Đánh giá chi tiết CS: GO – Niềm hy vọng vực dậy CS Việt Nam
Cùng GameK đánh giá sự khác biệt của Counter-Strike: Global Offensive so với Counter-Strike 1.6.
Là tựa game kế thừa những tinh hoa của Counter-Strike 1.6, Global Offensive (CS: GO) hiện đang là tựa game bắn súng FPS nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng game thủ Việt. Sau đây, hãy cùng GameK đánh giá những thay đổi và điểm mới lạ của tựa game bắn súng này.
Những thay đổi về chế độ chơi
Global Offensive sở hữu 5 Mode chơi, trong đó có 2 Mode có phần khá “mới” so với người đàn anh Counter-Strike 1.6 vốn quen thuộc với game thủ Việt. Trong đó, 3 Mode chơi quen thuộc là Casual (bắn thường), Competitive (đấu chuyên nghiệp) với 2 loại map chính là giải cứu con tin và gỡ bom được áp dụng, Mode chơi Deathmatch dù khá quen thuộc nhưng đã có những sửa đổi khi chuyển sang tính điểm chứ không chỉ dựa trên chỉ số Kill/Death để xếp hạng, và tất nhiên, những người chơi khi “assist – hỗ trợ” cũng vẫn nhận được điểm chứ không phải chỉ cần “Last Hit” ăn mạng như Counter-Strike 1.6.
Còn lại, Arms Race và Demolition là 2 Mode chơi tương đối mới lạ trong Global Offensive. Trong Arms Race, người chơi sẽ được bắn theo kiểu “Deathmatch” nhưng cứ sau khoảng vài mạng kill, nhân vật sẽ tự động bị thay đổi vũ khí của mình. Cứ tiếp tục, nhân vật sẽ lần lượt sử dụng tất cả các loại vũ khí của mình trong trận đấu. Người thắng cuộc ở đây sẽ là người đầu tiên sử dụng hết tất cả các loại vũ khí để kết liễu đối thủ (kể cả dao).
Chế độ chơi mới Arms Race.
Trong khi đó, Demolition lại là sự kết hợp giữa các Mode chơi Casual/Competitive và Arms Race, khi mà trong trận đấu theo đội (thường là các map đặt bom), nhân vật sẽ tự động bị thay đổi vũ khí sau vài lượt kill đối thủ.
Thay đổi về súng
Rõ ràng, sự thay giảm sức mạnh của hai khẩu M4A1 và AK47 là điều tất yếu trong Global Offensive, và nó đã được Valve thực hiện, khi không cho phép 2 khẩu súng này có khả năng đục tường dày mà chỉ cho phép bắn xuyên qua một số chướng ngại vật nhất định. Bên cạnh đó, các khẩu súng trường khác (như các khẩu đầu 3) cũng được tăng sức mạnh một chút để tăng sự phong phú về lựac họn vũ khí hơn cho game thủ.
Khẩu súng mới M4A1-S trong Global Offensive.
Một số khẩu súng khác cũng được thêm vào, ví như khẩu M4A1-S, rẻ hơn khẩu đàn anh nhưng lại chỉ có 20 viên (nhưng lại có thêm giảm thanh). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là người chơi chỉ được phép mua một số khẩu súng nhất định khi vào trận đấu (những khẩu súng này sẽ được gamer lựa chọn trước trận đấu). Ví dụ, trong trận đấu, một người chơi chỉ có thể sử dụng duy nhất 1 khẩu M4A1-S hoặc M4A4 (tương tự M4A1 cũ) chứ không thể mua cả 2 loại súng này. Một số súng mới cũng được thêm vào như CZ-75, SCAR…
Video đang HOT
Một điểm khác biệt là người chơi có thể thay đổi hình dạng cho các khẩu súng của mình (skin), vật phẩm mà người chơi có thể nhận được từ hệ thống vào cuối trận đấu. Tất nhiên, các skin này chỉ có tác dụng “ làm đẹp” chứ không thay đổi sức mạnh của các khẩu súng.
Thay đổi về bom và cơ chế ném bom
Global Offensive cũng cung cấp thêm cho người chơi nhiều hơn về lựa chọn sử dụng bom nhờ việc thêm loại bom mới – “Bom Lửa – Molotov Cocktail”. Loại bom lửa mới sau khi nổ sẽ tạo nên một vùng sát thương lửa trong vòng 7s. Bên cạnh đó, loại bom mới “Decoy Grenade” cũng cần được chú ý khi có dụng tạo tiếng súng giả.
Bom lửa Motolov Cocktail mới trong Global Offensive.
Bên cạnh đó, cơ chế vật lý của việc ném bom cũng thay đổi rõ rệt khi bom khi ném bật tường sẽ không bật xa như trong Counter-Strike 1.6.
