Danh sách 12 loại rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu nhất
Các loại rau quả là thành phần chính của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng với điều kiện phải sạch bụi bẩn, không nhiễm thuốc trừ sâu.
Theo Insider, Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ thông tin 800 loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký tại Mỹ, một số được sử dụng với số lượng lớn và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dư lượng thuốc trừ sâu có liên quan đến nguy cơ béo phì, ung thư vú, mất trí nhớ cao hơn và những bất ổn khác.
Từ năm 2004, Nhóm Công tác môi trường (EWG), một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích làm cho môi trường trong lành hơn, đã xếp hạng các sản phẩm phi hữu cơ dễ nhiễm thuốc trừ sâu nhất gọi là danh sách Dirty Dozen. EWG phân tích dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Dâu tây có nguy cơ tồn dư lượng thuốc trừ sâu. Ảnh minh họa: Britannica
EWG cho biết: “Năm nay, chúng tôi xác định rằng 75% các sản phẩm tươi sống thông thường được lấy mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu có khả năng gây hại. Nhưng đối với các mặt hàng trong Dirty Dozen, có tới 95% mẫu chứa thuốc trừ sâu”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ thông tin trong các nghiên cứu trên người, một số loại thuốc trừ sâu có liên quan đến các vấn đề bao gồm sẩy thai, dị tật bẩm sinh và khuyết tật học tập hoặc phát triển ở trẻ em.
Theo CNBC, dâu tây và cải bó xôi một lần nữa chiếm lĩnh hai vị trí dẫn đầu trong danh sách năm nay. Hơn 90% dâu tây chứa dư lượng từ hai loại thuốc trừ sâu trở lên. Dâu tây đã đứng đầu danh sách từ năm 2021 đến nay. Nghiên cứu năm 2016 của Bộ Nông nghiệp Mỹ ghi nhận cải bó xôi có trung bình 7 loại thuốc trừ sâu, nhiều nhất là 3 loại thuốc diệt nấm và 1 loại trừ sâu.
Nho từ vị trí thứ 8 vào năm 2023 lên vị trí thứ 4 vào năm 2024. Giống như dâu tây, 90% mẫu nho cho kết quả dương tính với hai hoặc nhiều loại thuốc trừ sâu.
Danh sách 12 loại rau quả có lượng thuốc trừ sâu cao nhất (trên thị trường Mỹ):
1. Dâu tây
2. Cải bó xôi
3. Cải xoăn, cải rổ và cải xanh
4. Nho
5. Đào
6. Lê
7. Quả xuân đào
8. Táo
9. Ớt chuông
10. Cherry
11. Quả việt quất
12. Đậu xanh
Bạn nên rửa rau quả dưới vòi nước. Ảnh: Wwlp
Cách để làm sạch thực phẩm
Theo CDC Mỹ, hãy rửa tay và các vật dụng cần thiết trước khi sơ chế thực phẩm. Chuyên gia Carissa Galloway hướng dẫn thêm:
- Để rau quả dưới vòi nước lạnh trong bồn rửa
- Dùng khăn giấy hoặc bàn chải chuyên dụng để làm sạch rau quả
- Dùng khăn giấy lau khô sản phẩm nếu bạn chưa định ăn ngay. Các loại rau lá xanh cũng có thể làm khô bằng rổ quay rau.
Bạn không nhất thiết phải dùng baking soda hoặc giấm để làm sạch rau quả.
Video đang HOT
2 loại rau quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu nhất
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, dùng thuốc dự phòng điều đặn và tái khám định kỳ.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh hen phế quản
Hen phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính. Bệnh gây sưng phù, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở khiến người bệnh khó thở, khò khè, nặng ngực...
Bệnh hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách, theo dõi chặt chẽ, dùng thuốc dự phòng đều đặn và tái khám định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh cần đi khám chuyên khoa và phải tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Ngoài việc kiểm soát và dùng thuốc điều trị dự phòng tốt, người bệnh hen phế quản cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Mặc dù không có loại thực phẩm cụ thể nào là tốt nhất cho bệnh nhân hen phế quản nhưng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.
Đối với người bệnh hen suyễn, việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, trong đó có chức năng của phổi. Chế độ ăn lành mạnh cũng có thể giúp người bệnh duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh vì thừa cân có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Bệnh hen phế quản khiến người bệnh khó thở, khò khè, nặng ngực...
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh hen phế quản
Không có chế độ ăn kiêng cụ thể nào cho bệnh hen, do đó người mắc bệnh hen phế quản nên thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất, uống đủ nước.
Ăn nhiều trái cây và rau quả
Người bệnh hen phế quản nên ăn nhiều rau củ quả. Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, có tác dụng kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm này không chỉ chứa ít calo giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể hỗ trợ chức năng phổi khỏe mạnh.
Trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C và vitamin E. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là táo và cam và chuối có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và giảm thở khò khè.
Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc; hạn chế ăn nhiều sữa và thịt nhiều chất béo cũng có thể ngăn ngừa, làm chậm sự tiến triển và cải thiện các triệu chứng hen phế quản.
