Đánh giá Sapphire R7 265 Dual-X: Đoàn quân đỏ trỗi dậy
Sapphire R7 265 Dual-X là một sản phẩm tốt trên mọi phương diện: hình thức, hiệu năng, giá thành, linh kiện, tản nhiệt.
Trái với Nvidia, thế hệ R7 và R9 của AMD ra quân khá ồ ạt. Tuy nhiên dù đã có mặt đầy đủ ở hầu hết mọi tầm giá từ phổ thông tới cao cấp, người dùng Việt Nam có vẻ không mấy mặn mà với loạt sản phẩm mới này. Nguyên nhân một phần do bản thân sản phẩm chưa hấp dẫn, phần khác do sự săn lùng điên cuồng của dân cày tiền ảo bitcoin. Hãy cùng điểm lại một số mẫu AMD đã có mặt trên thị trường:
- R7 240: Hiệu năng và p/p lép vế so với đối thủ GT 640 và người tiền nhiệm HD 7730 GDDR5.
- R7 250: Hiệu năng và p/p tốt trong phân khúc, tuy nhiên không có đột phá và chỉ xêm xêm thế hệ trước là HD 7750.
- R7 260X: Thực chất chỉ là HD 7790 rename nhưng được bán với giá… cao hơn.
- R9 270X: Sản phẩm các hãng đều thiết kế đẹp, hiệu năng tốt nhưng p/p vẫn chưa ấn tượng.
- R9 280, 280X, 290, 290X: Bị dân cày tiền ảo săn sạch sành sanh.
Do vậy vào thời điểm này, người dùng rất cần một luồng gió mới từ AMD thổi vào thị trường Việt Nam. Sapphire R7 265 Dual-X chính là một sản phẩm như thế. Chiếc card hiện đang có giá 4.150.000 VNĐ. Đây là phân khúc mà người dùng đang cần thêm sự lựa chọn, chưa có sản phẩm nào hoàn thiện đáp ứng được cả 3 yếu tố hình thức, hiệu năng và giá thành.
Nói thêm một chút về Sapphire: đây là một thương hiệu cực ngon chuyển sản xuất card đồ họa AMD. Hãng luôn khiến người dùng phải ấn tượng và trầm trồ về thiết kế của sản phẩm. Tuy nhiên do chưa tìm được nhà phân phối thích hợp nên thương hiệu này vẫn ba chìm bảy nổi ở thị trường trong nước. Trong lần trở lại lần này, Sapphire được phân phối bởi Hanoi Computer – cái tên đã quá quen thuộc với người dùng miền Bắc.
Sapphire R7 265 Dual-X
Ngay từ thời điểm loạt VGA thế hệ R7 R9 đầu tiên của AMD ra mắt, tôi đã bị choáng bởi thiết kế của Sapphire. Họ chăm chút cho sản phẩm ngay từ vỏ hộp cho đến VGA. Sapphire R7 265 Dual-X cũng không ngoại lệ. Các game thủ chắc chắn thích điều này.
Card được đóng gói cẩn thận bên trong, vừa có túi ni-lông dày chống sốc vừa có thêm một hộp bìa xốp để bảo vệ sản phẩm.
Sapphire R7 265 Dual-X có thiết kế rất tinh tế. Card có chiều dài vừa đủ, không quá ngắn để bị xấu mà cũng không quá dài để gây khó khăn cho các thùng máy nhỏ cũng như tăng sức nặng gây áp lực lên main.
Mặt nạ tản nhiệt lấy tông đen làm chủ đạo. Chất liệu mặt nạ làm bằng nhựa nhưng nhìn thoáng qua rất giống với kim loại được phủ sơn. Các mảng màu ghi được phối rất hợp lý khiến R7 265 Dual-X đẹp theo kiểu sang trọng chứ không phải hầm hố.
Board mạch màu nâu đậm ngả đen khá chất. Nước mạch sạch đẹp. Linh kiện được hàn cẩn thận, chất lượng mối hàn tốt và đều tăm tắp.
Nhìn vào 2 góc trên và dưới có thể thấy tản nhiệt được trang bị 2 ống dẫn nhiệt heat pipe bằng đồng đường kính lớn, hứa hẹn khả năng giải nhiệt tốt. Có điều 2 heat pipe này không được mạ niken chống oxy hóa.
