Danh lam thắng cảnh hang động Thẳm Khến – Kiệt tác của thiên nhiên
Di tích danh lam thắng cảnh hang động Thẳm Khến thuộc bản Nà Xa, xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Mặc dù hang động khá gần trung tâm xã Mường Đun song quanh động không có nhiều dân cư quần tụ, rừng núi vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên, mang lại cho du khách sự khám phá một nơi nguyên sơ thú vị.
Với vẻ đẹp mang màu sắc riêng, một kiệt tác của thiên nhiên, đến nơi đây, du khách được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ và cảm nhận sự nhỏ bé của con người trước bàn tay thần kỳ của tạo hóa. Vào ngày 27/10/2020, hang động Thẳm Khến đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Mường Đun là một trong những xã thuộc huyện Tủa Chùa, nằm cách trung tâm huyện 20km về phía Đông – Nam; với nhiều cảnh đẹp thơ mộng, núi non hùng vĩ là điểm du lịch hấp dẫn có ý nghĩa trong hệ thống di tích tại huyện Tủa Chùa.
Để đến danh lam thắng cảnh hang động Thẳm Khến, du khách đến UBND xã Mường Đun, rẽ phải đi 1,5km vào bản Nà Xa, theo đường mòn khoảng 600m là đến được hang động.
Hang động Thẳm Khến được gọi tên theo tiếng của dân tộc Thái địa phương (Thẳm là hang động, Khến là một loại rau có vị đắng và ngọt, loại rau này mọc nhiều trước cửa hang, từ đó dịch sang tiếng phổ thông Thẳm Khến nghĩa là hang động có nhiều cây rau Khến).
Đến đây du khách có thể khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp của hai hang động, hang thứ nhất uốn lượn theo hình chữ S, có chiều sâu khoảng 160m, được chia làm 3 khoang chính; hang thứ hai hình chữ W, có chiều sâu khoảng 280m, chia làm hai khoang và hai ngách nhỏ.
Hang động thứ nhất nằm ở vị trí lưng chừng đồi, cửa quay về hướng Đông, hang có tổng chiều sâu 160m, được chia làm 3 khoang chính. Ở khoang thứ nhất nền hang là đất đá, cùng các phiến đá, măng đá, cột đá. Càng vào sâu bên trong hang động, du khách càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp sinh động và lộng lẫy mà thạch nhũ tạo nên, đó là hình các con vật như: Voi, rồng, phượng, rùa, các loại chim… đang ẩn mình trong thảm thực vật được tạo ra bởi những nhũ đá, muôn hình thù và dáng vẻ sinh động khác nhau. Ở khoang thứ hai, có những mảng nhũ đá lớn màu vàng, xám đan xen, sắc nhọn đâm thẳng xuống nền hang động, các đầu nhũ chứa những giọt nước li ti tinh khiết nhỏ xuống nền hang động, làm cho cả khoang trở nên mát lạnh. Nền hang động hình thành lên các cột đá măng đá như những cây thông, cây si cổ thụ khổng lồ. Các nhũ đá ở đây đều như những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng cho hang động nơi đây.
Tại khoang thứ ba, vòm khoang bằng phẳng, nhẵn nhụi và ít nhũ đá hơn. Vách và nền hang động là những dải nhũ màu vàng hình thù kỳ lạ. Nổi bật hơn cả là trụ đá to mọc giữa trung tâm khoang, xung quanh là những phiến đá nối tiếp nhau từ cao xuống thấp như những ruộng bậc thang với các đường nét rõ ràng như được chạm trổ tỉ mỉ. Đặc biệt cuối khoang dưới ánh sáng tự nhiên của một ô thoáng rộng 2 – 3m từ trên đỉnh núi chiếu thẳng xuống nền tựa như “giếng trời”, làm cảnh vật nơi đây thêm phần lung linh, huyền ảo.
Video đang HOT
Hang động thứ hai nằm cách hang động thứ nhất khoảng 60m về hướng Đông – Bắc, hang có chiều sâu khoảng 280m, chia làm hai khoang và hai ngách nhỏ. Ở khoang thứ nhất có chiều sâu khoảng 160m, có các khối nhũ đá mang hình thù những dải lụa trải dài và rủ xuống nền hang động, đường viền nét lúc thì mềm mại uyển chuyển như những dải san hô dưới biển, lúc thì mang dáng vẻ sắc nhọn, cứng cáp với vô số hạt kết tinh sáng lấp lánh.
