Danh sách 10 quán bánh cuốn ngon nhất, hấp dẫn nhất ở Hà Nội
Bánh cuốn là một trong những món ăn sáng được nhiều người yêu thích ở Hà Nội. Nếu bạn cũng ưa thích món ăn này, hãy đến những địa điểm dưới đây để thưởng thức.
1. Bánh cuốn Thanh Trì – Phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Bánh cuốn là món ăn được nhiều người ưa thích
Bánh cuốn ở đây nổi tiếng bởi cách chế biến khéo léo vô cùng. Người làm bánh tráng bánh rất mỏng để giữ cho bánh có màu trắng trong, dẻo và thơm phức mùi gạo. Nước chấm bánh dù không được pha chế cầu kỳ, nhưng ai cũng đánh giá vừa miệng.
2. Bánh cuốn Hàng Gà – 14 Hàng Gà, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đây là một trong những quán bánh cuốn được dân Hà Nội xếp vào bảng nổi tiếng nhất nhì. Quán mở đã hơn 10 năm, không chỉ là địa điểm ăn bánh cuốn quen thuộc của người dân tại đây mà còn là địa điểm được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết tới.
3. Bánh cuốn Bà Triệu – Số 101 Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quán bán từ chiều tối và phục vụ cho đến tận 12 giờ đêm mới đóng cửa. Quán bánh cuốn Bà Triệu cũng là điểm ăn bánh cuốn được nhiều dân sành ăn lựa chọn. Loại bánh được yêu thích nhất tại quán là bánh cuốn tôm thịt nấm.
Bánh cuốn có thể ăn sáng hoặc ăn lót dạ buổi chiều.
4. Bánh cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm – 19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Bà Trưng, Hà Nội
Video đang HOT
Nguyễn Bỉnh Khiêm thưa thớt người qua lại suốt cả ngày, nhưng đến chập tối thì đông đúc hẳn lên. Quán bánh cuốn nằm trên con đường này chính là điểm thu hút người ghé lại. Từ 7h – 8h tối là lúc quán đông đúc nhất. Mỗi phần bánh cuốn tại quán có giá 15.000 đồng.
5. Bánh cuốn Bà Hoành – 66 Tô Hiến Thành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đây cũng là một tiệm bánh cuốn lâu đời nhất ở Hà Nội. Bánh cuốn có màu trắng tinh, ăn kèm với chả hoặc thịt nướng thơm ngậy tạo nên độ hút với thực khách. Mỗi phần bánh cuốn có giá 30.000 đồng.
Với bánh cuốn thức chấm ngon cũng có vai trò quyết định
6. Bánh cuốn Gia An – 25 Thái Phiên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Không gian quán thoáng mát, nhân viên phục vụ nhiệt tình, bánh làm sẵn nhưng vẫn giữ được độ nóng khi mang ra cho thực khách. Mỗi đĩa bánh cuốn tại đây có giá 29.000 – 54.000 đồng. Không gian quán phù hợp cho các buổi sum hợp gia đình cùng nhau đấy.
Một số các địa chỉ thưởng thức bánh cuốn khác
Bánh cuốn Phủ Lý, số 39 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm – 25.000 đồng/suất
Bánh cuốn số 105 Bạch Mai, Hai Bà Trưng – 25.000 đồng/suất
Bánh cuốn thường ăn kèm thịt nướng hoặc chả.
Bánh cuốn Cao Bằng, số 33 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy – 25.000đồng/suất
Bánh cuốn bà Xuân, số 16 dốc Hòe Nhai, Ba Đình – 35.000 đồng/suất
Những món bánh cuốn vang danh khắp ba miền
Bánh cuốn là một món ăn được làm từ bột gạo đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách chế biến riêng, tạo thành những món ăn đặc trưng riêng của từng vùng.
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Bánh cuốn Thanh Trì lâu nay được coi là một trong vài thứ đặc sản hàng đầu của đất Thăng Long. Món quà quê dân dã mà rất đỗi tinh tế này đã góp phần tạo nên nét đặc biệt cho ẩm thực Tràng An. Điểm đặc biệt ở bánh cuốn Thanh Trì là bánh được tráng rất mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, mát rượi, ăn với giò chả vùng Ước Lễ, điểm thêm vài nhánh rau mùi, rau húng Láng và một bát nước chấm không quá chua cũng không quá mặn thì còn gì ngon bằng.
