Danh sách những tỷ phú giàu có nhất hành tinh năm 2020: Covid-19 ‘quật ngã’ cả những người giàu, trên 50% chứng kiến tài sản giảm mạnh
Tài sản của những tỷ phú giàu nhất thế giới đã giảm 700 tỷ USD so với năm 2019 phần lớn là do tác động của dịch Covid-19.
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những tỷ phú giàu có nhất hành tinh năm 2020 cho thấy một thực tế là ngay cả những người giàu cũng không thể miễn nhiễm với virus corona. Khi mà dịch Covid-19 đang lây lan chóng mặt tại châu Âu, Mỹ và toàn thế giới, thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khiến tài sản của nhiều tỷ phú theo đó mà bốc hơi nhanh chóng.
Tính tới 18/3, khi Forbes chốt danh sách những tỷ phú giàu có nhất thế giới năm 2020, có 2.095 tỷ phú, ít hơn 58 người so với 1 năm trước và ít hơn 226 người so với chỉ 12 ngày trước.
Với những người vẫn còn trong danh sách, 51% chứng kiến khối tài sản ít hơn so với năm ngoái. Chính xác là những người giàu nhất thế giới có trị giá 8 nghìn tỷ USD đã bị giảm 700 tỷ USD so với năm 2019.
Jeff Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp mặc dù ông đã phải chuyển 36 tỷ USD giá trị cổ phiếu Amazon cho người vợ cũ của mình như một phần trong thoả thuận li hôn.
Jeff Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới năm 2020.
Hiện tại Jeff nắm trong tay 113 tỷ USD. Cổ phiếu Amazon tăng 15% so với thời điểm thống kê năm 2019. Gã khổng lồ thương mại điện tử này đã gây chú ý trong đại dịch khi mà họ tuyển thêm 100.000 nhân viên bán thời gian và toàn thời gian để đáp ứng nhu cầu gia tăng từ những người tiêu dùng phải ở nhà tránh dịch bệnh và mua sắm trực tuyến.
Bill Gates vẫn giữ vị trí giàu thứ 2 thế giới theo sau là ông trùm hàng xa xỉ Bernard Arnault – người lần dầu tiên vượt Warren Buffett để nắm giữ vị trí số 3 trong bảng xếp hạng. Alice Walton – người thừa kế của gia tộc Walmart – hiện là người phụ nữ giàu nhất thế giới xếp thứ 9 trong danh sách với 54,4 tỷ USD. Năm nay có tổng cộng 241 nữ tỷ phú lọt vào danh sách.
Người chứng kiến khối tài sản tăng ấn tượng nhất phải kể đến là Qin Yinglin – tỷ phú thịt lợn Trung Quốc. Ông xếp thứ 43 với khối tài sản 18,5 tỷ USD – tăng tới 14,2 tỷ USD so với năm 2019. Sự tăng tài sản vượt bậc này là nhờ số cổ phần ông nắm giữ tại Muyuan Food – hãng cung cấp thịt lợn ở Thẩm Quyến chứng kiến giá cổ phiếu tăng gấp 3 sau khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành làm giảm nguồn cung lợn nghiêm trọng.
Video đang HOT
Có 267 người không còn trong danh sách tỷ phú năm nay do các doanh nghiệp mà họ sở hữu đều gặp thất bại. Đáng chú ý có Adam Neumann – nhà sáng lập WeWork. Tuy nhiên, danh sách cũng ghi nhận thêm 178 cái tên mới đến từ 20 quốc gia bao gồm nhà sáng lập ứng dụng họp trực tuyến Zoom của Trung Quốc.
Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất với 614 người, tiếp theo là Trung Quốc.
Việt Nam góp mặt 4 đại diện gồm: Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng, Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Ngân hàng Techcombank Hồ Hùng Anh.