Nền động là những nhũ đá muôn hình muôn vẻ nhiều hình thù kỳ lạ, toàn cảnh như một bức tranh sơn dầu khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ. Các nhũ đá ở đây có hình thù sông suối, ao hồ, ruộng bậc thang; hai bên vách hang động là những gườm đá dài, khi gõ vào phát ra những âm thanh khác nhau. Nền động là những rừng măng đá, những tảng đá lớn hình vuông lớn màu trắng vàng xám, đường nét rõ ràng, như bài trí bởi bàn tay khéo của con người.
Ở khoang thứ hai, trần và hai bên vách nhũ đá như những móng vuốt sắc nhọn. Nền động là những phiến đá lớn trải dài, được xếp trồng lên nhau thành tầng tầng, lớp lớp, hoặc mọc nối tiếp nhau, hoặc mang hình dáng những cây măng, cây nấm khổng lồ vững chắc với vô số hạt kết tinh sáng lấp lánh.
Hang động Thẳm Khến là điểm tham quan thú vị, đến nơi đây, ngoài được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hang động, du khách còn được khám phá diện mạo của núi đá tai mèo và trải nghiệm quá trình canh tác hoa màu bên hốc đá của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông đang sinh sống trên vùng đất Tủa Chùa.
Một số hình ảnh của danh lam thắng cảnh hang động Thẳm Khến:
Danh lam thắng cảnh hang động Thẳm Khến
Giấc mơ vùng đất mờ sương
Lào Cai được thiên nhiên ưu ái khi sở hữu rất nhiều danh lam, thắng cảnh là "thiên đường" du lịch.
Ngoài Khu Du lịch quốc gia Sa Pa đã được du khách trong nước, quốc tế biết đến, Lào Cai còn sở hữu "viên ngọc thô" Y Tý - vùng đất mờ sương nơi biên cương Tổ quốc đang được đầu tư để trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế.
Đường lên Y Tý không xa
Sau khi tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, mùa thu vừa qua, gia đình chị Nguyễn Thúy Hằng (Hà Nội) quyết định chọn Y Tý là điểm dừng chân cho chuyến nghỉ dưỡng. "Đường lên Y Tý bây giờ thuận tiện. Y Tý thật tuyệt vời, tôi được thả hồn trên những sông mây trắng bồng bềnh trôi, thưởng thức hương vị ẩm thực truyền thống của người Hà Nhì, đặc biệt là được hít thở không khí trong lành, tránh xa những ồn ào nơi phố thị" - chị Hằng tâm sự.
Nhớ lại trước đây, khó khăn lớn nhất của Y Tý đó là hạ tầng giao thông. Những ngả đường nối từ thành phố Lào Cai hoặc Khu Du lịch quốc gia Sa Pa đến Y Tý đều xuống cấp, cản trở việc đi lại, giao thương của người dân và du khách. Xác định rõ phát triển du lịch Y Tý phải gắn liền với đầu tư xây dựng hạ tầng, trong đó có giao thông, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ưu tiên đầu tư làm nên những con đường huyền thoại, với mục tiêu giúp người dân đi lại thuận lợi, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nổi bật trong số này là Dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 156B, đoạn Km40 200 - Km57 200 (từ thôn Km0, xã Bản Vược đến trung tâm xã Bản Xèo). Dự án vừa được hoàn thành, chuẩn bị được bàn giao và đưa vào sử dụng.
Ngoài nâng cấp, sửa chữa Tỉnh lộ 156B, Tỉnh lộ 158, thì Tỉnh lộ 156, đoạn Bản Vược - A Mú Sung dài hơn 30 km cũng được cải tạo theo tiêu chuẩn cấp 4 miền núi, tổng kinh phí đầu tư dự án là 159 tỷ đồng cũng đang được triển khai, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2023.