Card không quá dài nên nguồn phụ 6 pin được đặt xoay ngang. Tôi rất thích kiểu xoay ngang này vì khi cắm nguồn phụ không bị xấu kể cả trong case lẫn trên benchtable. Với nguồn phụ 6 pin này, R7 265 yêu cầu người dùng trang bị bộ nguồn công suất thực từ 400W trở lên.
Cầu CrossFire hỗ trợ chạy Dual VGA.
Sapphire R7 265 Dual-X được trang bị 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI và 1 cổng DisplayPort. Với các cổng xuất hình này, người dùng có thể xuất hình ra 3 màn hình cùng lúc phục vụ cả giải trí lẫn làm việc.
Phụ kiện đi kèm gồm 2 sách hướng dẫn, đĩa driver, cổng chuyển DVI-Dsub và 1 dây chuyển Molex-6pin.
Giờ đến phần mà tôi thích nhất: mở tản nhiệt soi linh kiện. Tản nhiệt dính rất chặt vào bo mạch, phải xoay 1 lúc mới tháo ra được.
Hóa ra nguyên nhân là do mấy miếng thermal pad này đây. Các thermal pad này có tác dụng làm tăng tiếp xúc giữa chip nhớ và tản nhiệt để làm mát cho chip nhớ. Khi tháo ra 1 số bị gỡ ra theo tản nhiệt, 1 số vẫn dính lại trên chip.
Tiếp xúc tốt đến nỗi chữ trên mặt chip in hằn lên thermal pad luôn!
Khu vực phase nguồn cho GPU được trang bị tới 4 phase điện. Mỗi phase được trang bị 1 cuộn cảm dung tích lớn và 1 mosfet điều khiển.
Chắc hẳn sẽ nhiều người thắc mắc tại sao lại chỉ có 1 mosfet? Mosfet sử dụng cho Sapphire R7 265 Dual-X không phải loại 8 chân thường thấy. Con DrMos này mang mã FDMF 6823C do hãng Fairchild sản xuất, có khả năng điều khiển dòng tới 50A.
Ở mép phải của bo mạch còn 2 phase điện nữa. Một phase có lẽ cấp điện cho dàn chip nhớ, phase còn lại không rõ có chức năng gì.
8 chip nhớ dung lượng 256 MB hợp thành bộ nhớ 2 GB cho R7 265 Dual-X. Chip nhớ được sản xuất bởi SKhynix, mang mã H5GC2H24BFR.
Tản nhiệt khá ấn tượng với đế lớn và 2 heat pipe đồng đường kính lớn. Các lá nhôm dẫn nhiệt được gia công kĩ lưỡng, thẳng đều tăm tắp. Điểm trừ duy nhất là các heat pipe không được mạ niken chống oxy hóa, qua thời gian chắc chắn sẽ dần xỉn màu.
Sapphire tỏ ra khá cẩn thận khi gắn thêm cho mỗi lỗ bắt ốc một miếng gioăng đệm cao su để bắt tản nhiệt chặt chẽ hết mức có thể mà không làm tổn hại đến GPU và bo mạch.
Dường như vẫn chưa yên tâm, hãng còn dán thêm 1 miếng đệm cao su ở cạnh GPU nữa!
Tuy tản nhiệt và board mạch tương đối ngon nhưng Sapphire chỉ để card chạy ở xung nhịp 925/1400 MHz, tức bằng với bản ref của AMD.
Hình ảnh card chạy trên benchtable của tôi:
TriXX – Tool OC của Sapphire
Sapphire đã phát triển cho riêng họ một tool OC khá hay tên là TriXX. Hay ở chỗ TriXX cho phép tăng thêm điện áp và kéo xung lên thoải mái, trong khi cả MSI AfterBurner và AMD Overdrive đều khóa điện áp, chỉ cho kéo kịch trần 1050 MHz.
TriXX nhận diện đầy đủ thông tin của VGA, phiên bản Bios và driver đang sử dụng.
Các thông số OC đơn giản, trực quan. Người dùng có thể lưu thông số ép xung vào tối đa 4 profile để gọi ra bất kì lúc nào. Tuy nhiên TriXX lại thiếu mất Power Limit.
Tính năng Fan Control cho phép chỉnh tốc độ quạt theo các mức nhiệt độ. Với tính năng này người dùng có thể cân đối giữa hiệu quả làm mát và độ ồn trong mọi trường hợp.