Vân Đàm
Mất 46 năm, Bill Gates mới ngộ ra sứ mệnh suốt phần đời còn lại của mình nhờ bài phát biểu đầy cảm hứng
Đây chính là lý do khiến ông quyết định nghỉ hưu sớm hơn 10 năm.
Là tỷ phú giàu thứ 2 thế giới, Bill Gates sở hữu khối tài sản đáng mơ ước lên tới 106 tỷ USD. Nhiều người nghĩ ông sẽ sử dụng phần lớn số tiền này để chi tiêu cho bản thân và để lại cho con cái, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Thay vào đó, Bill Gates đã đóng góp tận 35 tỷ USD cho các hoạt động thiện nguyện trên khắp thế giới. Bởi lẽ, vị tỷ phú này tin rằng đây chính là "sứ mệnh của ông trong phần còn lại của cuộc đời".
Mới đây, trên trang blog cá nhân, Bill Gates đã chia sẻ về khoảnh khắc "khai sáng" giúp ông và người vợ Melinda nhận ra việc làm từ thiện có ý nghĩa đến nhường nào. Với sự trợ giúp của người bạn lâu năm Warren Buffett - tỷ phú giàu thứ 3 thế giới - cùng bài phát biểu truyền cảm hứng, Bill Gates đã làm được điều mà trước đó ông đã nghĩ là không thể.
Dưới đây là bài viết của Bill Gates.
***
Nếu bạn hỏi tôi của tuổi 20 rằng liệu tôi có bao giờ nghĩ đến chuyện nghỉ hưu sớm khỏi Microsoft không, tôi sẽ cho rằng bạn bị điên. Tôi yêu sự thần kỳ của phần mềm, những bước ngoặt học hỏi mà Microsoft đem lại. Tôi đã từng không thể tưởng tượng nổi mình sẽ làm bất kỳ thứ gì khác.
Qua tuổi 40, quan điểm của tôi đã khác. Vụ kiện Chống độc quyền của chính phủ Mỹ nhằm vào Microsoft đã khiến tôi kiệt quệ, bòn rút niềm vui trong công việc của tôi. Từ chức CEO vào đầu năm 2000, tôi hy vọng mình có thể tập trung hơn vào việc phát triển phần mềm - điều tôi vẫn luôn làm tốt.
Thế giới quan của tôi ngày càng được mở rộng. Cả tôi và Melinda đều cảm thấy hứng thú với quỹ từ thiện non trẻ do mình gây dựng, tập trung vào giáo dục, điều chế thuốc và vắc-xin cho các nước nghèo. Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi cho phép mình bước ra khỏi thế giới của Microsoft để đọc sách về hệ miễn dịch, sốt rét và lịch sử bệnh dịch, với một niềm say mê như thời còn đọc "Nghệ thuật Lập trình Máy tính".
Dần dần, chúng tôi dành nhiều tâm huyết hơn cho các hoạt động từ thiện. Tôi và Melinda chuyển đổi cổ phiếu tại Microsoft thành 20 triệu USD cho quỹ của mình, biến nó thành quỹ từ thiện lớn nhất thế giới. Chỉ trong vòng 1 năm, tôi đã có chuyến đi đầu tiên cho quỹ tới Ấn Độ - nơi tôi nhỏ từng giọt vắc-xin bại liệt vào miệng các bé. Melinda tới Thái Lan và Ấn ĐỘ để học hỏi cách các nước này đối phó với AIDS.
Người bạn thân Warren Buffett rất tò mò về hành trình mới này của chúng tôi. Vì thế, vào mùa thu năm 2001, ông ấy mời tôi đến resort tại West Virginia để phát biểu trước một nhóm các doanh nhân về điều mà vợ chồng tôi đã học được.
Tôi không phải là người diễn thuyết giỏi. Nhưng tại Microsoft, sau nhiều năm phát biểu, tôi đã học được cách đứng trước đám đông và vẽ cho khách hàng, đối tác và truyền thông tầm nhìn về công nghệ. Tôi quen dần với việc này.