Vóc dáng đô thị tương lai
Dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng Y Tý lại có được lợi thế quy hoạch khoa học, bài bản, phù hợp với đô thị hiện đại trong tương lai mà vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Ông Tô Văn Thanh, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bát Xát cho biết: Quy hoạch phân khu xây dựng đô thị du lịch Y Tý có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển du lịch tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bát Xát nói riêng. Bản quy hoạch có vai trò gắn kết Y Tý với Khu Du lịch quốc gia Sa Pa để bạn bè, khách du lịch, nhà đầu tư đến với Bát Xát nhanh chóng, thuận tiện hơn, tạo cơ hội cho Bát Xát nói chung, Y Tý nói riêng khơi dậy và giải phóng tiềm năng, thu hút tối đa nguồn lực.
Với đặc điểm địa hình tự nhiên bị chia cắt bởi đồi núi hiểm trở, đô thị du lịch Y Tý sẽ phát triển với 3 phân vùng chính. Cụ thể, phân khu Y Tý ngàn mây nằm ở phía Đông của đô thị du lịch Y Tý với kết nối chính là tuyến đường Y Tý - Trịnh Tường và các trục đường chính trong khu vực. Đây cũng là nơi đặt các công trình cấp đô thị của Y Tý, hội tụ những khu vực đô thị và du lịch hiện đại với đa dạng các loại hình thương mại - dịch vụ; Phân khu Y Tý ngàn sao phát triển dọc theo dãy núi trung tâm và cao nhất của đô thị Y Tý, là nơi hình thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, với những khu khách sạn du lịch siêu cao cấp gắn liền với những loại hình thể thao và giải trí hấp dẫn; Phân khu Y Tý ngàn năm - Y Tý bản địa nằm ở phía Tây của đô thị du lịch Y Tý với địa hình thấp nhất, là khu vực gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc của các dân tộc ở Y Tý, đặc biệt là người Hà Nhì. Đây cũng là nơi diễn ra những sự kiện và lễ hội đặc sắc nhằm tôn vinh tín ngưỡng dân gian và các giá trị của những khu làng bản hiện hữu.
Chung tay từ phía người dân
Năm 2017, anh Ly Xá Xuy, sinh năm 1991 là một trong những người tiên phong làm du lịch tại Y Tý. Sau nhiều tháng học hỏi cách làm du lịch ở Sa Pa và nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác trong cả nước, anh Xuy đã xây dựng Homestay Y Tý Clouds tại thôn Mò Phú Chải. Ngoài dịch vụ nghỉ dưỡng, cung cấp những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, anh còn hỗ trợ du khách khám phá những điểm du lịch hấp dẫn của Y Tý như leo núi Lảo Thẩn; săn mây trên đỉnh Ky Quan San hay bản Lao Chải; ngắm ruộng bậc thang... Anh Xuy chia sẻ: Tôi cảm nhận rõ sự thích thú của du khách khi đến Y Tý. Người dân chúng tôi đang tích cực, chủ động bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng thương hiệu du lịch Y Tý.
Trên địa bàn xã Y Tý hiện có hàng chục cơ sở lưu trú phục vụ du khách. Hằng năm, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng làm du lịch cho người dân bản địa. Từ những lớp tập huấn, người dân Y Tý tiếp cận được với du lịch hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ.
Được biết, thời gian qua, UBND huyện Bát Xát bố trí một tổ công tác đặc biệt để thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm trật tự về đất đai, xây dựng trên địa bàn Y Tý và khu vực lân cận. Đây là tiền đề góp phần triển khai quy hoạch xây dựng đô thị Y Tý được thuận lợi.
Xuân về, cùng với sự đổi thay của vạn vật, đất trời Y Tý đang khoác lên mình tấm áo mới với sắc hồng rực rỡ của hoa đào, màu xanh của đại ngàn núi rừng. Y Tý trở thành "Sa Pa 2" - giấc mơ nghe xa xôi nhưng đã rất gần. Du lịch Y Tý sẽ cất cánh cùng Lào Cai phát triển.
Vẻ đẹp bí ẩn của hồ nước ba màu trên cao nguyên Tây Tạng Theo Sohu, nằm tại ngôi làng Phổ Ngọc, quận Biên Bá, thuộc địa khu Xương Đô, Tây Tạng, hồ Ba Màu là một danh lam thắng cảnh cấp khu tự trị. Vẻ đẹp bí ẩn của hồ Ba Màu cùng với phong cảnh thiên nhiên bao quanh hồ đang là điểm tham quan hấp dẫn, không thể bỏ qua khi du lịch Tứ...