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz
Video đang HOT
Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB
Nguồn: 660W
Card đồ họa:
Zotac GTX 750 Ti – 1033/1250 MHz (xung gốc của Nvidia 1020/1250 MHz)
Zotac GTX 750 – 1033/1253 MHz (xung gốc của Nvidia 1020/1250 MHz)
Zotac GTX 660 Synergy – 993/1502 MHz (xung gốc của Nvidia 980/1502 MHz)
Sapphire R7 260X OC – 1050/1500 MHz (xung gốc của AMD 1100/1625 MHz)
Sapphire R7 265 Dual-X – 925/1400 (bằng xung gốc của AMD)
Với giá 4.150.000 VNĐ, Sapphire R7 265 Dual-X sẽ giẫm vào địa bàn của GTX 750 Ti nói chung và chiếc card đình đám Zotac GTX 660 Synergy. Vì vậy bài viết chủ yếu so sánh với 2 mẫu sản phẩm này. Giá tham khảo các sản phẩm xuất hiện trong bài viết:
- Zotac GTX 750: 3.450.000 VNĐ
- Sapphire R7 260X OC: 3.520.000 VNĐ
- Zotac GTX 750 Ti: 3.850.000 VNĐ
- Sapphire R7 265 Dual-X: 4.150.000 VNĐ
- Zotac GTX 660 Synergy: 4.250.000 VNĐ
Phần mềm và game thử nghiệm
- Nvidia Driver 335.23 WHQL
- AMD Driver Catalyst 14.3 beta 1.0
- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)
- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)
- 3DMark 2013: Fire Strike
- Batman: Origins (DX 11)
- BioShock Infinite (DX 11)
- Crysis 3 (DX 11)
- Dirt 3 (DX 11)
- Hitman Absolution (DX 11)
- Metro: Last Light (DX 11)
- Sleeping Dogs (DX 11)
- Sniper Elite V2 (DX 11)
- Tomb Raider (DX 11)
3DMark Vantage
3DMark 11
3DMark 2013
Batman: Origins (DX 11)
BioShock: Infinite (DX 11)
Crysis 3 (DX 11)
Dirt 3 (DX 11)
Hitman: Absolution (DX 11)
Metro: Last Light (DX 11)
Sleeping Dogs (DX 11)
Sniper Elite V2 (DX 11)
Tomb Raider (DX 11)
Ép xung – Nhiệt độ – Độ ồn
Lúc này ở Hà Nội đợt lạnh đã kết thúc. Thời điểm tôi thực hiện bài test này, nhiệt độ phòng đang là 26 độ C.
Đầu tiên phải nhắc đến TriXX – phần mềm ép xung Sapphire làm cho các sản phẩm của hãng. Trong khi MSI AfterBurner và AMD Overdrive chỉ cho phép kéo xung lên 1050/1500 MHz thì với TriXX, tôi không vướng phải giới hạn này. Điều này cực kì hữu ích bởi mức xung cao nhất R7 265 Dual-X chạy ổn định là 1150/1600 MHz.
Ở mức xung này hiệu năng tăng khá nhiều, lên tới 22,8%!
Nhiệt độ hoạt động của Sapphire R7 265 Dual-X (nhiệt đô phòng 26 độ C, benchtable):
- Idle: 28 độ C.
- Gaming (Default 925/1400 MHz): 59 độ C; fan 42% ~ 2420 vòng/phút.
- Gaming (@1250/1500 MHz): 65 độ C, fan 43% ~ 2715 vòng/phút.
Trong suốt thời gian thử nghiệm, tản nhiệt hoạt động hoàn toàn êm ái. Tôi thử tăng tốc độ quạt lên, độ ồn ở 1 số mốc tốc độ như sau:
- 50% ~ 2970 vòng/phút: Có tiếng kêu nhỏ nếu để ý lắng nghe.
- 60% ~ 3400 vòng/phút: Tiếng kêu to hơn, có thể nghe thấy khi đang sử dụng.
- 70% ~ 3770 vòng/phút: Bắt đầu ồn, quạt kêu ào ào ảnh hưởng tới người dùng.