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Đặc trưng của loại bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam) này là lá bánh dày, tuy nhiên lại không cứng, rất dẻo dai và mềm mại, sau khi được hấp lên, vừa đủ dộ chín thì bánh được bỏ ra, thêm vài lát hành khô. Đặc biệt là Bánh cuốn Phủ Lý không ăn với chả quế, chả lụa mà ăn với chả thịt nướng tạo nên sự hấp dẫn riêng.
Bánh cuốn Lạng Sơn
Có thể nói bánh cuốn nổi tiếng ở khá nhiều vùng nhưng bánh cuốn Lạng Sơn lại có một đặc trưng riêng. Gạo dùng để làm bột bánh cuốn ở đây là loại gạo trồng trên nương. Đặc biệt hơn là bánh cuốn ở đây người ta không dùng nhân mộc nhĩ xào với thịt băm mà thay vào đó dùng trứng gà và thịt băm nhỏ chưng lên để làm nhân bánh. Ăn cùng bát nước chấm đặc biệt của xứ lạng, khiến món ăn trở nên thơm ngon và đặc biệt hơn.
Bánh cuốn Cao Bằng
Nét riêng đặc trưng của bánh cuốn Cao Bằng là ăn cùng nước dùng chứ không phải là nước mắm chua ngọt như những vùng miền khác. Đó là thứ nước canh ninh từ xương heo thơm lừng, ngọt lịm. Đi kèm bát nước dùng được cho thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành, mùi xanh mướt trông vô cùng hấp dẫn. Chính vì vậy bánh cuốn Cao Bằng còn có tên gọi là bánh cuốn canh. Tùy theo khẩu vị, có người thích ăn bánh cuốn canh không, người lại muốn thêm hương vị bằng quả trứng hay miếng giò. Ai từng một lần thưởng thức món bánh cuốn canh sẽ chẳng thể quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm, thơm lừng và béo ngậy.
Bánh cuốn chả mực Hạ Long (Quảng Ninh)
Bánh cuốn chả mực là một món ăn đặc sản của người dân Hạ Long. Món ăn là sự kết hợp đặc biệt, hài hòa mang đậm hương vị biển cả. Những chiếc bánh cuốn thịt tráng mỏng cùng mùi thơm ruốc và hành phi. Ăn cùng những miếng chả mực giã tay vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, tất cả nhúng vào bát nước chấm được pha vừa ăn hòa quyện vào nhau tạo lên một món ăn khiến du khách không thể nào quên.
Bánh cuốn Phú Thị (Hưng Yên)
Khác với bánh cuốn của các vùng khác được tráng thật mỏng thì bánh cuốn Phú Thị lại được tráng làm 2 lần dày hơn. Khi hấp chín, lá bánh mềm dẻo và dai không bị vỡ là đạt tiêu chuẩn của một lá bánh ngon. Để hoàn thành một chiếc bánh cuốn sau khi làm các công đoạn trên người làm sẽ cuộn lá bánh cuốn cùng với nhân bánh xếp chồng lên trên chiếc lá chuối hoặc lá dong cho thật đẹp mắt. Sẽ kém ngon miệng khi thiếu thứ nước chấm đậm đà được làm từ nước mắm, bột ngọt, giấm ớt thêm chút thịt băm. Khi ăn du khách sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon rất riêng của đặc sản Văn Giang, Hưng Yên.
Cách làm bánh cuốn ngon đúng chuẩn hương vị Cao Bằng, ai cũng mê Cách làm bánh cuốn ngon đúng chuẩn hương vị Cao Bằng, ai cũng mê! Là một thức quà giản dị của vùng cao, bánh cuốn canh Cao Bằng cũng là món ăn trứ danh khiến bất kỳ ai đã thưởng thức đều lưu luyến nhớ về. Tại Hà Nội, muốn thưởng thức món ăn này nổi tiếng nhất vẫn là địa chỉ 179...