Đồ họa
Rõ ràng, là tựa game kế thừa, Global Offensive sở hữu nền đồ họa đẹp và mịn hơn hẳn so với Counter-Strike 1.6. Bên cạnh đó, một số sự điểm khác biệt như khi bị dính bom Flash (bom mù), màn hình của người chơi không chỉ bị trắng xóa mà còn bị rung…
Một số thay đổi đáng chú ý khác về cơ chế gameplay
- Đục tường trong Global Offensive đã bị giảm thiểu rất nhiều. Game thủ sẽ gần như chỉ đục được ở những chỗ tường mỏng như mái nhà… Trong khi đó, ở những bức tường bê tông bình thường thì người chơi sẽ không đục được.
- Hệ thống Matchmaking cũng được tích hợp, hệ thống sẽ tự động tìm match cho người chơi dựa trên cấp độ chứ game thủ sẽ không phải tìm phòng như Counter-Strike 1.6. Điều này tránh cho việc các game thủ sẽ được chơi với người cùng cấp độ với mình, tránh việc người mới chơi phải đụng độ ngay với game thủ “pro”.
- Cảm giác tiếng bước chân (footstep) cũng có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, có vẻ như đây chỉ là cảm giác khi người chơi chưa quen với tiếng bước chân này.
- Địa hình của một số map đã bị thay đổi, ví dụ như đường lên bom nhỏ của map Inferno (Banana) đã được thay đổi, giúp cho phe Terrorist dễ tấn công hơn. Một ví dụ khác như người chơi sẽ không còn phải cúi để đi qua hốc nhỏ ở Bom B của Map Dust_2 mà có thể đi thẳng qua…
- Bunny đã khó hơn trước.
Theo VNE
Chuyện đưa DotA 2 về Việt Nam đã đổ bể?
DotA 2 đã từng suýt về đến làng game Việt, thế nhưng câu chuyện không hề đơn giản như mong mỏi của game thủ nước nhà.
ảnh minh họa
Đã từ lâu, khi cộng đồng game thủ Việt Nam, đặc biệt là những cậu sinh viên, học trò hàng ngày sau giờ học cùng kéo nhau tới những quán game để thưởng thức game cùng nhau, WarCraft 3 cùng những map đấu custom sau này của nó là Dday Judgment, và đặc biệt hơn cả, DotA đã trở thành một trong những phần không thể thiếu trong danh sách những tựa game cần phải thưởng thức, bên cạnh những AoE, CS, StarCraft cũng như những game online...
Sở hữu gameplay yêu cầu kỹ năng cá nhân cũng như bao quát trận đấu cao, map custom DotA cũng như DotA 2 của Valve về sau đã trở thành một trong những tựa game được rất nhiều game thủ tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hàng loạt những giải đấu lớn, quy tụ những cái tên đỉnh cao của làng eSport thế giới cũng được tổ chức thường xuyên, tạo điều kiện cho cộng đồng DotA 2 (hiện nay) được chứng kiến những cuộc so tài đỉnh cao từ những Gosu mà họ hằng ngưỡng mộ.Chính vì những lý do ban đầu như vậy, mà cộng đồng game thủ Việt hâm mộ DotA 2 cũng rất hy vọng rằng một ngày nào đó DotA 2 sẽ được một nhà phát hành đem về thị trường Việt Nam, giống như Tencent và Nexon đã lần lượt làm được tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Thế nhưng, để làm được điều này không hề đơn giản một chút nào. DotA 2 đã từng suýt về đến làng game ViệtVào đầu năm 2013, không ít trang tin game tại Việt Nam đã rầm rộ đưa ra những tin đồn về việc DotA 2 đã và đang được đàm phán để mua về thị trường nước ta. Theo thông tin vào thời điểm đó, công ty E-Club Malaysia đã bắt đầu tiến hành những bước đầu tiên nhằm thiết lập máy chủ DotA 2 riêng biệt tại Việt Nam vào cuối năm 2013.
Nhiều nguồn tin cho rằng, đứng sau sự kiện này không ai khác hơn chính là Dương Vi Khoa, một trong những game thủ nổi tiếng vì những đóng góp của mình cho nền eSport Việt Nam. Tuy nhiên từ đó tới nay, thông tin DotA 2 sở hữu server riêng tại Việt Nam đã chìm không một dấu vết, để lại cho cộng đồng game thủ một dấu hỏi lớn.
Quay trở lại thời điểm hiện tại, qua trao đổi giữa đại diện GameK với Vi Khoa, gần như không có khả năng nào cho việc một trong những game MOBA rất được game thủ Việt yêu thích cập bến làng game nước nhà. Đây có thể coi như thông tin chính thức khép lại những thắc mắc của cộng đồng gamer Việt, những người đang ngóng chờ DotA 2 về nước. Vì sao?
