“Đánh ghen” thế nào mới đúng pháp luật?
Anh rể đang ngoại tình, chị tôi không biết nên đánh ghen thế nào để không bị khép tội làm nhục người khác. Anh rể tôi khá lăng nhăng, dù vợ đã nhiều lần tha thứ nhưng chứng nào tật ấy. Hiện, anh rể đã chuyển sang ở hẳn với một người tình, không quan tâm đến vợ con. Chị tôi rất bức xúc và muốn qua chỗ họ để làm cho ra nhẽ. Trong trường hợp này, đánh ghen thế nào để không bị khép tội Làm nhục người khác hay gây rối trật tự công cộng? (Đào Thu Trang)
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
“Đánh ghen” không phải là khái niệm được pháp luật quy định, chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra để chỉ hành vi bằng lời nói hoặc hành động của một người đối với người mà họ cho rằng có quan hệ tình cảm bất chính với vợ/chồng của mình… hoặc các đối tượng có liên quan khác. Pháp luật nước ta chưa có văn bản nào quy định về việc “đánh ghen”, cũng như không quy định thế nào là “đánh ghen” hợp pháp.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, người thực hiện việc “đánh ghen” có hành vi bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc gây thương tích cho người khác thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc các tội danh tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự (nếu có).
Đối chiếu với trường hợp của chị gái bạn, khi đến gặp cô gái ngoại tình với chồng mình thì không được thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: có lời nói xúc phạm, chửi bới, lăng mạ hoặc gây thương tích…
Trong trường hợp này, thay vì “đánh ghen” thì chị bạn có thể chọn cách giải quyết phù hợp hơn là thu thập chứng cứ về việc ngoại tình của anh chồng và cô gái kia, sau đó tố cáo đến cơ quan công an hoặc Chủ tịch UBND cấp xã/phường để các cơ quan này xem xét xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hai người này. Cụ thể như sau:
- Về xử phạt hành chính: Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24.9.2013, người nào có hành vi: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;…” sẽ bị phạt tiền từ một đến 3 triệu đồng.
Video đang HOT
- Về xử lý hình sự: Người có hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với hình phạt phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Bình, Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội
Theo Luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Bình (VNE)
Vụ đánh ghen ở siêu thị Big C Hà Đông: Người vợ có thể đối mặt với... án tù
Nổi cơn ghen tuông vì chồng "cặp bồ", Vũ Thị Vân Anh rủ bạn đến đánh "tình địch". Không biết có hả được cơn giận hay không, nhưng người phụ nữ này có thể đối mặt với án tù... 3 năm.
Như Báo đã đưa tin, chiều ngày 15/6 xảy ra vụ đánh ghen kinh hoàng tại siêu thị Big C Hà Đông, Hà Nội. Nạn nhân là Mai Thị A, sinh năm 1997, đang học việc cắt tóc, gội đầu, được cho là có quan hệ ngoài hôn nhân với chồng của Vũ Thị Vân Anh, sinh năm 1994, trú tại Trần Phú, Văn Quán, Hà Đông.
Vân Anh đã cùng 4 người bạn khác đến gặp Mai Thị A ở siêu thị Big C và đánh đập, xé áo của A khiến cô gái này bị thương nhiều nơi trên cơ thể.
Ngay sau khi nhận được tin báo, cơ quan Cảnh sát điều tra - CAQ Hà Đông đã nhanh chóng điều động lực lượng xuống hiện trường giải quyết. Ngày 16/6, cơ quan Công an đã bắt giữ 3 đối tượng khác có liên quan trong vụ việc trên để tiếp tục xác minh.
Vụ việc trên đã gây xôn xao dư luận, thu hút hàng triệu người theo dõi. Phóng viên Báo đã có một cuộc trao đổi với luật sư Đỗ Thái Hán - Trưởng Văn phòng Luật sư DOHA để tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến các vụ việc đánh ghen trong thời gian gần đây.
Luật sư Đỗ Thái Hán - Trưởng văn phòng Luật DOHA
- PV: Thưa luật sư Đỗ Thái Hán, thời gian xảy ra khá nhiều vụ đánh ghen kinh hoàng, khiến dư luận xôn xao, vậy xin luật sư cho biết, việc đánh ghen như vậy có thể phạm những tội gì?
Luật sư Đỗ Thái Hán: Các đối tượng đánh ghen thường có hành vi đánh đập, xúc phạm nạn nhân, xé quần áo hoặc cắt tóc nạn nhân. Việc đánh ghen với những hành vi như vậy đã có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Đối với từng trường hợp cụ thể thì những đối tượng này có thể bị xử lý bởi một trong những tội danh sau đây: Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104 BLHS, Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121 BLHS. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143 BLHS. Tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 245 BLHS.
Căn cứ vào kết luận giám định tỷ lệ thương tật của nạn nhân thì sẽ có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm đối tượng đã có hành vi trên, có thể phạm vào Tội cố ý gây thương tích trong trường hợp có tổ chức.
Khoản 1, Điều 104 BLHS có quy định:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Nếu nạn nhân Mai Thị A giám định thương tật có kết quả từ 11% đến 30% thì các đối tượng trong vụ đánh ghen có thể phải đối mặt với tội danh cố ý gây thương tích
Ngoài ra, các đối tượng trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 245 BLHS. Khoản 1, Điều 245 BLHS quy định: Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Riêng đối với vụ việc đánh ghen tại siêu thị Big C Hà Đông xảy ra ngày 15/6 vừa qua, các đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gây rối trật tự công cộng, tội làm nhục người khác và tội cố ý gây thương tích nếu nạn nhân Mai Thị A được giám định thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% như tôi đã nói ở trên.
- Đối với người phụ nữ là nạn nhân của các vụ đánh ghen được cho là có quan hệ ngoài hôn nhân với người đã có gia đình có bị xử lý theo luật hôn nhân hay không? Nếu có thì xử lý như thế nào?
Không chỉ những nạn nhân là phụ nữ mà cả nam giới vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cụ thể tại Điều 147 BLHS quy định: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.
- Vậy luật sư có khuyến cáo gì tới người dân để không phải đối mặt với chế tài luật pháp từ việc đánh ghen?
Trước hết chúng ta cần xem xét nguyên nhân của vấn đề, lý do dẫn đến các vụ việc đánh ghen là do những mối quan hệ bất chính của các cặp vợ chồng, quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân, hành vi đánh ghen là hậu quả của những mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm. Vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra sau những vụ đánh ghen thì chúng ta nên tôn trọng quan hệ vợ chồng, xây dựng lối sống lành mạnh. Đối với những trường hợp đáng tiếc vẫn xảy ra thì người trong cuộc nên bình tĩnh để hành xử theo pháp luật, không nên vì sự cáu giận, phẫn uất mà lại khiến mình bị rơi vào vòng lao lý.
- Xin cảm ơn luật sư!
Theo An ninh Thủ đô
Lật lại quá trình điều tra, truy tố, xét xử Minh "Sâm" Minh "Sâm" bị truy tố ở mức 3-10 năm tù. Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức 2 năm tù giam, ngoài khung truy tố của Viện Kiểm sát. Hồi 17h30 ngày 13/8/2014, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (C47)- Bộ Công an phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ chức năng, bắt quả tang Nguyễn...