Tổng kết
Như thường lệ, trước khi đưa ra những nhận xét cuối cùng chúng ta hãy nghía qua biểu đồ tương quan hiệu năng đã:
Nhận xét của tôi về Sapphire R7 265 Dual-X chỉ tóm gọn trong 1 chữ: Ngon! Hiệu năng tốt, giá hợp lý, hình thức đẹp, linh kiện ngon, nhiệt độ ổn – đây là tất cả những gì người dùng tìm kiểm ở một chiếc card đồ họa. Xét riêng về p/p, Sapphire R7 265 Dual-X vẫn kém một chút so với chiếc Zotac GTX 660 Synergy vô đối trong tầm giá. Tuy nhiên đánh giá tổng thể (tính thêm hình thức, nhiệt độ) thì chiếc card của Sapphire không hề kém cạnh, thậm chí còn nhỉnh hơn khi game thủ vốn là những người ưa thích hình thức. Thêm vào đó khả năng ép xung của sản phẩm cũng khá ấn tượng, hiệu năng tăng thêm tới 20%!
Tuy thế, R7 265 Dual-X không phải sản phẩm hoàn mĩ và vẫn tồn tại 2 điểm trừ. Thứ nhất: card không ép xung sẵn dù bo mạch và linh kiện khá ngon. Thứ hai: thời hạn bảo hành chỉ kéo dài 2 năm.
Sapphire R7 265 Dual-X hiện có giá 4.150.000 VNĐ, được phân phối bởi Hanoi Computer.
Ưu:
- Hình thức đẹp.
- Hiệu năng và p/p tốt trong tầm giá.
- Board mạch ngon, linh kiện chất lượng.
- Ép xung tốt.
- Tản nhiệt hiệu quả.
- Tool OC TriXX cho phép kéo xung cao.
Nhược:
- Không ép xung sẵn so với bản ref của AMD.
- Không mạ niken ống dẫn nhiệt.
- Bảo hành 2 năm.
Giá tham khảo một số sản phẩm khác trong tầm giá lân cận (theo báo giá của Hanoi Computer):
- Zotac GTX 650 Ti 2 GB: 3.150.000 VNĐ
- Zotac GTX 750: 3.450.000 VNĐ
- Sapphire R7 260X OC: 3.520.000 VNĐ
- MSI R7 260X OC: 3.850.000 VNĐ
- Zotac GTX 750 Ti: 3.850.000 VNĐ
- MSI GTX 750 Ti Gaming: 3.980.000 VNĐ
- Asus GTX 750 Ti PH: 4.150.000 VNĐ
- Asus GTX 750 Ti OC: 4.550.000 VNĐ
- Zotac GTX 660 Synergy: 4.250.000 VNĐ
- MSI GTX 660 Gaming: 5.300.000 VNĐ
- Asus GTX 660 DC2: 5.750.000 VNĐ
Theo Genk
Đánh giá card đồ họa Gigabyte R7 250 OC: Không như kì vọng
Trước khi ra mắt, R7 250 được trông đợi sẽ soán ngôi vương VGA không nguồn phụ như những lần xuất hiện ấn tượng của HD 6670 và HD 7750.
Vào thời điểm cuối năm 2013 vừa qua, AMD cho ra mắt thế hệ sản phẩm mới của hãng. Đối với dòng sản phẩm lần này, hãng có sự thay đổi trong cách đặt tên. Thay vì tiền tố "HD" như trước, AMD sử dụng tiền tố "R7" cho các card đồ họa phân khúc phổ thông & trung cấp, và "R9" cho sản phẩm tầm cao cấp. Trong số các VGA đã ra mắt, R7 250 là một cái tên rất được chú ý bởi đây là sản phẩm mạnh nhất không yêu cầu nguồn phụ của loạt xuất quân lần này. Người dùng rất hi vọng đây sẽ là sự thay thế cực ngon cho HD 7750 và GTX 650 đã nắm ngôi vương không nguồn phụ bấy lâu nay.
Để hỗ trợ độc giả trong việc lựa chọn VGA phù hợp, GenK xin gửi đến review chi tiết chiếc R7 250 OC của Gigabyte. Sản phẩm hiện đang có giá 2.350.000 VNĐ (theo An Phát 49 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội).
Xin cám ơn Công ty Máy tính An Phát đã hỗ trợ sản phẩm cho bài viết.
Gigabyte R7 250 OC
Là sản phẩm tầm phổ thông, vỏ hộp của Gigabyte R7 250 OC không cầu kì nhưng khá đẹp với tông đen chủ đạo. Bên trong card được bọc cẩn thận, các chân giao tiếp và cổng xuất hình được bọc nhựa chống oxy hóa khi chưa sử dụng đến.
