Đánh bom tự sát tại Afghanistan, hàng chục người thương vong
Vụ đánh bom tự sát tại Afghanistan đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương
Vụ đánh bom tự sát tại Afghanistan đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương.
Reuters đưa tin, vụ đánh bom tự sát tại Afghanistan xảy ra ngày 17/1, trong nhà một người dân ở thành phố Jalalabad.
Hiện trường vụ đánh bom tự sát tại Jalalabad hôm 17/1.
Video đang HOT
TOLO News dẫn lời người phát ngôn Attalullah Khoghyani nói rằng, vụ đánh bom liều chết nhằm vào đám đông đang tập trung trong nhà của Obaidullah Shinwari – người vừa thoát khỏi sự giam cầm của lực lượng Taliban.
Shinwari nằm trong số những người thiệt mạng trong khi cha của anh là Malek Osman bị thương trong vụ tấn công. Lực lượng an ninh Afghanistan đã phong tỏa khu vực, tất cả những nạn nhân còn sống đều được đưa tới bệnh viện.
Hiện chưa tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm thực hiện vụ đánh bom đẫm máu trên. Người phát ngôn của phong trào Taliban, Zabihullah Mujahid, đã phủ nhận trách nhiệm vụ đánh bom trên.
Những tuần gần đây, nhiều vụ nổ bom liên tục xảy ra tại Afghanistan vào thời điểm khi các bên đang nỗ lực để tái khởi động tiến trình hòa bình với phong trào Taliban.
Tuần trước, phiến quân IS đã tuyên bố nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công đầu tiên nhằm vào một trung tâm đô thị lớn ở Aghanistan và vụ tấn công lãnh sự quán Pakistan khiến 7 người thiệt mạng.
Thiên An (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
IS tăng hiện diện tại Đông Nam Á, âm mưu 'toàn cầu hóa'
Các vụ tấn công khủng bố ở Indonesia đã được được hậu thuẫn từ Syria, giám đốc cảnh sát quốc gia nước này cho biết hôm 16-1 sau khi nhóm khủng bố IS hoạt động ở Syria nhận trách nhiệm vụ đánh bom Jakarta.
Ít nhất 7 người đã thiệt mạng và 25 người khác đã bị thương trong vụ nổ bom và xả súng nhắm vào thủ đô Jakarta. IS trước đó đã nhiều lần đe dọa Indonesia. Vụ đánh bom hai khách sạn Indonesia giết chết bảy người và làm bị thương hơn 50 là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất đối với nước này kể từ năm 2009 đến nay. Ông Steven Rood, Đại diện Quỹ châu Á tại Philippines và quốc gia Thái Bình Dương, cho rằng mặc dù người Hồi giáo ở Indonesia và các nước Đông Nam Á không quá đông, các chính phủ vẫn phải xây dựng sự ủng hộ của họ đối với mình nhằm ngăn chặn hiểm họa cực đoan tiềm tàng có thể xảy đến.
"IS đang có ý định tiếp cận và thiết lập sự hiện diện của chúng ở khắp nơi. Hiện đã có nhiều nhóm cực đoan ở Philippines đang cố gắng "lấy lòng" IS song vẫn chưa được đáp lại."
IS đang có ý định tiếp cận và thiết lập sự hiện diện của chúng ở khắp nơi, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. ( SPUTNIK NEWS)
Ông Rood nhấn mạnh trường hợp nhóm vũ trang Abu Sayyaf ở Philippines chỉ là một nhóm tội phạm tuy nhiên lại trung thành với lý tưởng của IS và muốn "bắt tay" với nhóm này. Nói về cách chính phủ ngăn chặn việc IS mở rộng toàn cầu, ông Rood cho rằng, "Các chính phủ sẽ cần cộng đồng của họ chung sức chống lại các phần tử cực đoannếu muốn quản lý xung đột. Các cuộc tấn công nhỏ lẻ vẫn có thể xảy ra, nhưng nhìn chung có thể ngăn chặn nếu chính phủ được nhân dânủng hộ." Hiện trong khu vực Đông Nam Á,Philippines đang có nguy cơ trở thành nơi trú ẩn cho các nhóm phần từ cực đoan. Chính phủ cần đặc biệt chú ý đến an ninh biên giới. "Chúng ta cần thắt chặt an ninh biên giới và cần một sự chia sẻ thông tin tình báo tốt hơn tại Đông Nam Á," ông Rood kết luận.
Theo_PLO
Thổ Nhĩ Kỳ: Nổ bom liên hoàn tại trụ sở cảnh sát, hàng chục người thương vong Một vụ đánh bom xe tại trụ sở chính của cảnh sát tỉnh Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ, làm hàng chục người thương vong bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Hiện trường đổ nát của trụ sở cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ nổ bom liên hoàn ngày 14/1 - Ảnh: Twitter. Theo RT, hình ảnh hiện trường cho thấy một...