Tôi cảm giác như mình đang bắt đầu lại từ đầu với quỹ từ thiện này. Tại các cuộc họp toàn cầu, chẳng hạn như Diễn đàn Kinh tế Thế giới, mọi người luôn đổ xô tới nghe tôi nói về những phần mềm hay ho. Thế nhưng khi tôi nói về những kế hoạch tiến bộ nhằm đem vắc-xin tới cho trẻ em, mọi người và sự hào hứng biến mất.
Khi ấy, ai tôi gặp cũng nghĩ vấn đề y tế tại các quốc gia thu nhập thấp là quá to tát, cho dù có đổ bao nhiêu tiền cũng không giải quyết được. Tôi có thể hiểu tại sao. Thật dễ để lờ đi cái chết và bệnh tật khi mà chúng xảy ra ở quá xa. Mọi thứ chúng ta đọc trên tin tức về sức khỏe toàn cầu đều quá tiêu cực. Điều đó khiến tôi tức giận. Những vấn đề này có thật, nhưng hoàn toàn có thể giải quyết được bằng tiềm lực con người. Melinda và tôi rất lạc quan, nhưng chúng tôi không thấy điều đó ở những người khác.
Khi Warren mời tôi phát biểu, Melinda và tôi đang tìm cách dùng tiếng nói của mình để kêu gọi nhận thức về sức khỏe toàn cầu. Liệu có ai sẵn sàng lắng nghe không?
Được phát biểu trước những người bạn của Warren Buffett là cơ hội cho tôi luyện tập. Nếu tôi có thể khuấy động họ, đó sẽ là một bước tiến lớn trong việc thuyết phục mọi người tạo nên sự khác biệt: những nhà lập pháp, những nhà lãnh đạo - người sẽ quyết định sẽ dành bao nhiêu tiền cho viện trợ nước ngoài và sức khỏe toàn cầu.
Tôi có chút lo lắng khi tới phòng họp mà nhóm của Warren đang ngồi - nhưng trên tất cả, tôi cảm thấy kiệt sức. Chúng tôi đang mắc kẹt giữa những buổi đàm phán về vụ kiện chống độc quyền; tôi thì nói chuyện điện thoại với luật sư cả đêm. Tôi chẳng có thời gian để viết một bài phát biểu hoàn chỉnh nữa. Tôi chỉ kịp viết nháp vài ý, cố gắng đơn giản hóa mọi thứ đã học được để biến nó thành một câu chuyện rõ ràng.
Tôi bắt đầu nói, với chút ngập ngừng ban đầu. Tôi giải thích cho họ hiểu, khám phá lớn nhất của Melinda và tôi đến vào những năm 1990. Khi đó, vợ chồng tôi nhận ra người dân ở các nước nghèo khổ sở thế nào vì vấn đề y tế, trong khi các nước giàu đã ngừng quan tâm do đó không phải mối lo ngại với họ. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi. Tôi nói rằng, cái giá phải trả cho sự bất công chính là con số 3 triệu trẻ em chết mỗi năm.
Chúng tôi nhận ra, những cái chết đó không phải do bệnh hiểm nghèo, mà là do những căn bệnh phần lớn có thể chữa được. Chỉ bệnh tiêu chảy và viêm phổi thôi cũng là nguyên nhân cho một nửa số ca tử vong ở trẻ em. Nhẽ ra chúng đã được cứu sống với số thuốc và vắc-xin đã có. Vấn đề là thiếu hệ thống giúp người dân tiếp cận với các thứ này, cũng như các phát minh để đẩy nhanh tốc độ.