Giống như các sản phẩm khác ở tầm giá này, hình thức card khá đơn giản với tản nhiệt 1 quạt và mặt nạ bằng nhựa. R7 250 OC có thể gọi là ưa nhìn khi Gigabyte lựa chọn màu đen bóng cho mặt nạ, đồng thời trang trí thêm vài đường nét cho đỡ đơn điệu.
Hãng vẫn trung thành với nước mạch màu xanh da trời.
Quạt tản nhiệt là loại 9 cánh đường kính 100 mm trứ danh của Gigabyte, hoạt động cực êm trong khi vẫn cung cấp đủ lưu lượng gió để làm mát.
R7 250 không yêu cầu nguồn phụ nên người dùng chỉ cần trang bị bộ nguồn công suất thực cỡ 350W là đủ.
Card được trang bị đủ 3 cổng xuất hình cần thiết nhất: D-Sub, DVI và HDMI.
Board mạch khá gọn gàng và sạch sẽ. Card sở hữu 4 phase điện, các phase đều sử dụng cuộn cảm Metal Choke và mosfet trở kháng thấp, hứa hẹn khả năng hoạt động bền bỉ. Trong số đó có 2 phase điện được trang bị 4 mosfet mỗi phase, có lẽ làm nhiệm vụ cấp điện chính cho GPU.
Chip RAM sử dụng trên card do Elpida sản xuất.
Tản nhiệt hoàn toàn bằng nhôm khối. Đối với card đồ họa không nguồn phụ và GPU nhỏ như R7 250 sẽ không tỏa nhiều nhiệt nên các hãng không cần phải thiết kế tản nhiệt cầu kì và có heatpipe làm gì.
Gigabyte R7 250 OC được ép xung sẵn lên 1100/1150 MHz so với nguyên bản 1050/1125 MHz của AMD.
Hìnhh ảnh chiếc card khi đang hoạt động:
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4.5 GHz
Bộ nhớ trong: 2 x 4 GB Kingston HyperX T1 1866
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB
Nguồn: Seasonic X660
Card đồ họa:
- Zotac GTX 650 Synergy - 1059/1250 MHz (xung gốc của Nvidia 1058/1250 MHz)
- Zotac GTX 650 Ti - 941/1350 MHz (xung gốc của Nvidia 925/1350 MHz)
- Gigabyte R7 250 OC - 1100/1150 MHZ (xung gốc của AMD 1050/1125 MHz)
- Gigabyte HD 7750 OC - 880/1125 MHz (xung gốc của AMD 800/1125 MHz)
- Asus HD 7790 Direct CU II OC- 1075/1600 MHz (xung gốc của AMD 1000/1500 MHz)
- MSI HD 7730 GDDR5 - 800/1125 MHz (bằng xung gốc của AMD)
Phần mềm và game thử nghiệm
- Nvidia Driver 331.65 WHQL
- AMD Driver Catalyst 13.12 WHQL
- 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)
- 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)
- Batman Arkham City (DX 11)
- BioShock Infinite (DX 11)
- Crysis 3 (DX 11)
- Dirt 3 (DX 11)
- Hitman Absolution (DX 11)
- Metro: Last Light (DX 11)
- Sleeping Dogs (DX 11)
- Sniper Elite V2 (DX 11)
- Tomb Raider (DX 11)
3DMark Vantage
Khởi động với trình benchmark quen thuộc 3DMark Vantage. Gigabyte R7 250 OC nhỉnh hơn HD 7750 OC chỉ một chút và dưới Zotac GTX 650.
3DMark 11
Batman Arkham City (DX 11)
Ở test này nhân vật chính cho điểm số thấp hơn cả 2 đàn anh không nguồn phụ.
BioShock Infinite (DX 11)
Ultra chưa phải là setting cao nhất của BioShock Infinite. Trên đó còn có một mức gọi là Ultra DX 11 DOF (bật Depth of Field - một hiệu ứng khá nặng của DX 11). R7 250 vẫn không thể vượt lên trên HD 7750 và GTX 650.
