Danh ca Hương Lan: “Tôi nghe tin Hoàng Oanh chết, nên sáng sớm đã chạy qua nhà cô ấy để kiếm”
“Tôi nhớ đêm giao thừa lạnh lắm mà phải đi diễn, sáng mùng một còn lạnh hơn vẫn phải diễn, tôi đi về bệnh luôn” – Hương Lan chia sẻ.
Hôm qua (14/3), trung tâm Thúy Nga Paris by night đã phát sóng một chương trình live stream để trò chuyện cùng hai danh ca Hương Lan và Ý Lan. Tại đây, họ đã chia sẻ đôi điều về bản thân mình.
Hương Lan: “Nghe tin Hoàng Oanh chết, nên sáng sớm đã chạy qua nhà cô ấy”
Tôi bệnh suốt từ hồi trước tết, vừa khỏe lại được một chút thì lại đi show, lạnh quá nên lại bệnh tiếp. Tôi nhớ đêm giao thừa lạnh lắm mà phải đi diễn, sáng mùng một còn lạnh hơn vẫn phải diễn, tôi đi về bệnh luôn. Tôi ho suốt, nói không ra tiếng luôn.
Tôi rất hạnh phúc vì được tham gia vào đêm kỉ niệm 35 năm Thúy Nga tới đây vì tôi đã đứng trên sân khấu Thúy Nga từ ngày đầu tiên tới giờ. Niềm hạnh phúc hơn nữa là tôi được hát với thần tượng của mình – danh ca Hoàng Oanh.
Từ lúc nhỏ xíu, mới 7, 8 tuổi, còn hát cải lương, tôi đã mê Hoàng Oanh. Tôi bắt ba phải mua băng Hoàng Oanh cho mình nghe.
Một ngày, tôi nghe tin Hoàng Oanh chết, nên sáng sớm đã chạy qua nhà cô ấy để kiếm. Thấy Hoàng Oanh bước ra, tôi mừng quá trời.
Hoàng Oanh hỏi tôi sao sáng sớm đã qua thăm vậy, tôi nói: “ Người ta đồn chị chết nên em sợ quá phải qua thăm”.
Sau đó đi hát, tôi thường gặp Hoàng Oanh, nhưng đã là thần tượng thì dù thế nào vẫn cứ thần tượng.
Đây cũng là lần đầu tiên tôi có màn song ca chính thức với Hoàng Oanh trên sân khấu. Trước đó thì tôi cũng có một lần hát tam ca cùng Như Quỳnh, Hoàng Oanh.
Tôi mê áo dài nên có nhiều áo dài lắm, có những bộ áo dài tôi may xong chưa bao giờ mặc đến. Tôi còn có cả áo dài chuyên mặc để hát cho nhà thờ, nhà chùa vào ban ngày, và áo dài hát vào ban đêm, hay cho chương trình nhỏ, chương trình lớn.
Từ năm hai tuổi, tôi đã mặc áo dài và được bà nội dẫn đi may áo dài rồi, tôi thích áo dài lắm. Bà nội tôi đi đâu cũng mặc áo dài cuốn khăn và tôi cũng đòi phải may y như vậy.
Ý Lan kể chuyện đi tìm khoai hỏng về luộc lên ăn
Trong đêm kỉ niệm 35 năm Thúy Nga tới đây, tôi sẽ lại kết hợp với người tình sân khấu của mình là Vũ Khanh trong một tiết mục có màu sắc nhạc kịch. Tôi chưa bao giờ hát nhạc kịch trên sân khấu nên lo lắng lắm.
Video đang HOT
Tiết mục này như kể lại tuổi thơ khó khăn của cả tôi và anh Vũ Khanh khi còn bé, ở một xóm nghèo tới độ không có trò chơi nào cả.