Những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp bổ sung dinh dưỡng, có tác dụng chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, D, E... Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và hỗ trợ phổi khỏe mạnh. Các loại trái cây và rau quả quan trọng khác cần đưa vào chế độ ăn uống của người bệnh hen bao gồm: bông cải xanh, quả mọng, rau lá xanh, dưa và bơ...
Ăn thực phẩm chứa acid béo omega-3
Thực phẩm có chứa acid béo omega-3 như các loại cá trích, cá thu, cá hồi...; một số nguồn thực vật như hạt lanh, quả bơ, hạt hướng dương, dầu lạc, dầu hạt cải... giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm, cải thiện chức năng hô hấp, tốt cho người bệnh hen.
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A, còn được gọi là carotenoid, có thể cải thiện chức năng phổi ở người lớn và trẻ em. Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin A có thể giúp chống lại stress oxy hóa và hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh .
Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu vitamin A như cà chua, cà rốt và các loại rau lá có thể cải thiện chức năng phổi và giảm các cơn hen suyễn ở người lớn.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D giúp hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch và có thể làm giảm viêm đường thở. Các nghiên cứu chứng minh việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm tỷ lệ các cơn hen suyễn cần điều trị bằng corticosteroid.
Ngoài việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, người bệnh hen suyễn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin D như: cá hồi, các sản phẩm thay thế từ sữa hoặc sữa được bổ sung nhiều vitamin D.
Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E chứa một hợp chất gọi là tocopherol, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh. Nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn như thở khò khè và ho. Các nguồn cung cấp vitamin E dồi dào bao gồm: các loại hạt, cải xanh, bông cải xanh và cải xoăn.
Thực phẩm giàu magie
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các chất bổ sung magie để giảm viêm và thư giãn cơ phế quản để không khí ra khỏi phổi. Thực phẩm giàu magie bao gồm: Hạt bí ngô, rau chân vịt, hạt điều, cá hồi, sô cô la đen, các sản phẩm từ sữa ít béo.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào của chúng ta khỏi bị hư hại và hỗ trợ phổi khỏe mạnh.Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm: Sô cô la đen, quả việt quất, atisô, dâu tây, cải xoăn, quả mâm xôi, bắp cải đỏ, củ cải, rau chân vịt...
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ phổi khỏe mạnh.
3. Những thực phẩm nên tránh để phòng ngừa tái phát cơn hen
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Đối với người bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản nên lưu ý tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như: một số loại hải sản, nhộng ong, nhộng tằm... Đặc biệt, nếu đã từng dị ứng với một loại thức ăn nào thì tuyệt đối không sử dụng loại thức ăn đó nữa.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Ăn nhiều muối dễ gây ra tình trạng phù nề có ảnh hưởng xấu đến hô hấp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh hen nên hạn chế ăn muối, chỉ nên sử dụng 5g mỗi ngày. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như: thịt nguội, xúc xích, dăm bông, thịt xông khói...
Thực phẩm giàu chất béo
Tránh chất béo chuyển hóa và acid béo omega-6. Có một số bằng chứng cho thấy việc ăn omega-6 chất béo và chất béo chuyển hóa có trong một số loại bơ thực vật và thực phẩm chế biến sẵn, có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen phế quản và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim.
Các chuyên gia cho rằng, các món tráng miệng, thịt đỏ và các thực phẩm nhiều chất béo khác có thể làm xấu đi tình trạng viêm và chức năng phổi. Đồng thời làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Những thực phẩm này cũng có thể khiến bạn khó duy trì cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng, vì khi mắc bệnh mạn tính như hen phế quản, nếu bạn thừa cân, phổi của bạn phải làm việc nhiều hơn, có nghĩa nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen.
Người bệnh hen phế quản nên tránh thức ăn nhiều chất béo.
Thực phẩm gây đầy hơi
Ăn quá nhiều các loại thực phẩm sinh hơi sẽ tạo áp lực lên cơ hoành, làm tăng nguy cơ kích thích cơn hen. Vì vậy, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm này gồm: bắp cải, đồ uống có gas, hành tây, thức ăn chiên rán...
Rượu bia
Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, chất sulphite thường được sử dụng làm chất bảo quản trong rượu vang và một số loại bia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn đối với những người có các triệu chứng từ trung bình đến nặng.
Ngoài ra, sulphite có thể được tìm thấy trong trái cây khô, tôm, dưa chua và đồ gia vị. Việc thêm chất chứa sulphite vào thức ăn sẽ làm chúng tồn tại lâu hơn và giữ được màu cũng như hương vị. Sulphite sẽ giải phóng chất khí sulphur dioxide, gây ra tình trạng kích ứng đường hô hấp và co thắt.
Vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tốt nhất nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này hoặc ít nhất là cần hạn chế nếu bạn có vấn đề về hô hấp mạn tính.
Ho về đêm, rất có thể bạn đang mắc bệnh này, đây là 7 việc nên làm để ngăn ngừa ho về đêm tái phát Ho có thể là phản xạ tốt, nhưng cũng có thể là một triệu chứng của rất nhiều bệnh, đặc biệt là khi bạn bị ho nhiều về đêm. Ho là một phản xạ có điều kiện mà thông qua đó, cơ thể có thể loại bỏ các tác nhân có hại như chất bài tiết, chất gây kích thích, vi khuẩn, bụi...