Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, gió mùa Tây Nam đang rất mạnh, gây triều cường, nước biển dâng, sạt lở biển Tây. Ngày 6-8, lực lượng cứu hộ đã đánh chìm 1 sà lan, sử dụng 10.000 bao tải cát để cứu 276m đê biển bị sạt lở nặng nhất
Hồi 18 giờ tối nay 6-8, văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cập nhật thông tin cho biết, mưa lũ đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho cả khu vực Tây Bắc, Bắc Trung bộ và miền Tây Nam bộ.
Tại Bắc Trung bộ và Tây Bắc bộ, tính đến 17 giờ chiều 6-8, mưa lũ đã làm 12 người chết và 9 người bị thương (trong đó có 16 người tại tỉnh Thanh Hóa).
Đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai đến chỉ đạo xử lý sạt lở đê biển Tây tại tỉnh Cà Mau. Ảnh: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai
Còn ở miền Tây Nam bộ, hiện nay gió mùa Tây Nam vẫn đang hoạt động rất mạnh, gây các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông, lốc xoáy, mưa to. Hàng trăm ngôi nhà ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị sập, ngập hoặc hư hỏng trong những ngày qua.
Cụ thể, tại Sóc Trăng: 194 căn nhà; Cần Thơ: 83 căn nhà; Kiên Giang: gần 200 căn.
Video đang HOT
Khẩn cấp cứu đê biển Tây bị sóng lớn tàn phá. Ảnh: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai
Tại huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang, suốt 3 ngày qua mưa liên tục, khiến nhiều tuyến đường ở trung tâm đảo là thị trấn Dương Đông ngập đến 0,5m.
Thống kê đến chiều 6-8 từ Ban chỉ đạo Trung ương cho biết, mưa to gió lớn ở Phú Quốc đã làm 1 xưởng sửa xe và 2 căn nhà bị sập, 10 nhà tốc mái, 3.874 nhà ngập nước; 10,12ha hoa màu bị ngập hư hỏng; 1.675 con gia cầm bị chết; 16,7 tấn thủy sản và 10 tấn muối bị thiệt hại; 33,6km đường giao thông bị ngập.
UBND huyện Phú Quốc đã huy động 640 người, 31 ôtô, 90 xe máy, 8 tàu thuyền và 6 bè cứu sinh để sơ tán 767 người dân đến nơi an toàn.
Huy động bao cát để hỗ trợ mái đê biển Tây ở Cà Mau. Ảnh: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai
Ngày 6-8, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau và Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tiếp tục tiến hành kiểm tra xử lý, hộ đê biển Tây đang bị sạt lở do triều cường, sóng lớn. Đến 17 giờ chiều 6-8, đã xử lý được 276 trong tổng số 356m đê biển Tây bị sạt lở nguy hiểm nhất (bằng cách đánh chìm 1 sà lan, xếp 10.000 bao tải đất phụ mái đê bị sạt lở, trải bạt 177m dọc mái đê phía biển, đóng 4.000 cọc cừ).
Theo văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai báo cáo, thiên tai tại tỉnh Cà Mau đã làm 1 người chết, 1 người bị thương, hơn 560 căn nhà bị sập và tốc mái, hơn 1.800 căn nhà bị ảnh hưởng do triều cường dâng cao bất thường. Ước giá trị thiệt hại ban đầu hơn 22 tỷ đồng.
Do sóng lớn kết hợp triều cường dâng cao bất thường làm cho tuyến đê biển Tây thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời – Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng với chiều dài 356m, khoét sâu vào thân đê và nguy cơ vỡ đê rất cao.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
Cà Mau: Ban bố tình huống khẩn cấp đê biển Tây
Ngày 6.8, UBND tỉnh Cà Mau cho biết, vừa có quyết định ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây.
Cà Mau đang nỗ lực gia cố bảo vệ đê biển Tây - Ảnh: Nguyệt Danh
Quyết định này do Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải, ký vào ngày 4.8.2019. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT khoanh vùng đang bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết lập hành lang an toàn. Tháo dỡ công trình, di dời nhà cửa, vật kiến trúc ảnh hưởng hành lang đê điều. Lắp đặt biển báo cho khu vực sạt lở; xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm, vị trí đê xung yếu.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND H.Trần Văn Thời, H.U Minh vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm. Đồng thời thông báo, cắm biển cảnh báo, rào chắn ngăn không cho người, phương tiện có tải trọng lớn vào khu vực sạt lở, bố trí lực lượng trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở và giữ gìn an ninh trật tự khu vực.
Về các biện pháp khắc phục sự cố sạt lở, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT tỉnh khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn, tổ chức lập phương án xử lý cấp bách, trình thẩm định và phê duyệt phương án.
Bên cạnh đó, huy động lực lượng, vật tư xử lý cấp bách theo quy định của pháp luật để hạn chế quá trình đào, khoét mái và thân đê biển Tây trong những đoạn đê biển được cảnh báo, nhằm giảm thiểu tối đa sạt lở.
Trước đó, chiều 3.8, tại tuyến đê phòng hộ ven biển thuộc xã Khánh Bình Tây (H.Trần Văn Thời) sóng lớn đã đánh liên tiếp gây sạt lở thân đê phòng hộ. Sóng lớn đánh mạnh vào đê, khiến một phần thân đê đã bị sạt lở nghiêm trọng, với chiều dài khoảng 300m.
Ngay sau đó, các ngành chức năng ở Cà Mau đã huy động nguồn lực quân đội, dân quân tự vệ dùng cừ tràm, vải địa... để gia cố đê. Đồng thời, dùng bao tải chứa đất đắp trên mặt để ngăn không cho nước mặn tràn vào vùng ngọt hóa bên trong đê.
Nguyệt Danh
Theo Motthegioi.vn
Biển động mạnh bởi Áp thấp nhiệt đới Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia vừa cho biết, do dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 16-19 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 13h chiều nay có vị trí ở vào khoảng 15,5-16,5 độ Vĩ Bắc; 116,5-117,5 độ Kinh Đông. Áp thấp khiến sóng biển cao 2-4m. Biển động mạnh. Ảnh minh họa Do ảnh...