Buổi chiều chiều, tôi cứ đợi chợ tan là lại tới các cửa hàng bán khoai, tìm những củ khoai sùng, tức là khoai hỏng bị người ta vứt qua một bên, nhặt nó về để hai đứa luộc lên ăn. Nhưng lúc ăn còn phải chia đôi của khoai cho nhau, chứ không được một củ.
Tiết mục này chỉ diễn ra 5, 6 phút trên sân khấu thôi, nhưng chúng tôi phải trải qua rất nhiều lo lắng, hồi hộp. Tôi và anh Vũ Khanh đã phải đầu tư rất nhiều vào tiết mục này.
Tính đến giờ, cộng đồng hải ngoại đã xa quê hương được 40 năm rồi, nếu không có sự tiếp nối giữa các thế hệ thì làm sao âm nhạc Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay.
Mọi người nói tôi là sự tiếp nối của mẹ Thái Thanh, nhưng thực ra ngày xưa, khi mẹ tôi hát tân nhạc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Ngô Thụy Miên thì tôi lại mê cải lương.
Từ bé, mẹ tôi đã cho tôi xem những chương trình cải lương trên tivi. Lúc đó, tôi nhỏ hơn chị Hương Lan một tuổi, nhưng đã vô cùng hâm mộ chị từ những màn cải lương đó. Cứ coi Hương Lan hát là tôi khóc.
Hồi đó, chị Hương Lan toàn diễn những vai trẻ nhỏ bị mẹ bỏ, mẹ ghẻ đánh đập, thương lắm, người coi khóc nhiều lắm.
Bởi vậy, tôi xin được là người tiếp nối sự đam mê với dòng nhạc cải lương. Đó cũng là lí do vì sao chị Hương Lan luôn cho tôi đứng cạnh trong những chương trình của riêng chị.
Tôi tin áo dài là hình ảnh đẹp nhất cho người phụ nữ Việt Nam. Dù thay đổi thế nào thì ở bất cứ mọi chương trình, tôi đều xuất hiện với chiếc áo dài trước tiên, tôi quý nó vô cùng.
Dòng nhạc của tôi cũng gần gũi với chiếc áo dài. Tôi luôn nghĩ rằng, mình đã sống ở nước ngoài thì luôn phải mặc áo dài để khán giả được tiếp xúc với nó, từ đó nhớ về những kỉ niệm của chính mình.
Tôi luôn hát với chiếc áo dài đầu tiên, rồi sau đó mới thay sang áo đầm, váy ngắn các kiểu.
Theo Trí Thức Trẻ
Loạn danh xưng, 4 "bà hoàng" đích thực của dòng nhạc trữ tình bolero
Các ca sĩ "đổ xô" chuyển hướng sang hát bolero, và nhiều giọng ca trở thành hiện tượng tuy nhiên kèm theo đó là hàng loạt những danh xưng tự phong. Vậy đâu mới là những "bà hoàng" thật sự của dòng nhạc trữ tình bolero.
Là một trong những dòng nhạc xuất hiện từ rất lâu, dòng nhạc trữ tình bolero những năm gần đâu quay lại một cách rất mạnh mẽ. Dễ dàng nhận mức độ phủ sóng của dòng nhạc này hiện nay là rất lớn. Các ca sĩ "đổ xô" chuyển hướng sang hát bolero, nhiều giọng ca hát bolero trở thành hiện tượng. Tuy nhiên những danh xưng tự phong một cách "vô tội vạ" đã khiến cho những danh xưng ấy trở nên dễ dàng có được. Trong khi những tượng đài, những "bà hoàng" đích thực của dòng nhạc này vẫn "sừng sững" cống hiến và chưa có ai có thể thay thế được bởi những ảnh hưởng trong cách ca của những "cây đại cổ thụ này".
Nữ hoàng Bolero Hoàng Oanh
Nhắc đến Bolero, khán giả sẽ nghĩ ngay đến giọng ca của danh ca Hoàng Oanh, một giọng hát Bolero tiêu biểu và là những người thành danh đầu tiên của dòng nhạc này.
