Đánh răng sau bữa ăn và 6 sai lầm phổ biến
Không phải cứ đánh răng nhiều là tốt, đánh sai thời điểm sẽ khiến răng miệng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Ảnh: Grape
Đánh răng là thói quen tốt phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Để giữ cho răng luôn khỏe mạnh, mọi người cần phải tránh những sai lầm phổ biến sau đây:
Đánh răng ngay sau bữa ăn có phải là thói quen tốt?
Một số người có thói quen đánh răng ngay sau bữa ăn, hoặc bất cứ khi nào họ ăn cái gì đó. Thực tế thì điều này không có lợi cho răng. Một lượng lớn thực phẩm có tính axit bám vào răng, làm mềm lớp men trên bề mặt răng, thậm chí là phản ứng với các phân tử canxi và phốt pho khiến răng trở nên yếu. Vì thế, đánh răng vào lúc này sẽ làm hỏng men răng ngay.
Nha sĩ khuyên sau bữa ăn nên súc miệng bằng nước hoặc uống một ly sữa nhỏ. Sữa tương tự như nước súc miệng, có thể làm sạch miệng, trung hòa axit, thúc đẩy quá trình phục hồi men răng diễn ra nhanh.
Nếu bạn vẫn muốn đánh răng sau bữa ăn, bạn cần đợi 30 phút. Lúc này, lớp bảo vệ của răng đã được phục hồi và việc đánh răng sẽ không làm hỏng men răng.
Những lỗi thường gặp khi đánh răng
1. Đánh răng theo chiều ngang
Đánh răng theo chiều ngang rất khó để lấy hết các mảng bám trên răng. Hơn nữa, thói quen này còn khiến cho men răng bị mòn, chân răng dễ lung lay và trở nên nhạy cảm. Nhiều người bị đau răng vào mùa đông cũng là do chân răng bị mòn.
Lời khuyên: Đánh răng theo chiều dọc để bảo vệ răng tối đa.
2. Đánh răng bằng nước lạnh
Việc súc miệng bằng nước lạnh có thể khiến ngà răng bị nhạy cảm, không có lợi cho các hoạt chất trong kem đánh răng. Thành phần chính trong kem đánh răng là các chất ma sát và florua. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã phát hiện ra rằng nhiệt độ tối ưu mà các thành phần hoạt động này hoạt động là khoảng 37 độ C.
Video đang HOT
Lời khuyên: Tốt nhất nên sử dụng nước ấm gần với nhiệt độ cơ thể khi đánh răng.
Ảnh: Epark
3. Thời gian đánh răng quá ngắn
Nhiều người nghĩ rằng mục đích của việc đánh răng là loại bỏ vụn thức ăn. Nhưng trên thực tế, mục đích của việc đánh răng là loại bỏ mảng bám. Lớp mảng bám này bám trên bề mặt răng và nướu, chứa nhiều vi khuẩn gây sâu răng. Nhiều người đánh răng rất nhanh, chưa tới 1 phút đã xong.
Không cần thiết phải đánh răng sau mỗi bữa ăn, vì phải mất hơn 12 giờ mảng bám mới bám vào răng. Một số người bảo vệ răng bằng cách đánh răng thường xuyên. Trên thực tế, điều đó là không cần thiết, đánh răng quá nhiều sẽ làm mòn men răng.
Lời khuyên: Đánh răng khoảng 2 phút.
4. Đánh răng quá mạnh
Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và răng. Dùng lực quá mạnh khi đánh răng không phải là cách để làm sạch răng. Nếu đánh răng không đúng cách, việc sử dụng lực chỉ khiến răng bị tổn thương hơn.
Lời khuyên: Đánh răng vừa phải, tránh chà xát quá mạnh.
5. Đánh răng trước khi ăn sáng
Nhiều người có thói quen đánh răng sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng. Do đó, các thành phần bảo vệ răng không có “cơ hội” ở lại trong răng và bị trôi vào trong dạ dày cùng với thức ăn sáng.
Lời khuyên: Đánh răng sau bữa ăn từ 20 – 30 phút. Sau khi ngủ dậy súc miệng bằng nước ấm và ăn sáng, sau đó 20 phút mới đánh răng.
6. Bàn chải đánh răng quá lớn
Bàn chải đánh răng quá lớn thì không thể linh hoạt trong việc làm sạch khoang miệng, bàn chải nhỏ quá thì việc làm sạch tốn thời gian hơn. Do vậy, việc chọn bàn chải có kích thước phù hợp là rất quan trọng, kích thước đầu bàn chải có chiều rộng bằng 2,5 – 3 cái răng là hợp lý nhất.
Lời khuyên: Chọn mua bàn chải thích hợp và thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
Bạn đã hiểu hết về răng nhạy cảm?
Nếu khi chúng ta ăn các loại thức ăn chua, ngọt, nóng, lạnh,... mà cảm thấy ê buốt răng làm ảnh hưởng đến bữa ăn. Thì đó là triệu chứng của một hàm răng nhạy cảm đấy. Vậy làm sao răng lại bị ê buốt nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng răng nhạy cảm qua bài viết này nhé.