Có lẽ không cần phải phân tích sâu xa, game thủ nào cũng có thể nhận ra rằng trong khoảng thời gian gần 2 năm vừa qua, tựa game MOBA thu hút được sự chú ý lớn nhất của cộng đồng game thủ nước ta chính là Liên Minh Huyền Thoại. Sở hữu không ít những ưu điểm chiều lòng đại bộ phận game thủ như dễ tiếp cận, yêu cầu cấu hình nhẹ nhàng... LMHT đã và đang trở thành tựa game MOBA nói riêng cũng như game online nói chung được game thủ Việt ưa chuộng nhất.
Chính vì lẽ đó, khi đưa DotA 2 về Việt Nam, bất kỳ NPH nào cũng phải đứng trước nhiều thách thức như thu hút cộng đồng game thủ đến với tựa game, nhằm phổ biến MOBA đình đám này tại thị trường trong nước. Ấy là chưa kể, để đạt được thỏa thuận với Valve, sức mạnh tài chính cũng như khả năng hoạt động của những doanh nghiệp này cũng là điều vô cùng cần thiết, vì một trong những nhà phát triển game hàng đầu thế giới chẳng dễ dàng gì trao con cưng của họ vào tay một NPH không đủ thực lực cả.
Những nhà phát hành game trong nước cũng nhận ra một điều, lối chơi của DotA 2 không hề dễ làm quen cũng như tiếp cận. Điều này trái ngược hoàn toàn với thói quen chơi game với yêu cầu tiên quyết là dễ làm quen và dễ thưởng thức như của game thủ Việt ở thời điểm hiện tại. Không ít game thủ tìm đến game để có những phút thư giãn thoải mái, chứ không phải try hard nhằm cố gắng giành chiến thắng.
Nên vui hay buồn?
Nếu DotA 2 không về Việt Nam, chắc chắn một bộ phận không nhỏ game thủ nước nhà sẽ buồn phiền vì thường ngày, họ buộc phải thưởng thức tựa game yêu thích của mình thông qua phiên bản tiếng Anh, với server gần nhất được đặt tại Singapore (server chính thức của Valve) với đường truyền rất thiếu ổn định.
Giấc mơ sở hữu một phiên bản Việt hóa của DotA 2 cũng từ đó mà tan thành mây khói. Điều này cũng khiến cho một bộ phận game thủ với vốn ngoại ngữ mỏng cũng khó lòng mà tiếp cận cũng như tìm hiểu một tựa game có chiều sâu gameplay cao như thế này.
Tuy nhiên, cái lợi của việc tiếp xúc với server nước ngoài là game thủ hoàn toàn có thể trau dồi vốn tiếng Anh với những người chơi khác trong khu vực, kết bạn cũng như học hỏi rất nhiều điều trong cách chơi của những game thủ với kỹ năng cao hơn.
Điều đặc biệt hơn cả, theo cách diễn giải của các game thủ nước nhà, "làm vậy thì đỡ trẻ trâu". Bản thân người viết cũng từng trải nghiệm một game đấu DotA 2 nơi những game thủ Việt chẳng ngại ngần tung ra những lời lẽ thiếu văn hóa bằng tiếng Việt ngay cả khi đồng đội của họ là người nước ngoài.
Công bằng mà nói, nếu game thủ Việt có người văn hóa, kẻ sỗ sàng, thì nước ngoài cũng không hề thiếu. Bằng chứng là, những game thủ DotA 2 Việt Nam một khi đã quen với tựa game, đôi khi họ rất ngại làm đồng đội với những gamer người Philippines, vốn được ví von là "hung thần phá game". Vấn đề chỉ nằm ở ý thức tham gia game của chính những người tham gia cuộc chơi.
Tạm kết
Khi Valve vẫn chưa tỏ ý mặn mà tới thị trường Việt Nam và mong muốn đầu tư trực tiếp vào nước ta, thì trong tương lai gần, không chỉ người chơi DotA 2 mà còn cả Counter Strike:Global Offensive cũng phải chấp nhận tình trạng ping trồi sụt thất thường vì đường truyền không ổn định cũng như sự bất đồng ngôn ngữ khi thưởng thức game với những người nước ngoài cùng chung niềm đam mê.
Theo VNE
E-Sports và những tai nạn dở khóc dở dở cười Các tai nạn bi hài này nhẹ thì ảnh hưởng đến kết quả thi đấu mà nặng nề hơn sẽ có thể phá hỏng cả một giải đấu với quy mô hàng triệu USD. Một tai nạn thường xuyên xảy ra trong các giải đấu lớn đó là đó là nhỡ tàu xe, máy bay. 2 ví dụ điển hình cho loại tai...