cho biết, nhận thức được rủi ro khi tham gia các sản giao dịch tiền ảo, và dự định sẽ rút đầu tư "ăn non" trước khi sàn sập.
Tuy nhiên, thực tế hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào các sản giao dịch tiền ảo đều trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo. Dẫn đến số tiền đầu tư không biết bao giờ mới có thể thu hồi được, do hầu hết các máy chủ các website sàn giao dịch tiền ảo trái phép đều đặt ở nước ngoài.
Cảnh báo thủ đoạn tạo lập Fanpage kêu gọi từ thiện rồi chiếm đoạt tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm Cảnh báo được phát đi trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an sau khi nhiều trường hợp chiếm đoạt tiền ủng hộ từ thiện bị cơ quan điều tra phát hiện. Trần Văn Lâm thiết lập trang fanpage Facebook "Hỗ Trợ Trẻ Em" chiếm đoạt hơn 6,6 tỉ đồng - Ảnh: bocongan.gov.vn Thời gian gần đây, Cục An ninh mạng và...