1. Răng nhạy cảm là gì?
Răng nhạy cảm là 1 trong những vấn đề nha khoa phổ biến nhất hiện nay, còn được gọi là nhạy cảm ngà. Theo thống kê trung bình, triệu chứng răng nhạy cảm sẽ bắt đầu từ độ tuổi 20 đến 50. Đây là hậu quả của các vấn đề răng miệng như: tụt nướu răng hoặc mòn men răng.
Khi phần ngà răng nằm bên trong răng bị ăn mòn đó là thời điểm hình thành nên sự nhạy cảm răng. Có vô số kênh dẫn truyền cực nhỏ đi qua hướng ngà chạy đến phần trung tâm răng. Do đó các món ăn chua, thức uống lạnh, nóng,... sẽ kích thích các dây thần kinh bên trong răng và dẫn đến những cơn ê buốt ngắn hoặc nhói làm cho răng trở nên nhạy cảm. Không nên để cho tình trạng răng nhạy cảm kéo dài vì thế sẽ làm cho ngà răng bị lộ, gây ra những cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn của chúng ta. Qua đó, các bạn nên quan tâm nhiều hơn vấn đề răng nhạy cảm việc chăm sóc răng miệng là vô cùng cần thiết. Nếu bạn thường xuyên gặp những cơn đau buốt khi ăn uống hoặc trong lúc sinh hoạt, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để có hướng giải quyết tốt nhất đảm bảo cho sức khỏe của bản thân.
2. Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm
Thông thường để nhận biết được răng nhạy cảm như đã nói trên khi ăn uống sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Ngoài ra ăn các loại thức ăn chứa nhiều axit như xoài, chanh, cóc,... tương tự cũng gây ra những cơn đau buốt không kém. Răng nhạy cảm không chỉ đau buốt khi ăn uống mà trong thời tiết thất thường đôi khi hít phải khí lạnh cũng gây ra những cơn đau ngắn. Rất nhiều người nhầm lẫn răng nhạy cảm chỉ đau khi ăn uống.
Không nên đè ép răng hoặc chạm vào khi răng bị nhạy cảm vì sẽ làm răng dễ bị tổn thương hơn. Chính vì thế khi đánh răng đôi lúc sẽ cảm thấy tê hoặc ê buốt do tác động mạnh vào vùng răng nhạy cảm.
3. Những nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến răng nhạy cảm bao gồm:
1. Thực phẩm chứa axit: Thường xuyên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit sẽ gây ra xói mòn men răng. Nên hạn chế những món ăn này, bạn cũng có thể uống một cốc sữa hoặc ăn 1 miếng phô mai sau khi ăn đồ chua để giảm hàm lượng axit có trong thức ăn.
2. Lòng bàn chải đánh răng cứng: Không nên mạnh tay trong việc đánh răng hoặc do lòng bàn chải đánh răng cứng sẽ làm tổn thương nướu và làm cho lớp ngà răng bị lộ ra. Khi đó răng dễ bị nhạy cảm hơn và gây khó khăn trong việc đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
3. Tụt nướu: Các mô nướu có nhiệm vụ bao bọc chân răng. Tuy nhiên, nếu như mắc phải bệnh nha chu, nướu sẽ bị tụt và lộ ra lớp ngà rất nhạy cảm. Khi gặp phải trường hợp này bạn nên gặp bác sĩ nha khoa ngay để có được hướng dẫn và điều trị kịp thời.
4. Răng bị vỡ, nứt: Không cẩn thận khi nhai đá, ăn kẹo cứng, va đập mạnh có thể dẫn đến tình trạng nứt mẻ răng. Vết nứt chứa nhiều loại vi khuẩn sẽ làm cho răng bị đau buốt
5. Sâu răng: Các lỗ sâu răng do sâu răng tạo ra, khi lỗ lún sâu vào tuỷ răng làm lộ các đầu mút của dây thần kinh trong răng. Từ đó làm cho răng bị đau và ê buốt.
6. Nghiến răng: Tuy rằng men răng là mô cứng nhất trong cơ thể nhưng theo thời gian thì men răng cũng có sự suy giảm và mòn đi. Do đó hành động tưởng chừng vô hại như nghiến răng cũng ảnh hưởng đến sự nhạy cảm răng gây ra những cơn đau khó chịu
4. Phòng ngừa nhạy cảm răng
Khám răng định kỳ.
Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy nên đánh răng đảm bảo đủ 2 lần mỗi ngày
Hạn chế sử dụng bàn chải cứng và thường xuyên thay bàn chải mới sau 2-3 tháng sử dụng.
Sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều thành phần flo sẽ làm cho răng chắc khoẻ và bù 1 lượng khoáng chất đáng kể cho răng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Qua những thông tin trên, hi vọng bạn đã biết cách bảo vệ răng an toàn và có những biện pháp để ngăn ngừa răng nhạy cảm. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các loại kem đánh răng có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo đủ 2 lần đánh răng mỗi ngày. Đây là cách hiệu quả và đơn giản nhất để bạn có thể phòng ngừa răng bị nhạy cảm.
Theo dep365.com
Biết vì sao người Nhật không đặt toilet chung với nhà tắm, nhiều người sẽ hối hận Thực tế chính là việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm sẽ giúp cho những thành viên trong gia đình có thể phòng tránh bệnh tật. Có thể thấy được rằng Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều nét văn hóa vô cùng độc đáo và khác biệt, thậm chí có thêm phần tỷ mỷ, cầu kỳ....