Danh sách các công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu năm 2020, Apple chỉ đứng thứ 3
BrandFinance mới đây vừa chia sẻ danh sách 500 công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất toàn cầu năm 2020. Theo đó, trong top 10 có đến 6 vị trí thuộc về các công ty Mỹ và 3 vị trí thuộc về các công ty Trung Quốc.
Đầu tiên là vị trí công ty có giá trị nhất toàn cầu đã thuộc về Amazon với giá trị thương hiệu đạt 220.7 tỷ USD, tăng 17.5% so với năm ngoái. Sự tăng trưởng này đến từ sự mở rộng của Amazon trong điện toán đám mây, phương tiện truyền thông trực tuyến, điện tử tiêu dùng và bảo hành.
Tiếp đến là Google đứng thứ hai với giá trị thương hiệu ước tính hơn 159.7 tỷ USD, đạt mức tăng 11.9%. Ở vị trí thứ ba là Apple có giá trị thương hiệu hơn 140.5 tỷ USD, tuy nhiên, giá trị của Apple lại giảm 8.5% so với năm ngoái.
Video đang HOT
Microsoft và Samsung là hai cái tên cuối cùng góp mặt trong top 5 với giá trị thương liệu đạt lần lượt là 117 tỷ USD và 94.4 tỷ USD.
Ngoài ra, các vị trí còn lại trong top 10 bao gồm Ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC với 80.7 tỷ USD, Facebook với 77.9 tỷ USD, WalMart với 77.5 tỷ USD, Ping An với 69 tỷ USD và cuối cùng là Huawei với giá trị thương hiệu đạt 65 tỷ USD.
Theo Thế Giới Di Động
Huawei đang đàm phán bán công nghệ mạng 5G cho công ty Mỹ
Vincent Pang, Phó Chủ tịch cấp cao Huawei cho biết một số công ty Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm đến cả những thỏa thuận dài hạn hoặc chuyển nhượng một lần công nghệ mạng 5G của gã khổng lồ công nghệ này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Một giám đốc điều hành của Huawei ngày 18/10 cho biết hãng này đang trong giai đoạn đầu đàm phán với một số công ty viễn thông Mỹ về việc cấp giấy phép công nghệ mạng 5G.
Vincent Pang, Phó Chủ tịch cấp cao Huawei cho biết một số công ty Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm đến cả những thỏa thuận dài hạn hoặc chuyển nhượng một lần công nghệ mạng 5G của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
"Có một số công ty đang đàm phán với chúng tôi, nhưng sẽ phải mất một hành trình dài để thực sự hoàn thiện mọi thứ," ông Pang nói về chuyến thăm Mỹ tuần qua. "Họ đã thể hiện sự quan tâm," ông Pang nói thêm, đồng thời cho biết các cuộc đàm phán chỉ mới diễn ra được vài tuần và chưa đi đến các điều khoản chi tiết.
Chính phủ Mỹ lo ngại thiết bị Huawei có thể được sử dụng cho mục đích do thám khách hàng, và thuyết phục các đồng minh cấm công ty Trung Quốc tham gia cung cấp hạ tầng mạng 5G. Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc này.
Hiện tại Mỹ không có nhà cung cấp hạ tầng mạng 5G và các công ty châu Âu là Ericsson và Nokia thường có chi phí bỏ thầu cao hơn.
Vào tháng 5, Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại vì những lo ngại an ninh quốc gia. Lệnh cấm vận ngăn cản Huawei mua các bộ phận linh kiện, phần mềm và dịch vụ công nghệ do Mỹ sản xuất mà không có giấy phép đặc biệt.
Chính quyền Mỹ cũng đã đưa ra các cáo buộc hình sự đối với Huawei, cáo buộc công ty này gian lận trong hoạt động ngân hàng, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và trộm cắp bí mật thương mại. Tất cả những cáo buộc này cũng đều bị Huawei phủ nhận./.
Theo viet nam plus
Nỗi khổ của các công ty Trung Quốc tham dự CES 2020 Dự CES 2020, các công ty Trung Quốc phải học thuộc một số câu tiếng Anh và chuẩn bị sẵn sàng tài liệu chứng minh quyền sở hữu trí tuệ phòng trường hợp cảnh sát Mỹ tới "hỏi thăm". Ít doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm CES 2020 hơn so với năm 2019. Ảnh: Nikkei Các công ty Trung Quốc tham...