Đánh giá Intel NUC 11 Extreme Kit Beast Canyon: “Mãnh thú” nhỏ mà còn hơn cả có võ
Intel NUC Beast Canyon sẽ là một lựa chọn máy bộ hàng đầu cho người dùng có nhu cầu máy tính nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ.
Những năm gần đây, xu hướng chơi máy tính để bàn nhỏ gọn ( Small Form Factor – SFF) ngày càng phát triển. Tuy nhiên, một trong những điểm hạn chế của việc theo đuổi thú chơi này là tính phức tạp, đặc biệt trong quá trình lắp đặt và đi dây. Không những thế, hầu hết các giải pháp máy bộ kích thước nhỏ trên thị trường đều còn khá hạn chế về hiệu năng, đặc biệt ở khả năng gắn thêm card đồ họa rời.
Bởi vậy, Intel NUC Extreme Kit 11 với tên mã Beast Canyon có thể được coi là là giải pháp cho các vấn đề nêu trên. Tuy thuộc dòng sản phẩm NUC vốn tập trung vào tính nhỏ gọn của Intel, các thành phần trong tên mã như “Extreme” và “Beast” như để khẳng định hiệu năng của chiếc máy này thuộc hàng khủng. Beast Canyon cũng có thể được coi là một bước nhảy vọt về khả năng tùy biến khi giờ đây cỗ máy này đã hỗ trợ card đồ họa 3 slot có chiều dài lên tới 30 cm.
Với thể tích khoảng 8 lít, Intel Beast Canyon được xếp vào phân khúc SFF dưới 10 lít, cực kỳ tiết kiệm không gian trên bàn làm việc. Cách bố trí linh kiện bên trong theo kiểu sandwich thường thấy trên các dòng case máy tính nhỏ gọn.
Thiết kế của chiếc máy tính này xoay quanh các họa tiết lục giác kiểu tổ ong. Intel cũng bố trí lưới tản nhiệt ở các cạnh bên và cạnh trên để đảm bảo khả năng tản nhiệt tốt nhất có thể với không gian tương đối hạn chế.
Không đứng ngoài xu hướng RGB, Intel cũng trang bị cho Beast Canyon khá nhiều đèn LED, đặc biệt là LED gầm cho chiếc máy này. Logo của Beast Canyon ở mặt trước cũng được trang bị LED RGB đồng bộ với LED gầm.
Các cổng ngoại vi phía trước của Intel Beast Canyon bao gồm 2 cổng USB-A 3.0, thẻ SD và jack cắm tai nghe. Việc thiếu hụt cổng USB-C có thể sẽ gây khó chịu cho một số người dùng nhưng may thay lại được bù đắp bởi khe đọc thẻ SD.
Video đang HOT
Phía sau là 4 cổng USB-A 3.0, 2 cổng Thunderbolt 4.0, cổng Ethernet và HDMI. Ngoài ra còn có lỗ khóa Kensington và cổng nguồn.
Ở mặt dưới là khe mở rộng NVMe 4.0 có thể mở dễ dàng, giúp việc nâng cấp dung lượng lưu trữ trở nên dễ dàng hơn.
Bên trong Intel Beast Canyon có thể được coi là đỉnh cao về nghệ thuật sắp xếp và đi dây. Như trên hình, bên phải là nguồn FSP 650W. Theo thông số của Intel thì người dùng có thể dùng card đồ họa với công suất lên tới 350W.
Phần mô đun có logo Beast Canyon là SoC Intel Core i9-11900KB, là CPU cao cấp nhất thường được trang bị cho các sản phẩm laptop Intel. Bởi vậy mà Intel cũng chỉ cần đến tản nhiệt khí cho chiếc CPU này. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng trang bị tới 3 quạt tản nhiệt ở phía trên để đảm bảo khả năng thoát nhiệt.
Cấu hình thử nghiệm:
Về hiệu năng, tuy chỉ được trang bị Core i9 dành cho laptop, hiệu năng của chiếc Beast Canyon quả thực không thể coi thường. Đầu tiên, với CPU-Z, hiệu năng đơn và đa nhân của i9-11900KB so với i9-11900K chỉ thua khoảng 20%:
Benchmark bằng CPU-Z: bên trái là i9-11900KB (Beast Canyon) so với bên phải là i9-11900K
Trong khi đó, với bài thử Cinebench R23, hiệu năng của i9-11900KB cũng thuộc hàng đầu bảng trong phân khúc cho laptop:
Ở bài thử khả năng dựng hình 3D bằng công cụ tổng hợp của Blender, Intel Beast Canyon còn gây bất ngờ khi dựng hình nhanh hơn cả i9-11900K:
i9-11900KB (trái) cho hiệu năng Blender tốt hơn cả i9-11900K (phải).