Hình ảnh của nữ danh ca trên các bài băng đĩa thuở còn trẻ.
Đầu thập niên 60, cái tên Hoàng Oanh là một trong những ngôi sao vụt sáng trong bầu trời nghệ thuật lúc bấy giờ. Hàng loạt những bài gắn liền với tên tuổi của nữ danh ca như: Sầu Lẻ Bóng (Anh Bằng), Chuyến Tàu Hoàng Hôn (Minh Kỳ - Hoài Linh), Đôi Bóng (Lê Dinh - Anh Bằng), Ai Cho Tôi Tình Yêu (Trúc Phương), Sao Chưa Thấy Hồi Âm (Châu Kỳ), ...
Với một làn hơi ngọt ngào, nồng nàn tình cảm, đặc biệt với tài ngâm thơ được xem là "vô địch thiên hạ" của mình, nữ danh ca được mệnh danh là nữ hoàng của dòng nhạc bolero. Đặc biệt, nữ danh ca còn là "thần tượng của rất nhiều thần tượng", có thể kể đến như: Hương Lan, Như Quỳnh, Mai Thiên Vân,...
Ở thời điểm hiện tại, dù rất ít khi xuất hiện tuy nhiên mỗi lần trở lại, nữ danh ca luôn khiến người nghe say đắm với cách ngâm thơ rất riêng và giọng hát vẫn xuất sắc như ngày nào, xứng đáng với danh xưng của một "Nữ hoàng Bolero".
Thiên hậu Bolero Thanh Tuyền
Thời còn là một nữ sinh trường Bùi Thị Xuân tại Đà Lạt, danh ca Thanh Tuyền được cho là đã có được những tố chất của một ngôi sao. Sự gặp gỡ định mệnh giữa nữ danh ca và nhạc sĩ Mạnh Phát, cùng với mối duyên với người thầy của mình là cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã giúp cái tên Thanh Tuyền vụt sáng khắp miền nam chỉ trong một thời gian ngắn.
Nữ danh ca vẫn cháy hết mình mỗi khi xuất hiện dù đã qua tuổi 70.
Quả là cái tên đã nói lên tất cả, Thanh Tuyền - tiếng hát "sơn ca miền đất lạnh", cao vút, cất lên nghe như tiếng đại hồng chung. Và nữ danh ca là một trong những giọng ca được xem là đỉnh cao của lối hát "sến" trong bolero, càng sến lại càng hay và khán giả càng thích thú.
Trong suốt hơn 50 năm ca hát, nữ danh ca ghi dấu ấn với vô số những tuyệt phẩm mà đến hôm nay các ca sĩ trẻ khi thể hiện lại vẫn bị ảnh hưởng bởi lối hát của Thanh Tuyền. Có thể kể qua như: Nỗi buồn hoa phượng, Phố vắng em rồi, Chuyện tình hoa sim, Dấu chân kỷ niệm, Tình yêu trả lại trăng sao, Rừng lá thấp, Không bao giờ quên anh, Đà Lạt hoàng hôn, ...
Với những gì nữ danh ca đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt trong dòng nhạc này, Thanh Tuyền được mệnh danh là "Thiên hậu bolero".
Nữ hoàng nhạc trữ tình quê hương Hương Lan
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến danh ca Hương Lan, một tiếng hát được xem là chuẩn mực nhất của dòng nhạc này. Với một làn hơi ngọt ngào, trong trẻo cùng với những luyến lấy rất "Hương Lan" đã giúp nữ danh ca chinh phục mọi thế hệ nghe nhạc.
Nữ danh ca luôn nhận được tình cảm nồng nhiệt của khán giả mỗi lần xuất hiện.
Dù đã hơn 50 năm đứng trên sân khấu nhưng mỗi khi cất giọng hát, nữ danh ca vẫn khiến nhiều trái tim tan chảy. Tên tuổi của nữ danh ca gắn liền với nhiều tác phẩm để đời như: Em đi trên cỏ non, Em về miệt thứ, Quê em mùa nước lũ, Sa mưa giông, Chiếc áo bà ba, Điệu buồn phương nam,...