Crysis 3 (DX 11)
Tôi sử dụng ngay màn Post Human đầu game để bench. Màn này có hiệu ứng mưa rơi khá nặng, là 1 trong các màn chơi nặng nhất game. Thiết lập Medium và không bật khử răng cưa. Điều tương tự vẫn diễn ra khi R7 250 chỉ cao điểm hơn HD 7730 GDDR5.
Dirt 3 (DX 11)
R7 250 cho khung hình nằm giữa HD 7750 và GTX 650.
Hitman Absolution (DX 11)
Metro: Last Light (DX 11)
Sau 2 game có khởi sắc thì đến Metro: Last Light, nhân vật chính lại tụt lại phía sau.
Sleeping Dogs (DX 11)
Sniper Elite V2 (DX 11)
Tomb Raider (DX 11)
Ép xung - Nhiệt độ - Độ ồn
Thời điểm tôi thực hiện bài test này, nhiệt độ phòng đang là 17 độ C.
Sau một hồi mày mò, tôi kéo xung nhịp cao nhất là 1160/1200 MHz. Với xung nhịp này, khung hình trung bình trong Tomb Raider tăng lên 26,4 FPS so với 25,1 FPS trước khi OC (tương đương khoảng 5,2%). Khả năng ép xung như vậy khá kém, hiệu năng tăng không đáng kể.
Nhiệt độ hoạt động của Zotac GTX 650 Synergy (nhiệt độ phòng 17 độ C, benchtable):
- Idle: 22 độ C.
- Gaming (Default 1100/1150 MHz): 50 độ C; fan 33% - khoảng 1035 vòng/phút.
- Gaming (@1160/1200 MHz): Nhiệt độ không tăng lên, vẫn giữ 50 độ C.
Quạt tản nhiệt 100 mm của Gigabyte hoạt động cực kì êm ái, không hề phát ra một tiếng động nào dù là nhỏ nhất. Với nhiệt độ cao nhất 50 độ C ở nhiệt đọo phòng 17 độ, khi vào mùa hè card sẽ nóng hơn nhưng vẫn trong ngưỡng cho phép đối với VGA.
Tổng kết
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem biểu đồ tổng kết hiệu năng của Gigabyte R7 250 OC so với một số card đồ họa trong khoảng giá 1,9 -> 3,7 triệu đồng.
Những lần xuất hiện trước đây của HD 6670 và HD 7750 đều gây được ấn tượng lớn với hiệu năng vượt trội, còn lần này R7 250 đã hoàn toàn gây thất vọng. Chiếc card yếu hơn 2 người đi trước HD 7750 và GTX 650. Trong khi đó HD 7750 và GTX 650 đều đang có giá rất tốt, chỉ cao hơn R7 250 vài chục đến 150 ngàn đồng mà thôi. Thêm vào đó, khả năng ép xung của sản phẩm hầu như không đáng kể (đối với chiếc Gigabyte trong tay tôi). Vì vậy trong thời gian tới nếu giá R7 250 không giảm hoặc hiệu năng không có gì cải thiện qua các bản driver mới, HD 7750 và GTX 650 vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cho người dùng.
Ưu:
- Nhiệt độ chấp nhận được.
- Tản nhiệt hoạt động êm ái.
Nhược:
- Hiệu năng không như kì vọng. Yếu hơn HD 7750 và GTX 650.
- Khả năng ép xung kém.
* Giá tham khảo 1 số card đồ họa được so sánh hiệu năng với Gigabyte R7 250 OC (theo báo giá của):
- Zotac GTX 650 Synergy: 2.550.000 VNĐ
- Zotac GTX 650 Ti: 2.900.000 VNĐ
- MSI HD 7730 GDDR5: 1.890.000 VNĐ
- MSI HD 7750 OC: 2.385.000 VNĐ
- MSI HD 7770: 2.880.000 VNĐ
- Asus HD 7750: 2.390.000 VNĐ
- Gigabyte HD 7770 OC: 2.780.000 VNĐ
Theo VNE
Đánh giá Zotac GTX 750: Hiệu năng ổn, tiết kiệm điện Hiệu năng và p/p không có gì nổi trội hơn thế hệ trước nhưng Zotac GTX 750 ghi điểm nhờ yếu tố không nguồn phụ cùng điện năng tiêu thụ thấp. GTX 750 và GTX 750 Ti là 2 card đồ họa đầu tiên dùng GPU kiến trúc mới Maxwell của Nvidia. Ngay từ trước khi ra mắt, Nvidia đã hé lộ rằng...