Tuy nhiên, khi đặt vào những bài thử ngặt nghèo hơn chút như 3DMark TimeSpy, sự khác biệt giữa CPU laptop và desktop dần rõ ràng hơn với điểm số chênh lệch khá nhiều:
i9-11900KB (trái) so hiệu năng 3DMark TimeSpy với i9-11900K (phải).
Hiệu năng game khi kết hợp với RTX 3060 Ti là khá ổn. Với hiệu năng vừa đủ của chiếc card đồ hoạ, hiện tượng nghẽn cổ chai gần như không xảy ra, nhất là khi chơi game ở độ phân giải từ 2K trở lên.
Một vấn đề có thể khiến người dùng cảm thấy quan ngại là nhiệt độ khi chạy các tác vụ nặng, đặc biệt là các tác vụ sử dụng tập lệnh AVX. Nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 100 độ C và gây ra hiện tượng “throttle” giảm xung để đảm bảo nhiệt độ vận hành. Việc chỉ tản nhiệt khí kèm với sức nóng từ card đồ họa đều là những yếu tố đóng góp vào nhiệt độ cao của CPU.
Nhìn tổng thể, Intel NUC 11 Extreme Kit Beast Canyon là một lựa chọn thú vị cho người dùng có nhu cầu sử dụng máy tính bộ với hiệu năng cao. Điểm hạn chế về khả năng tản nhiệt có thể gây khó chịu với các “nhiệt thủ” và trở thành yếu tố quyết định đến khả năng chi tiền của người dùng.
Cũng khó thể yêu cầu cao hơn bởi thể tích hạn chế của Beast Canyon. Để cân bằng giữa hiệu năng và nhiệt độ cũng như khuyến cáo về công suất tối đa của card đồ hoạ, những chiếc GPU như NVIDIA GeForce RTX 3070 hoặc AMD Radeon RX 6700 trở xuống sẽ là phù hợp nhất cho người dùng.
Intel: Chip Core i9 mới mạnh hơn M1 Max của Apple
Chip Core thế hệ 12 dành cho laptop của Intel mang thiết kế mới với các nhân hiệu suất cao và hiệu năng cao, tương tự như nhiều chip ARM trên các thiết bị di động hiện nay.
Tại CES 2022, Intel mới đây đã công bố thế hệ chip Core thế hệ 12 mới (Alder Lake) dành cho laptop. Trong khuôn khổ bài thuyết trình của mình, Intel cho biết chip Core i9 mới không chỉ nhanh hơn chip M1 Max trên mẫu MacBook Pro 16-inch, mà còn là chip di động "nhanh nhất hiện nay".
Để chứng minh cho nhận định này, Intel đã chia sẻ một biểu đồ so sánh hiệu năng công cụ benchmark SPEC CPU 2017 giữa Core i9-12900HK, Apple M1 Max, Ryzen 9 5900HX và cả thế hệ Core i9-11980HK cũ. "SPEC 2017 là một công cụ benchmark tốt mà chúng tôi sử dụng để đánh giá hiệu năng đa nhân, và dữ liệu cho thấy Core i9-12900HK nhanh hơn M1 Max ở tỷ lệ hiệu năng/năng lượng tiêu thụ", một đại diện Intel nói.
Bên cạnh đó, Intel còn đưa ra một vài so sánh hiệu năng ở các ứng dụng thực tế như Premiere Pro, Lightroom Classic, AutoCAD và Revit. Kết quả đều cho thấy chip Core i9-12900HK của Intel nhanh hơn chip M1 Max và M1 Pro của Apple, dù nó chỉ mang tính chất tham khảo có một vài bài benchmark không hỗ trợ macOS.
Chip Core i9-12900HK có 14 nhân CPU, trong đó bao gồm với 6 nhân hiệu năng cao và 8 nhân hiệu suất (tiết kiệm năng lượng); trong khi chip M1 Max của Apple có 10 nhân, gồm 8 lõi hiệu năng cao và 2 lõi hiệu suất. Nó có thể Turbo Boost tối đa lên 5.0 GHz, nhưng kéo theo mức điện năng tiêu thụ lên tới 115W, cao hơn đáng kể so với M1 Max và được đánh giá là không phù hợp với một thiết bị mỏng nhẹ như laptop.
Intel thoát án phạt chống độc quyền hơn 1 tỉ euro tại châu Âu Intel vừa giành chiến thắng trong một vụ kiện chống độc quyền kéo dài, từng khiến cho nhà sản xuất chip của Mỹ bị Ủy ban châu Âu phạt khoản tiền kỷ lục. Theo Engadget, tòa án ở châu Âu vừa lật lại khoản tiền phạt 1,06 tỉ EUR đối với Intel vào năm 2009. Ở thời điểm đó, Ủy ban châu Âu...