Bên cạnh là một trong những giọng ca tiêu biểu của dòng nhạc bolero, nữ danh ca còn có niềm đam mê rất lớn với bộ môn cải lương và ít ai biết rằng nữ danh ca đến với nghệ thuật trước tiên là từ những bài ca vọng cổ, sau đó mới chuyển sang hát tân nhạc.
Ở thời điểm hiện tại, nữ danh ca đang sống và định cư ở Mỹ và là một trong những giọng ca trụ cột của một trung tâm ca nhạc lớn tại hải ngoại. Mỗi khi về nước biểu diễn, nữ danh ca luôn được đón nhận nhiệt tình bằng chứng là những liveshow được thực hiện đều cháy vé và nhận được lời khen không ngớt từ khán giả.
Với những gì đã cống hiến, đến nay danh ca Hương Lan đã có một vị trí khó có thể thay thế được trong lòng người yêu dòng nhạc trữ tình, quê hương.
Như Quỳnh - Nữ hoàng Bolero thế hệ tiếp nối
Nếu như Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Hương Lan là những giọng ca được xem là "đại cổ thụ" trong dòng nhạc bolero thì Như Quỳnh được xem là người tiếp nối thành công nhất của dòng nhạc này.
Nữ ca sĩ duyên dáng trong tà áo dài kết hợp vũ đạo trong phần trình diễn của mình.
Là một giọng hát khỏe khoắn nhưng đầy ngọt ngào với cách nhả chữ rất riêng, cộng thêm một sắc vóc hoàn hảo, Như Quỳnh nhanh chóng chiếm lấy được cảm tình của khán giả qua những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân nổi bật như: Chuyện hoa sim, Người tình mùa đông, Nỗi buồn châu pha, Chuyện tình không dĩ vãng,...
Đặc biệt trong thời gian qua, ca khúc "Duyên Phận" - một sáng tác của nhạc sĩ Thái Thịnh "đo ni đóng giày" cho giọng ca Như Quỳnh được xem là "bản bolero quốc dân", đi đến đâu cũng nghe thấy, là một lựa chọn hàng đầu của các thí sinh thể hiện trong các cuộc thi âm nhạc lớn nhỏ. Cũng chính nhờ ca khúc này, vị trí của nữ ca sĩ càng được khẳng định khó ai qua được ở thời điểm hiện tại.
Như Quỳnh lần đầu ngồi ghế nóng chương trình truyền hình thực tế "Th ần t ượn g Bolero 2018".
Trong năm 2018, nữ ca sĩ lần đầu về nước tham gia ngồi "ghế nóng" ở một cuộc thi truyền hình thực tế về ca hát "Thần tượng bolero". Người ta thấy ngoài một Như Quỳnh xinh đẹp, dịu dàng và giọng hát ngọt ngào trên sân khấu, nữ ca sĩ còn là một người tâm huyết chỉ dạy lớp thế hệ đàn em về những kinh nghiệm đã trải qua. Với những thành công ở thời điểm hiện tại, nữ ca sĩ Như Quỳnh được mệnh danh là một "Nữ hoàng Bolero" thế hệ tiếp nối thành công nhất.
Kẹo Đắng
Vợ chồng danh ca Hương Lan cùng về nước cúng Tổ Ngày 23.9, Hương Lan sẽ tái ngộ khán giả TP.HCM trong đêm nhạc Chiều mưa biên giới. Dịp về nước lần này, chồng nữ danh ca cũng tháp tùng chị đi cúng Tổ nghiệp. Vợ chồng danh ca Hương Lan. ẢNH: NVCC Hương Lan cho biết đây là dịp hiếm hoi cả hai vợ chồng cùng về nước dâng hương Tổ nghiệp. Chồng...