Tôi giải thích cho họ hiểu, quỹ của chúng tôi sẽ áp dụng triết lý đã làm nên Microsoft: cải tiến không ngừng. Chỉ cần dùng đúng vắc-xin, một loại vi-rút chết người sẽ bị xóa sổ khỏi Trái đất này. Một nhà vệ sinh sạch sẽ có thể ngăn ngừa dịch tả. Đầu tư vào khoa học và công nghệ sẽ cứu sống hàng triệu người, cho họ cơ hội để cống hiến cho tương lai. Đó là "lợi nhuận" lớn nhất mà việc chi tiêu cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sẽ đem lại.
Khi tôi phát biểu, nỗi lo âu về chuyện Microsoft dày vò lòng tôi từ đêm hôm trước đã biến mất. Tôi cảm thấy tràn đầy sinh khí. Khi các ý tưởng thôi thúc tôi, cả cơ thể như biến thành chiếc máy đếm nhịp cho não bộ. Lần đầu tiên, mọi con số và sự thật, mọi phân tích và đồn đoán hợp nhất thành một câu chuyện đầy cảm xúc - kể cả với tôi. Tôi đã giải thích được cho họ hiểu tại sao tôi lại cho đi, lại lạc quan rằng tiền bạc, công nghệ và các đột phá về khoa học và chính trị giúp thế giới trở nên bình đẳng nhanh hơn mọi người vẫn nghĩ.
Chỉ cần nhìn những cái gật đầu, tiếng cười và hàng loạt câu hỏi sau đó là tôi biết họ đã hiểu. Sau đó, Warren tiến tới với một nụ cười rạng rỡ. "Thật tuyệt vời, Bill ạ", ông ấy nói. "Điều cậu vừa nói thật tuyệt vời, năng lượng mà cậu dành cho công việc này thật tuyệt vời". Tôi nhoẻn miệng cười với Warren. 3 từ "tuyệt vời" - đó chính là bước khởi đầu.
Sự tự tin mà tôi có được ngày đó đã giúp tôi mạnh dạn hơn trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn cầu. Trong năm tiếp theo, tôi đã sửa lại thông điệp của mình tại các sự kiện và buổi phỏng vấn. Tôi dành nhiều thời gian hơn để nói về vấn đề y tế với lãnh đạo các chính phủ.
Tuy nhiên, một điều nữa cũng xảy ra. Bài phát biểu ngày đó đã giúp tôi nhìn rõ cuộc đời mình sau khi rời Microsoft, tập trung vào sứ mệnh mà tôi và Melinda đã bắt đầu. Phần mềm máy tính vẫn là điều tôi chú trọng trong vài năm sau đó, và tôi cũng coi nó là thứ đã định hình con người mình. Tuy nhiên, tôi cảm thấy hứng thú hơn với con đường mới mà chúng tôi đang đi, để học hỏi nhiều hơn, để thức thức bản thân đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhiều người. Cuối cùng, tôi nghỉ hưu và rời Microsoft sớm hơn dự định 10 năm. Bài phát biểu năm 2001 đó chính là dấu mốc, một khoảnh khắc cá nhân giúp tôi đi tới quyết định đó.
Giờ đây, mỗi ngày tôi đều tập trung vào việc hiện thực hóa tương lai mà tôi đã vẽ ra trong căn phòng họp đó 20 năm trước. Thế giới đã bình đẳng hơn khi ấy, nhưng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Bằng việc cho phép Netflix làm phim về mình, tôi hy vọng bạn có thể thấy được sự vui vẻ mà tôi có được từ công việc cũng như lý do tôi lạc quan rằng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu kia bằng lòng nhân ái, tính sáng tạo và sự quyết tâm của mình.
Theo GenK
Điều đặc biệt Bill Gates làm trước khi lấy vợ mà ai cũng nên học Điều này có thể hơi kì lạ song nó lại cho thấy sự nghiêm túc đặc biệt của Bill Gates với bạn đời của mình. Bill Gates gặp Melinda một thời gian ngắn sau khi bà gia nhập công ty này với vai trò một giám đốc sản phẩm vào năm 1987 khi họ ngồi cạnh nhau trong một bữa tối với mục...